Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn về điểm tương đồng của thơ Đường luật và thơ hai-cư Những bài văn hay lớp 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy? Đây là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1.

Viết đoạn văn về điểm tương đồng của thơ Đường luật và thơ hai-cư mang đến 2 đoạn văn mẫu siêu hay, ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ. Qua đó giúp các bạn lớp 10 nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi phần kết nối đọc viết trang 49 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Điểm tương đồng làm nên sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư – Mẫu 1

Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Tiêu biểu nhất đó là ở sự kiệm lời. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể loại trữ tình, lời ít ý nhiều. Nhà thơ chú ý tạo nên những khoảng trống giữa bề mặt ngôn ngữ và những lớp nghĩa ẩn sâu bên trong. Nhiệm vụ của bạn đọc là kết nối những mảnh ghép ngôn từ, khám phá những tư tưởng triết lý của nhà thơ thông qua những sáng tạo nghệ thuật. Nếu thơ hai-cư thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng mà đậm tính tượng trưng thì thơ Đường luật thường sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng. Cả hai thể loại đều nhằm đến mục đích tả ít, gợi nhiều, tả gián tiếp hơn là trực tiếp, nhờ đó mở ra không gian cho người đọc cảm nhận bài thơ.

Tham khảo thêm:   Hệ phương trình đối xứng loại 2 Cách giải hệ phương trình đối xứng loại 2

Điểm tương đồng làm nên sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư – Mẫu 2

Thơ hai – cư là thể thơ ngắn nhất thế giới và cũng là thể thơ truyền thống có vị trí quan trong trong văn chương Nhật Bản. Thơ Đường luật là thể thơ xuất phát từ Trung Quốc, thường có hai thể tiêu biểu là thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể thơ ngắn gọn và thường viết về những cảm xúc của con người trước hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai – cư với những dòng thơ ngắn gọn chỉ từ ba đến bảy chữ tả cảnh thiên nhiên trong sáng, nhẹ nhàng và từ cảnh thiên nhiên gợi lên những rung động, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Còn thơ Đường luật cũng là thể thơ ngắn gọn với mỗi câu chỉ bảy chữ như bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ tả cảnh mà chan chứa nỗi niềm tâm sự. Từ cảnh thiên nhiên núi non, bầu trời mùa thu cùng với cảnh sinh hoạt làng quê chuẩn bị đón đông đến, người đọc cũng cảm nhận được nỗi niềm tâm sự, nỗi mong nhớ được về thăm quê của tác giả. Hai thể thơ tuy đến từ hai đất nước khác nhau những điểm tương đồng của chúng đều là tả cảnh thiên nhiên để gợi nên nỗi niềm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn về điểm tương đồng của thơ Đường luật và thơ hai-cư Những bài văn hay lớp 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích Đất nước Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *