Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 8 Luyện tập chung trang 17 Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 17, 18 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 8 Luyện tập chung bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 8 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 17, 18.

Lời giải Toán 8 KNTT trang 17, 18 trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 8, từ đó học tốt môn Toán lớp 8 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện tập chung Chương I: Đa thức. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 8 Kết nối tri thức Tập 1 trang 17, 18

Bài 1.18

Cho các biểu thức:

frac{4}{5}x;(sqrt{2}-1)xy;-3xy^{2};frac{1}{2}x^{2}y;frac{1}{x}y^{3};-xy+sqrt{2};-frac{3}{2}x^{2}y;frac{sqrt{x}}{5}

a) Trong các biểu thức đã cho, biểu thức nào là đơn thức? Biểu thức nào không là đơn thức?

b) Hãy chỉ ra hệ số và phần biến của mỗi đơn thức đã cho.

c) Viết tổng tất cả các đơn thức trên để được một đa thức. Xác định bậc của đa thức đó.

Hướng dẫn giải:

Tham khảo thêm:   Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT Biểu mẫu liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam

a) Dựa vào định nghĩa Đơn thức: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của một số và một biến.

b) Trong đơn thức thu gọn, ta xác định:

– Hệ số: phần số.

– Phần biến: phần còn lại (tích các biến trong đơn thức).

– Bậc: Tổng số mũ của các biến trong đơn thức.

c) Đa thức là tổng của các đơn thức

– Bậc của đa thức là bậc của đơn thức thu gọn có bậc cao nhất.

Bài giải:

a) Đơn thức: frac{4}{5}x;(sqrt{2}-1)xy;-3xy^{2};frac{1}{2}x^{2}y;-frac{3}{2}x^{2}y

Không phải đơn thức: -xy+sqrt{2};frac{1}{x}y^{3};frac{sqrt{x}}{5}

b) frac{4}{5}x có hệ số là frac{4}{5}, biến là x;

(sqrt{2}-1)xy có hệ số là sqrt{2}-1, biến là xy

-3xy^{2} có hệ số là -3, biến là xy^{2}

frac{1}{2}x^{2}y có hệ số là frac{1}{2}, biến là x^{2}y

-frac{3}{2}x^{2}y có hệ số là -frac{3}{2}, biến là x^{2}y

c) frac{4}{5}x+(sqrt{2}-1)xy-3xy^{2}+frac{1}{2}x^{2}y-frac{3}{2}x^{2}y

=frac{4}{5}x+(sqrt{2}-1)xy-3xy^{2}-x^{2}y

có bậc là 3

Bài 1.19

Trong một khách sạn có hai bể bơi dạng hình hộp chữ nhật. Bể thứ nhất có chiều sâu là 1,2 m, đáy hình hộp chữ nhật có chiều dài x mét, chiều rộng y mét. Bể thứ hai có chiều sâu là 1,5 m, hai kích thước đáy gấp 5 lần hai kích thước đáy của bể thứ nhất.

a) Hãy tìm đơn thức (hai biến x và y) biểu thị số mét khối nước cần có để bơm đầy cả hai bể bơi.

b) Tính lượng nước bơm đầy hai bể nếu x = 4m, y = 3m

Hướng dẫn giải:

a) Số mét khối nước cần có để bơm đầy bể là thể tích của bể bơi dạng hình hộp chữ nhật.

Tham khảo thêm:   Mẫu Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát đảng và phương hướng nhiệm vụ năm mới

Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật: V = Chiều dài x chiều rộng x chiều cao

b) Viết biểu thức biểu thị lượng nước bơm đầy hai bể, sau đó thay giá trị của x và y vào biểu thức

Bài giải:

a) Số mét khối nước cần có để bơm đầy bể bơi thứ nhất: 1,2xy (m3)

Số mét khối nước cần có để bơm đầy bể bơi thứ hai: 1,5 times 5xtimes 5y=37,5xy (m^{3})

Số mét khối nước cần có để bơm đầy cả hai bể bơi: 1,2xy + 37,5xy = 38,7xy (m3)

b) Lượng nước bơm đầy hai bể nếu x = 4m, y = 3m là: 38,7 times 4 times 3=464,4 (m3)

Bài 1.20

Tìm bậc của mỗi đa thức sau rồi tính giá trị của chúng tại x = 1; y = -2

P=5x^{4}-3x^{3}y+2xy^{3}-x^{3}y+2y^{4}-7x^{2}y^{2}-2xy^{3}

Q=x^{3}+x^{2}y+xy^{2}-x^{2}y-xy^{2}-x^{3}

Hướng dẫn giải:

– Bước 1: Thu gọn các đa thức

– Bước 2: Xác định bậc của đa thức

– Bước 3: Tính giá trị của các đa thức tại x = 1 và y= – 2

Bài giải:

Ta có P = 5x^{4} – 3x^{3}y + 2xy^{3} – x^{3}y + 2y^{4} – 7x^{2}y^{2} – 2xy^{3}

= 5x^{4} – (3x^{3}y + x^{3}y) + (2xy^{3} – 2xy^{3}) + 2y^{4} – 7x^{2}y^{2}

= 5x^{4} – 4x^{3}y + 2y^{4} – 7x^{2}y^{2}

Đa thức P có bậc là 4.

Thay x = 1; y = −2 vào biểu thức P, ta được:

P = 5 times  1^{4} – 4 times 1^{3} times  (−2) + 2times (−2)^{4} – 7 times 1^{2} times  (−2)^{2}

= 5 – 4 times  (−2) + 2 times  16 – 7 times  4

= 5 + 8 + 32 – 28 = 13 + 4 = 17.

Q=x^{3}+x^{2}y+xy^{2}-x^{2}y-xy^{2}-x^{3}=0 Không có bậc xác định

Bài 1.21

Cho hai đa thức:

A=7xyz^{2}-5xy^{2}z+3x^{2}yz-xyz+1;B=7x^{2}yz-5xy^{2}z+3xyz^{2}-2

a) Tìm đa thức C sao cho A – C = B

b) Tìm đa thức D sao cho A + D = B

c) Tìm đa thức E sao cho E – A = B

Hướng dẫn giải:

– Áp dụng quy tắc chuyển vế đổi dấu:

a) Đa thức C = A – B

b) Đa thức D = B – A

c) Đa thức E = A + B

– Thu gọn đa thức

Bài giải:

a) A – C = B

Rightarrow C = A - B=(7xyz^{2}-5xy^{2}z+3x^{2}yz-xyz+1)-(7x^{2}yz-5xy^{2}z+3xyz^{2}-2)

Rightarrow C=7xyz^{2}-5xy^{2}z+3x^{2}yz-xyz+1-7x^{2}yz+5xy^{2}z-3xyz^{2}+2

Rightarrow C=4xyz^{2}-4x^{2}yz-xyz+3

b) A + D = B

Rightarrow D = B - A=(7x^{2}yz-5xy^{2}z+3xyz^{2}-2)-(7xyz^{2}-5xy^{2}z+3x^{2}yz-xyz+1)

Rightarrow D=7x^{2}yz-5xy^{2}z+3xyz^{2}-2-7xyz^{2}+5xy^{2}z-3x^{2}yz+xyz-1

Rightarrow D=4x^{2}yz-4xyz^{2}+xyz-3

C) E – A = B

Rightarrow E = A + B=(7xyz^{2}-5xy^{2}z+3x^{2}yz-xyz+1)+(7x^{2}yz-5xy^{2}z+3xyz^{2}-2)

Rightarrow E=7xyz^{2}-5xy^{2}z+3x^{2}yz-xyz+1+7x^{2}yz-5xy^{2}z+3xyz^{2}-2

Rightarrow E=10xyz^{2}-10xy^{2}z+10x^{2}yz-xyz-1

Bài 1.22

Từ một nửa miếng bìa, người ta cắt ra hai hình tròn có bán kính x cm và y xm. Tìm biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của miếng bìa, nếu miếng bìa có hình dạng gồm hai hình vuông ghéo lại và có kích thước (cm) như hình 1.2. Biểu thức đó có phải là một đa thức không? Nếu phải thì đó là đa thức bậc mấy?

Tham khảo thêm:   Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 52 năm 2023 (20 mẫu) Viết thư nói về sức mạnh siêu phàm giúp em hoàn thành sứ mệnh

Bài 1.22

Bài giải:

Diện tích của miếng bìa là: 2xtimes 2x+2,5ytimes 2,5y=4x^{2}+6,25y^{2}(cm^{2})

Diện tích hai hình tròn là: xtimes xtimes 3,14+ytimes ytimes 3,14=3,14x^{2}+3,14y^{2}(cm^{2})

Dện tích phần còn lại là: 4x^{2}+6,25y^{2}-3,14x^{2}-3,14y^{2}=0,86x^{2}+3,11y^{2}(cm^{2})

Biểu thức 0,86x^{2}+3,11y^{2} là đa thức bậc 2

Bài 1.23

Cho ba đa thức:

M=3x^{3}-4x^{2}y+3x-y;N=5xy-3x+2;P=3x^{3}+2x^{2}y+7x-1

Tính M + N – P và M – N – P

Bài giải:

M+N-P=(3x^{3}-4x^{2}y+3x-y)+(5xy-3x+2)-(3x^{3}+2x^{2}y+7x-1)

=3x^{3}-4x^{2}y+3x-y+5xy-3x+2-3x^{3}-2x^{2}y-7x+1

=-6x^{2}y-y+5xy-7x+3

M-N-P=(3x^{3}-4x^{2}y+3x-y)-(5xy-3x+2)-(3x^{3}+2x^{2}y+7x-1)

=3x^{3}-4x^{2}y+3x-y-5xy+3x-2-3x^{3}-2x^{2}y-7x+1

=-6x^{2}y-x-y-5xy-1

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 8 Luyện tập chung trang 17 Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 17, 18 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *