Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10 Cánh diều (Có đáp án) Bài tiết và cân bằng nội môi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Bài tiết và cân bằng nội môi với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài tiết và cân bằng nội môi có đáp án giải chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn học sinh lớp 11 làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy dưới đây là câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.

I. Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 10

Câu 1: Cân bằng nội môi là:

A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.
B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.
C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.

Câu 2: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. Bộ phận thực hiện ->Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Diêu, Bình Định Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2018

Câu 3: Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau:

A. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.
B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.
C. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng
D. Bộ phận đáp ứng → Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Thụ quan.

Câu 4: Liên hệ ngược là:

A. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 5: Môi trường trong cơ thể tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích và truyền đến bộ phận điều khiển được gọi là:

A. Liên hệ ngược.
B. Vòng tuần hoàn.
C. Hệ nội tiết.
D. Môi trường nội môi

Câu 6: Bộ phận tiếp nhận kich thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D. Cơ quan sinh sản.

Tham khảo thêm:   Giấy ủy quyền tham dự đại hội đồng cổ đông Dành cho tổ chức

Câu 7: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm là :

A. bộ phận tiếp nhận kích thích
B. bộ phận điều khiển
C. hệ thần kinh trung ương hoặc các tuyến nội tiết
D. các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống cơ xương.

Câu 8: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ốn định.
B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
D. Làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.

Câu 9: Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển là chức năng của:

A. Bộ phận tiếp nhận.
B. Bộ phận điều khiển.
C. Bộ phận thực hiện
D. Cả A và B.

Câu 10: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D. Cơ quan sinh sản.

Câu 11: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết là

A. bộ phận tiếp nhận kích thích
B. bộ phận điều khiển
C. bộ phận thực hiện
D. Cả A, B và C.

Câu 12: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.
D. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 1: Từ vựng Từ vựng This is my doll - Chân trời sáng tạo

Câu 13: Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn là chức năng của:

A. Bộ phận tiếp nhận.
B. Bộ phận điều khiển.
C. Bộ phận thực hiện
D. Cả A và B.

Câu 14: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
B. Trung ương thần kinh.
C. Tuyến nội tiết.
D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

Câu 15: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống xương là :

A. bộ phận tiếp nhận kích thích
B. bộ phận điều khiển
C. bộ phận thực hiện
D. Cả A, B và C.

Câu 16: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.

……….

II. Đáp án trắc nghiệm Sinh 11 Bài 10

1C 2A 3A 4C 5A
6C 7A 8B 9A 10A
11B 12A 13B 14D 15C
16B 17C 18A 19B 20B

………….

Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Sinh 11 Bài 10 Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10 Cánh diều (Có đáp án) Bài tiết và cân bằng nội môi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *