Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 8 Bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản Giải Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán 8 Bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36.

Giải bài tập Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 31 → 36 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 5 Chương VI: Một số yếu tố thống kê và xác suất. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 8 Cánh diều Tập 2 trang 36

Bài 1

Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S” trong mỗi trường hợp sau:

a) Tung một đồng xu 50 lần liên tiếp, có 27 lần xuất hiện mặt S;

Tham khảo thêm:   Các lớp (Class) nhân vật trong Call of Duty: Mobile

b) Tung một đồng xu 45 lần liên tiếp, có 24 lần xuất hiện mặt N.

Lời giải:

a) Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S” là: frac{27}{50}.

b) Khi tung đồng xu 45 lần liên tiếp, do mặt N xuất hiện 24 lần nên mặt S xuất hiện 21 lần. Do đó, xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S” là: frac{21}{50}.

Bài 2

Gieo một xúc xắc 30 lần liên tiếp, ghi lại mặt xuất hiện của xúc xắc sau mỗi lần gieo. Tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:

a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 3 chấm”.

b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 4 chấm”.

Lời giải:

a) Do xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 3 chấm” là frac{1}{6} nên khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 3 chấm” ngày càng gần với frac{1}{6}.

b) Do xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 4 chấm” là frac{1}{6} nên khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 4 chấm” ngày càng gần với frac{1}{6}.

Bài 3

Trong một trò chơi gieo xúc xắc, khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” ngày càng gần với số thực nào?

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 24 sách Kết nối tri thức tập 1

Lời giải:

Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” là 2, 4, 6. Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là frac{3}{6}=frac{1}{2}.

Vậy khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” ngày càng gần với frac{1}{2}.

Bài 4

Một hộp có 10 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số nguyên dương không vượt quá 10, hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.

Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ lấy ra và bỏ lại thẻ đó vào hộp.

a) Sau 30 lần rút thẻ liên tiếp, tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:

– “Thẻ rút ra ghi số 1”;

– “Thẻ rút ra ghi số 5”;

– “Thẻ rút ra ghi số 10”.

b) Nêu mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3” với xác suất thực nghiệm của biến cố đó khi số lần rút thẻ ngày càng lớn.

Lời giải:

a) – Do xác suất của biến cố “Thẻ rút ra ghi số 1” là frac{1}{10} nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 1 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ rút ra ghi số 1” ngày càng gần với frac{1}{10}.

Tham khảo thêm:   Nghị định 32/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Luật cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu

– Do xác suất của biến cố “Thẻ rút ra ghi số 5” là frac{1}{10} nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 5 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ rút ra ghi số 1” ngày càng gần với frac{1}{10}.

– Do xác suất của biến cố “Thẻ rút ra ghi số 10” là frac{1}{10} nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 10 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ rút ra ghi số 1” ngày càng gần với frac{1}{10}.

b) Các kết quả thuận lợi với biến cố “Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3” là 3; 6; 9. Có 3 kết quả thuận lợi với biến cố đó. Do đó, xác suất của biến cố “Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3” là frac{3}{10} nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 1 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3” ngày càng gần với frac{3}{10}.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 8 Bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản Giải Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *