Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 9 Bài 13: Mở đầu về đường tròn Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 83, 84, 85, 86 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán 9 Bài 13: Mở đầu về đường tròn là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 9 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 83, 84, 85, 86.

Giải bài tập Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 83 → 86 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 13 Chương V: Đường tròn. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 9 Kết nối tri thức Tập 1 trang 86

Bài 5.1

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm M (0; 2), N (0; −3) và P(2; −1). Vẽ hình và cho biết trong các điểm đã cho, điểm nào nằm trên, điểm nào nằm trong, điểm nào nằm ngoài đường tròn O;  5  ? Vì sao?

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Thầm thương trộm nhớ

Lời giải:

Mở đầu về đường tròn

Từ hình vẽ ta thấy điểm P nằm trên đường tròn, điểm M nằm trên đường tròn, điểm N nằm ngoài đường tròn.

Bài 5.2

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm, AC = 4 cm. Chứng minh rằng các điểm A, B, C thuộc cùng một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó.

Lời giải:

Mở đầu về đường tròn

Gọi O là trung điểm của BC.

Ta có AO là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên OA=OB=OC=frac{1}{2}BC.

Suy ra A, B, C cùng thuộc đường tròn bán kính OA.

Tâm O là trung điểm của BC nên BC là đường kính.

Do đó, các điểm A, B, C thuộc cùng một đường tròn.

Xét tam giác ABC vuông tại A, áp dụng định lí Pythagore, ta có:

BC 2 = AB 2 + AC 2 = 3 2 + 4 2 = 25.

Suy ra BC = 5 cm.

Khi đó OA=frac{1}{2}BC=frac{5}{2}=2,5  (cm).

Vậy các điểm A, B, C thuộc cùng một đường tròn và có bán kính là 2,5 cm.

Bài 5.3

Cho đường tròn (O), đường thẳng d đi qua O và điểm A thuộc (O) nhưng không thuộc d. Gọi B là điểm đối xứng với A qua d, C và D lần lượt là điểm đối xứng với A và B qua O.

a) Ba điểm B, C và D có thuộc (O) hay không? Vì sao?

b) Chứng minh tứ giác ABCD là hình chữ nhật.

c) Chứng minh rằng C và D đối xứng với nhau qua d.

Lời giải:

Mở đầu về đường tròn

a) Ta có d là là đường thẳng đi qua tâm O nên d là trục đối xứng của đường tròn.

Vì A thuộc (O) và B là điểm đối xứng của A qua d nên B cũng thuộc (O).

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác (3 mẫu) Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Vì C, D lần lượt là điểm đối xứng của A, B qua O nên C, D cũng thuộc (O).

b) C đối xứng với A qua O nên O là trung điểm của AC.

D đối xứng với B qua O nên O là trung điểm của BD.

Tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.

Mà BD = CD (bằng 2 lần bán kính (O)).

Do đó, tứ giác ABCD là hình chữ nhật.

c) Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB // CD, mà AB ⊥ d nên d ⊥ CD.

Xét tam giác OCD có OC = OD nên tam giác OCD cân tại O.

Mà đường thẳng d là đường cao của tam giác OCD nên d cũng là trung trực của CD. Hay C và D đối xứng nhau qua đường thẳng d.

Bài 5.4

Cho hình vuông ABCD có E là giao điểm của hai đường chéo.

a) Chứng minh rằng chỉ có một đường tròn đi qua bốn điểm A, B, C và D. Xác định tâm đối xứng và chỉ ra hai trục đối xứng của đường tròn đó.

b) Tính bán kính của đường tròn ở câu a, biết rằng hình vuông có cạnh bằng 3 cm.

Lời giải:

Mở đầu về đường tròn

a) Do ABCD là hình vuông nên AC = BD và E là trung điểm của AC và BD.

Suy ra: EA = EB = EC = ED.

Do đó các điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn hay chỉ có một đường tròn duy nhất đi qua bốn điểm này.

Đường tròn (E) có tâm E là tâm đối xứng và có hai trục đối xứng là AC và BD.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Bad Business và cách nhập

b) Hình vuông có cạnh bằng 3 cm nên AB = BC = CD = DA = 3 cm.

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại B, ta có:

AC2 = AB2 + BC2 = 32 + 32 = 18.

Suy ra AC=3sqrt{2}  cm .

Khi đó EA=frac{AC}{2}=frac{3sqrt{2} }{2}  (cm).

Vậy bán kính của đường tròn ở câu a là EA=frac{3sqrt{2} }{2}  cm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 9 Bài 13: Mở đầu về đường tròn Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 83, 84, 85, 86 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *