Văn bản Cuộc gặp gỡ tình cờ được trích từ truyện Đêm mười ba, in trong Một mùa thơ dại, An Nhiên dịch, NXB Hội Nhà văn, 2013).
Wikihoc.com cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây.
Cuộc gặp gỡ tình cờ
Lược thuật: Ô-sê-ki (Oseki) được gả vào một gia đình danh giá. Không hạnh phúc với người chồng 1-sa-mu Ha-ra-đa (Isamu Harada), tối mười ba âm lịch, nàng bỏ về nhà cha mẹ xin li hôn nhưng không được sự đồng ý vì công việc của người em trai I-nô-su-ke (Inosuke) đang phụ thuộc vào gia đình nhà chồng nàng, đồng thời cha mẹ nàng cũng mong muốn nàng có một cuộc sống ổn thoả bén chồng để không bị hàng xóm dị nghị. Văn bản dưới đây kể lại đoạn sau khi từ biệt cha mẹ quay về nhà, nàng đã có một cuộc gặp gỡ tình cờ, giúp nàng thấu hiểu cuộc sống của mình và những người chung quanh.
Trong cơn mưa nước mắt, cả ánh trăng không một chút gọn cũng thật buồn. Và cọng cỏ dại I-nô-su-kê hái ở bờ đê sau nhà cắm trong bình cũng thật ủ rũ như đang san sẻ nỗi buồn của gia đình.
Nhà cha mẹ nàng ở cuối phố Sin-da-ka (Shinzaka) khu U-ê-nô (Ueno), tiếp nối đến đường Su-ru-ga-đai (Surugadai) bằng một con đường rừng hẹp. Nhưng đêm nay nhờ ánh trăng chiếu sáng mà con đường sáng tỏ như ban ngày. Nhà Sai-tô (Saitou) làm gì có của đến mức có thể thuê xe kéo riêng. Từ cửa sổ, họ gọi một chiếc xe vừa chạy ngang qua.
– Thôi mau về đi. Bỏ nhà đi khi không có chồng ở nhà như vậy là con dã khó bề ăn nói rồi. Bây giờ tuy trễ nhưng đón được xe thì cũng nhanh hơn phần nào. Cha mẹ sẽ đến thăm con sau. Trước mắt cứ đi về đi đã.
Cha mẹ nắm tay nàng dắt ra khỏi nhà với mong muốn mọi việc sớm ổn thoả.
Nàng coi như mình đã chết.
– Thưa cha thưa mẹ, chuyện đêm nay coi như kết thúc. Con sẽ quay về và tiếp tục là vợ Ha-ra-đa. Nói xấu chồng là việc không được phép làm của người vợ, cho nên con sẽ không nói gì nữa. Ô-sê-ki đã là dâu của một gia đình danh giá. Con sẽ cố gắng giúp em. Chỉ cần cha mẹ vui lòng thì thôi, con sẽ không nói gì nữa. Con sẽ không làm gì dại dột cả nên cha mẹ cũng dùng lo lắng. Con đã là người của I-sa-mu con sẽ làm theo ý anh ấy. Thưa cha mẹ con đi. Con gửi lời thăm I-nô-su-kê. Cha mẹ giữ gìn sức khoẻ. Lần tới con sẽ đến thăm cha mẹ với khuôn mặt tươi cười rạng rỡ.
Nàng chỉ còn cách nói vậy và đứng dậy ra đi. Mẹ nàng vội lấy túi vải dựng ít tiền không nhiều nhặn gì của bà, hỏi người phu xe:
– Đến Su-ru-ga-đai mất bao nhiêu tiền?
– Mẹ à, để con trả. Cảm ơn mẹ.
Nàng nghẹn ngào chào cha mẹ rồi đưa ống tay áo lên che mặt hàng giấu nước mắt rồi leo lên xe, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn. Trong nhà, cha nàng hắng giọng, nghe như tiếng khóc nấc.
Con đường đêm ấy tràn ngập ánh trăng, cùng gió thu và tiếng côn trùng không dứt. Cảm giác thật u buồn. Xe vừa vào phố U-ê-nô chưa được bao lâu, đột nhiên người phu hạ càng xe, nói:
– Xin lỗi, thật là khó nói nhưng cho phép tôi dùng ở đây. Tôi không lấy tiền đâu, mời cô xuống xe cho.
Sự việc xảy ra bất ngờ thế này khiến Ô-sê-ki ngỡ là cướp đêm.
– Ủa, anh này lạ, nói vậy là làm khó tôi rồi. Tôi đang vội, tôi sẽ trả thêm tiền cho anh. Chứ ở nơi vắng vẻ thế này làm sao tôi kiếm được người kéo xe khác. Anh làm vậy là làm khó người ta rồi. Đừng lùng khùng nữa, mau đi giùm tôi đi.
Ô-sê-ki vừa ra vẻ bình tĩnh nói vừa run. Nhưng người phu xe nói:
– Tôi không cần trả tiền. Đây là yêu cầu của tôi. Xin hãy xuống xe. Tôi không muốn kéo nữa.
– Vậy là anh không khoẻ à? Bị gì à? Nhưng đã chở tôi được đến dây rồi mà nói không muốn kéo nữa coi sao được.
Ô-sẽ-ki cố gắng lên giọng mắng người phu xe nhưng anh ta cầm đèn rồi dựa vào xe nói:
– Tôi xin lỗi. Nhưng thật sự tôi rất mệt.
– Anh đúng là bướng bỉnh. Vậy thôi tôi không nhờ anh kéo hết đường, mà chỉ cần anh kéo đến chỗ nào đó để tôi đón xe khác. Tôi sẽ trả tiền, chỉ cần anh chở đến đó. Ít gì cũng chở giùm tôi đến Hi-rô-di-ki (Hirojiki).
Ô-sê-ki thuyết phục người phu xe bằng giọng nhẹ nhàng. Thình lình người kéo xe quay lại, nét mặt hiền lành.
– Phải rồi, để người phụ nữ trẻ một mình nơi hiu quạnh thế này đúng là không phải. Tôi thật không phải. Xin mời cô lên xe, tôi sẽ kéo. Chắc là cô hoảng sợ lắm phải không?
Anh phu xe cầm đèn xoay lại, đẩy xe lên, trông không giống người xấu. Ô-sê-ki thở ra, lấy làm yên tâm nhìn mặt anh ta. Người phu xe tuổi chừng hai lăm, hai sáu, da ngăm đen, dáng người nhỏ thó, xương xương. Nàng có cảm giác gặp anh ta ở đâu đó rồi. A, khuôn mặt đang quay đi dưới ánh trăng đó là ai nhỉ, rất giống ai đó, và Ô-sê-ki gần như buột miệng kêu tên của người đó.
– Có phải anh là..?
Người phu xe quay lại, hai tay vẫn nắm càng xe, ngạc nhiên:
– Hả?
– Aa, đúng là anh rồi. Chẳng lẽ anh quên em rồi sao?
Nói rồi Ô-sê-ki gần như tuột xuống xe, nhìn chằm chằm vào mặt anh ta. Người phu xe thở hắt, cúi dẫu ra vẻ xấu hổ.
– Cô là Ô-sê-ki nhà Sai-tô? Thật xấu hổ khi để cô nhìn thấy tôi thế này. Tôi không có mắt sau lưng nên không nhìn ra cô. Nhưng lẽ ra tôi phải nhận ra cô qua giọng nói chứ nhỉ. Đúng là tôi thành một thằng đàn ông ngu muội mất rồi.
Ô-sê-ki nhìn người phu xe từ đầu đến chân:
– Không, không, cả em nếu gặp anh lúc đi trên đường chắc cũng không nhận ra. Mới đây thôi em cũng đâu nghĩ anh là người quen lâu ngày không gặp, cứ nghĩ đơn thuần là người kéo xe xa lạ. Hãy tha lỗi cho em khi không nhận ra anh. Anh làm công việc này từ lúc nào? Anh không làm việc quá sức đó chứ? Em nghe nói cô anh đã đóng của hiệu thuốc lá ở Ô-ga-qua-ma-chi (Ogawamachi) và về quê nhưng em đi lấy chồng, cũng lu bu nhiều việc này nọ nên không có thời gian hỏi thăm hay thư từ gì. Anh bây giờ ở đâu? Vợ anh khoẻ chứ? Anh có con rồi chứ? Bây giờ cứ mỗi con tân đi thăm mấy nhà máy thuốc lá, có cửa hiệu tên Nô-tô-da (Notoya) ở như hiệu thuốc lá lúc xưa nên lúc nào em cũng tự nhiên dùng chân và nghĩ, ôi, lúc nhỏ, anh Rô-ku (Roku) nhà Ku-sa-ka (Kousaka) sống ở đó, chúng mình thường hay ghé lại sau giờ học hoặc lúc đến trường, quấn lá, nghịch chơi. Em luôn tự hỏi không biết giờ này anh đang ở đâu, làm gì? Người hiền lành như anh không biết sẽ ra sao trước cuộc sống khắc nghiệt. Mỗi lần về nhà cha mẹ, em cũng hay hỏi thăm nhưng xa.
Sa-ru-ga-ku-chu (Sarugakuchou) cũng đã năm năm, ngay từ đầu cũng không rõ tin nên suốt bấy lâu, em chẳng biết tin gì về anh. Hôm nay được gặp anh sao mà mừng quá không biết.
Ô-sê-ki quên hết thân phận mình, trò chuyện cùng người phu xe. Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê (Rokunosuke) lấy khăn lau mồ hôi đang nhỏ giọt, nói:
– Thật xấu hổ vì tôi lại ra nông nỗi này. Bây giờ nhà của không có, chỗ ngủ thì thuê đỡ tầng hai của nhà trọ Mu-ra-ta (Murata) rẻ tiền ở A-sa-ku-sa (Asakusa). Có hôm thì như hôm nay, kéo xe đến tận khuya. Có hôm chán kéo xe thì nằm lăn lóc cả ngày, phó mặc thời gian như làn khói mờ. Cô không thay đổi gì cả, trông thật đẹp.
Hôm nghe tin cô đi lấy chồng, tôi đã tự hỏi như trong mơ không biết có còn được gặp mặt cô không, không biết đến lúc chết có được nói chuyện với cô nữa không? Lâu nay tôi đã chẳng thiết sống, coi rẻ sinh mạng mình nhưng đúng là số phận, nếu không sống tôi đã không được gặp cô và nói chuyện thế này. Ôi, cô còn nhớ tôi là Rô-ku-nô-su-kê nhà Ku-sa-ka, quả thật hạnh phúc. Cám ơn cô.
Ô-sê-ki gần như muốn khóc trước những lời nói đó.
– Xin anh hãy nghĩ rằng anh không lẻ loi chịu đựng những đau khổ một mình. Hãy nhớ rằng có em đang ở đâu đó trên cõi đời này. Mà… vợ anh thế nào?
Ô-sê-ki hỏi, Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê có vẻ như khó nói, ấp úng trả lời:
– Chắc là cô biết cô ấy. Cô ấy là con gái nhà Su-gi-ta (Sugita) ở góc phố đối diện khu phố chúng ta. Mọi người khen cô ấy có làn da đẹp và cốt cách. Còn tôi thì bắt đầu sai lầm của đời mình khi nghe lời thúc giục của bà con họ hàng đi lấy vợ. Mẹ tôi đã giương kính soi tìm đối tượng cho tôi. Sau đó là thúc giục mau lấy đi, nhất định là cô này nên tôi cứ để mặc, muốn sao thì muốn. Lúc tôi lấy vợ cũng là lúc nghe tin cô có thai. Năm đầu tiên, chúng tôi cũng có tin vui và được mọi người chúc tụng cùng những món đồ chơi như chó gỗ, chong chóng. Nhưng tôi vẫn trong tình trạng lông bông. Người đời cứ nghĩ khi đàn ông có vợ đẹp, con thơ rồi thì sẽ chí thú làm ăn. Nhưng với tôi, dù là Kô-ma-chi (Komachi) hay Tây Thi, công chúa Sô-tô-ri (Sotoori) có nhảy múa trước mặt thì tôi cũng không từ bỏ thói quen của mình. Làm gì có chuyện chỉ vì mùi sữa, mùi con nít mà làm thức tỉnh một người đàn ông chứ?
Tôi đã chơi bời, uống rượu say, bỏ mặc vợ con, gia đình. Đỉnh điểm là ba năm trước, tôi không có lấy đôi đũa của riêng mình. Mẹ tôi đến nhà chị gái tôi đã lấy chồng ở quê. Vợ tôi bế con nhỏ về nhà cha mẹ đẻ, bặt vô âm tín”. Thật tình chẳng ra làm sao khi bắt cô phải nghe chuyện chẳng hay ho gì.
Rô-ku-nô-su-kê cười buồn.
– Vì không biết là cô nên tôi đã thất lễ như vậy. Thôi, cô lên xe đi, tôi chở đi cho. Hẳn là cô bất ngờ lắm phải không? Tôi chẳng phải phu xe đúng nghĩa. Tôi chẳng thấy hay ho, vui sướng gì khi phải nắm càng xe, nai lưng ra như trâu ngựa. Hay cô nghĩ tôi vui sướng khi nhận được mấy đồng bạc cắc. Hay rượu có thể làm tôi quên sầu? Cứ nghĩ đến là tôi chán hết thảy mọi thứ. Chở khách rồi, quay xe ra đó, tôi thấy mệt mỏi. Tôi đúng là ích kỉ và khó ưa đúng không? Mà thôi, lên xe đi.
Ô-sê-ki trả lời:
– Gì chứ? Không biết thì chịu chứ đã biết là anh Rô-ku lúc xưa thì sao em lên anh kéo cho được. Nhưng đêm khuya đường vắng thế này, đi một mình cũng buồn, anh đi cùng em đến Hi-rô-ko-di (Hirokogi) thôi cũng được. Vừa đi vừa nói chuyện.
Ô-sê-ki vén vạt áo lên cao. Tiếng guốc vang buồn buồn trên con đường ngập ánh trăng man mác.
Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê là người bạn thuở ấu thơ mà Ô-sê-ki không thể nào quên. Nhà Ku-sa-ka ở phố Ô-ga-qua (Ogawa) có hiệu thuốc lá nhỏ xinh, gọn gàng. Cậu con trai Rô-ku-nô-su-kê lúc đó ăn mặc chỉn chu, lịch sự, đáng mến, không như bây giờ đen đúa với vẻ ngoài mệt mỏi, thất chí. Lúc đó cậu ta giỏi giang, tháo vát đến nỗi nhiều người khen của hiệu thuốc lá đông khách hơn lúc người cha còn sống.
Vậy mà chẳng hiểu sao giờ đây lại thay đổi thế này. Kể từ ngày biết tin Ô-sê-ki đi lấy chồng, Rô-ku-nô-su-kê thất chí bắt đầu ăn chơi, chẳng mấy chốc tụt dốc thê thảm. Con trai nhà Ku-sa-ka như biến thành người khác, không biết có bị ma ám hay không mà đến mức này. Ngày đó Ô-sê-ki đã nghe những lời bàn tán không hay nhưng phải đến hôm nay nhìn tận mắt mới thấy đúng như lời đồn.
“Chưa bao giờ mình có thể nghĩ anh ấy có thể ngủ qua đêm trong một căn phòng trọ rẻ tiền. Anh ấy có tình cảm với mình, suốt thời gian mình khoảng mười hai đến mười bảy, ngày nào hai đứa cũng gặp nhau từ sáng đến tối. Dần dần có lúc mình đã tưởng tượng sẽ làm vợ anh, ngồi phía sau quầy hàng thuốc lá, vừa đọc báo vừa chờ khách. Vậy mà mình lại lấy một người hoàn toàn không nghĩ đến làm chồng. Cả cha mẹ đều thúc giục, phận làm con sao mình phản đối được. Đúng là mình đã từng mơ được làm vợ anh Rô-ku nhà thuốc lá nhưng đó chỉ là giấc mơ ngọt ngào thuở ấu thọ. Vả lại anh ấy cũng chẳng nói gì thì làm sao mình lên tiếng. Một giấc mơ có thật nhưng không lãng mạn, bồng bềnh. Ô-sê-ki này đã phải dứt khoát, không dứt khoát không được. Quyết định từ bỏ giấc mơ, về làm dâu nhà Ha-ra-đa nhưng thời gian đầu mình luôn rơi nước mắt vì không thể nào quên Rô-ku. Rô-ku luôn nghĩ về mình, có lẽ mình đã khiến anh ra nông nỗi này. Vậy mà nay minh vấn cao đầu, ăn bận ra vẻ một phu nhân quý phái thế này thật không hay tí nào”.
Nàng quay sang nhìn Rô-ku-nô-su-kê như muốn nói nàng không hạnh phúc như những gì anh thấy đâu. Nhưng Rô-ku-nô-su-kê đang thẫn thờ, không ra vẻ gì vui sướng khi lâu ngày được gặp lại Ô-sê-ki thế này.
Họ ra đến đường Hi-rô-kô-di, Ô-sê-ki có thể đón được xe khác. Ô-sê-ki nhẹ nhàng lấy ít tiền gói lại thật khéo bằng một mảnh giấy hình hoa cúc.
– Anh Rô-ku, như thế này thật thất lễ với anh nhưng anh hãy cầm lấy mua khăn giấy hay thứ gì đó. Lâu ngày gặp lại nhau thế này, em có nhiều chuyện muốn nói với anh nhưng không thể nói hết, mong anh hiểu cho. Em chào anh ở đây. Anh giữ gìn sức khoẻ. Mong anh sớm làm cho mẹ anh yên tâm. Em sẽ luôn cầu nguyện cho anh. Mong anh mau trở lại như anh Rô-ku ngày xưa và lại chăm sóc của hiệu như ngày nào. Tạm biệt anh.
Ô-sê-ki chào như vậy thì Rô-ku-nô-su-kê cầm mảnh giấy:
– Lẽ ra tôi không nên nhận nhưng đây là của cô cho tôi, tôi xin phép nhận lấy nó.
Tôi rất tiếc khi phải nói lời chia tay ở đây nhưng cứ xem như một giấc mơ. Thôi, cô đi đi. Tôi cũng đi đây. Đường khuya vẫn còn buồn tẻ lắm, đúng không?
Nói rồi anh cúi đầu kéo xe quay lưng về phía Ô-sê-ki.
Một người đi về hướng động, một người đi về hướng tây. Rặng liễu bên đường rũ bóng dưới ánh trăng. Tiếng guốc Ô-sê-ki vang lên trên con đường ngập ánh trăng buồn. Một người sống ở tầng hai nhà trọ Mu-ta-ra và một người làm vợ nhà quan Ha-ra-đa; cả hai đều nghĩ về nhau và biết rằng họ được chia sẻ nỗi buồn trong đời.
I. Đôi nét về tác giả Hi-gu-chi I-chi-y-ô
– Hi-gu-chi I-chi-y-ô (1872 – 1896) là một nhà văn Nhật Bản.
– Bà có sự nghiệp văn học ấn tượng: 20 truyện ngắn, 4000 bài thơ, một số tiểu luận và một bộ nhật kí.
II. Giới thiệu về văn bản Cuộc gặp gỡ tình cờ
1. Xuất xứ
Văn bản Cuộc gặp gỡ tình cờ được trích từ truyện Đêm mười ba, in trong Một mùa thơ dại, An Nhiên dịch, NXB Hội Nhà văn, 2013)
2. Tóm tắt
Ô-sê-ki được gả vào trong một gia đình danh giá. Không hạnh phúc với người chồng I-sa-mu Ha-ra-đa, tối mười ba âm lịch, nàng bỏ về nhà cha mẹ để xin được li hôn. Nhưng cha mẹ của nàng không đồng ý vì công việc của người em trai I-nô-su-kê phụ thuộc vào gia đình chồng nàng. Đồng thời, họ mong muốn nàng có một cuộc sống ổn thoại bên chồng để không bị hàng xóm dị nghị. Trên đường trở về, nàng gặp lại Rô-ku – người bạn sống từ nhỏ cạnh nhà. Cả hai hỏi thăm và kể về cuộc sống của nhau. Cuộc sống của họ có sự khác biệt. Rô-ku có một gia đình không hạnh phúc, phải làm công việc phu xe nặng nhọc để kiếm sống. Sau đó, họ tạm biệt nhau, mỗi người đi một hướng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn bản Cuộc gặp gỡ tình cờ Trích Đêm mười ba của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.