Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Toán 8 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Toán 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Toán 8 Chân trời sáng tạo là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 8 của mình. Giáo án Toán 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.

Giáo án Toán 8 Chân trời sáng tạo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐA THỨC NHIỀU BIẾN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận biết được đơn thức, đa thức nhiều biến.
  • Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức.
  • Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Tư duy và lập luận toán học
  • Mô hình hóa toán học;
  • Giao tiếp toán học
  • Giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất

– Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.

– Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

– Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,…

2 – HS:

– SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

– Ôn tập lại kiến thức về đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với đa thức một biến.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

– Thông qua giải bài toán về tìm diện tích trong tình huống có tính thực tế, HS có cơ hội trải nghiệm và làm quen với biểu thức đại số nhiều biến. Qua đó, HS bước đầu nhận thấy sự cần thiết của khái niệm đa thức nhiều biển và tạo hứng thú học tập.

b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả. (HS thực hiện các phép tính bằng cách coi y như những số thực)

c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải):

+ “Hình bên là bản vẽ sơ lược nền của một ngôi nhà (các kích thước tính theo m). Có thể biểu thị diện tích của nền nhà bằng một biểu thức chứa biến x và y không? Nếu có, trong biểu thức đó chứa các phép tính nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết quả:

S = x.(x + x) + x.(y+2) = 2x2 + xy + 2x

Biểu thức chứa các phép toán cộng, trừ, nhân, luỹ thừa cơ số x.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận mạnh về việc không viết kí hiệu phép nhân trong biểu thức chứa chữ, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em gọi tên được các biểu thức với các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa như trên ”.

Bài 1: Đơn thức và đa thức nhiều biến.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đơn thức và đa thức

a) Mục tiêu:

– HS nhận biết các dấu hiệu đặc trưng để xác định, ghi nhớ khái niệm đơn thức và đa thức nhiều biến và các hạng tử của đa thức.

– HS biết viết biểu thức (đa thức nhiều biến) biểu thị, tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị các biến.

b) Nội dung:

– HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức và đa thức nhiều biến theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK.

c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức và đa thức nhiều biến để thực hành làm các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐKP1.

+ GV gợi ý HS để ý về các phép tính có trong mỗi biểu thức.

GV chữa bài, chốt đáp án.

– GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận về khái niệm đơn thức, đa thức trong hộp kiến thức (GV giới thiệu và đặt câu hỏi dẫn dắt: “Các biểu thức như ở nhóm A gọi là đơn thức; các biểu thức như ở nhóm A hoặc nhóm B gọi là đa thức. Các biểu thức như ở nhóm C không phải là đơn thức, cũng không phải là đa thức. Vậy tổng quát, đơn thức và đa thức là gì?”)

– GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.

– GV lưu ý HS phần Chú ý:

a) Mỗi đơn thức cũng được coi là một đa thức (chỉ chứa một hạng tử)

b)Số 0 được gọi là đơn thức không, cũng gọi là đa thức không.

– GV phân tích đề bài Ví dụ 1, vấn đáp, gợi mở giúp HS nhận biết đơn thức, đa thức và só hạng tử của chúng.

+ Em hãy nêu lại khái niệm đơn thức, đa thức

HS hoàn thành bài tập Ví dụ 1 vào vở cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi tranh luận và thống nhất đáp án.

GV gọi một vài HS trình bày kết quả.

Từ kết quả của bài tập Ví dụ 1, GV dẫn dắt, lưu ý cho HS phần Chú ý:

Chú ý: Các biểu thức , không phải là đơn thức cũng không phải là đa thức, y vì biểu thức đầu chứa phép toán lấy căn bậc hai số học của biến x, biểu thức sau chứa phép toán chia giữa hai biến x và y.

– GV yêu cầu HS tự hoàn thành Ví dụ 2, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo kết quả.

+ GV cho HS nhắc lại cách tích giá trị của đa thức khi biết các giá trị của biến.

– HS nhận biết, củng cố khái niệm đơn thức, đa thức và hạng tử của đa thức thông qua việc hoàn thành bài Thực hành 1 trong SGK.

– GV cho HS thảo luận nhóm phần Vận dụng 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

– HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

– GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức, đa thức.

1. Đơn thức và đa thức

Phân thức đại số là gì?

HĐKP1:

a) – Các biểu thức ở nhóm A chỉ chứa các phép tính nhân và luỹ thừa đối với biến.

– Các biểu thức ở nhóm B và nhóm C chứa các phép tính khác (cộng, trừ, chia, khai căn).

b) Các biểu thức ở nhóm A và nhóm B không chứa các phép tính nào khác ngoài các phép tính cộng, trừ, nhân và luỹ thừa (đối với biến).

Kết luận:

Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.

Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

Chú ý:

a) Mỗi đơn thức cũng được coi là một đa thức (chỉ chứa một hạng tử)

b)Số 0 được gọi là đơn thức không, cũng gọi là đa thức không.

Ví dụ 1: (SGK – tr7)

Chú ý: Các biểu thức , không phải là đơn thức cũng không phải là đa thức, y vì biểu thức đầu chứa phép toán lấy căn bậc hai số học của biến x, biểu thức sau chứa phép toán chia giữa hai biến x và y.

Ví dụ 2: (SGK – tr7)

Thực hành 1:

a) Các đơn thức là: ; ; 0;

b) Các đơn thức ở trên là những đa thức có một hạng tử.

Đa thức ab – có hai hạng tử.

Đa thức x3 – x + 1 có ba hạng tử.

Biểu thức x – không phải là đa thức.

Vận dụng 1:

a) Biểu thức biểu thị diện tích bức tường là:

S = ah – .r2 (m2)

b) Thay a = 2 ; h = 3 và r = 0,5 vào S ta được:

S = 2 . 3 – .0,52 = 8,21

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 (Có đáp án, ma trận)

Hoạt động 2: Đơn thức thu gọn

a) Mục tiêu:

– HS thực hành thu gọn đơn thức, nhận biết hệ số và bậc của đơn thức.

b) Nội dung:

– HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức thu gọn theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành trong SGK.

c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về hai phân thức bằng nhau để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 3, Thực hành 2.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS nhớ và nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

– GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành HĐKP2.

+ GV đặt câu hỏi gợi ý để HS chỉ ra dấu hiệu của đơn thức thu gọn (chỉ cố một thừa số là số, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần dưới dạng luỹ thừa).

GV cho một vài HS trình bày kết quả sau đó chốt đáp án.

GV dẫn dắt rút ra kiến thức về đơn thức thu gọn như trong khung kiến thức.

(GV gọi một vài HS đọc lại khung kiến thức)

+ GV yêu cầu HS trao đổim lấy 2 ví dụ về đơn thức thu gọn.

– GV lưu ý cho HS phần Chú ý.

a) Tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức (có hệ số khác 0) gọi là bậc của đơn thức đó.

b) Ta coi một số khác 0 là đơn thức thu gọn, có hệ số bằng chính số đỏ và có bậc bằng 0.

c) Đơn thức không (số 0) không có bậc. d) Khi viết đơn thức thu gọn ta thưởng viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái.

– GV hướng dẫn HS Ví dụ 3:

+ GV yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm đơn thức thu gọn và chỉ ra đơn thức thu gọn trong bài.

+ HS trao đổi, hoàn thành bài theo cặp.

+ GV mời 2 bạn trình bày kết quả và giải thích phần trình bày.

– GV lưu ý HS phần Chú ý được rút ra từ kết quả của Ví dụ 3.

– HS áp dụng kiến thức trình bày Thực hành 2 vào vở cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án.

+ GV mời đại diện 4 bạn trình bày.

GV chữa bài, chốt đáp án.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

– HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

– GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức thu gọn và một số chú ý

2. Đơn thức thu gọn

HĐKP2.

Hai kết quả đều đúng. Tuy nhiên kết quả của Tâm được viết gọn hơn (ít thừa số hơn, 3 thừa số thay vì 5 thừa số)

Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến hiện một lần dưới dạng nâng lên luỹ thủ với mũi nguyên dương.

Chú ý:

a) Tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức (có hệ số khác 0) gọi là bậc của đơn thức đó.

b) Ta coi một số khác 0 là đơn thức thu gọn, có hệ số bằng chính số đỏ và có bậc bằng 0.

c) Đơn thức không (số 0) không có bậc. d) Khi viết đơn thức thu gọn ta thưởng viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái.

Ví dụ 3: SGK – tr8

Chú ý:

a) Để thu gọn một đơn thức, ta nhóm các thừa số là các số rồi tỉnh tích của chúng nhóm các thừa số cùng một biển rồi viết tích của chúng thành luỹ thừa của biển đỏ b) Tử nay, khi nói đến đơn thức, nếu không nói gì thêm, ta hiểu đó là đơn thức thu gọn.

Thực hành 2.

a) 12xyx = 12x2y2

+ Có hệ số là 12

+ Bậc là 4.

b) -y(2z)y = -2y2z

+ Có hệ số là -2

+ Bậc là 3

c) x3yx = x4y

+ x4y hệ số là 1;

+ Bậc là 5

d) 5x2y3z4.y = 5x2y4z4

+ Hệ số: 5

+ Bậc là 10

Tham khảo thêm:   Dẫn chứng về lối sống giản dị Tấm gương sống giản dị

Hoạt động 3: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng

a) Mục tiêu:

– HS làm quen với cách thực hiện cộng, trừ đơn thức đồng dạng, nhận biết sự cần thiết của làm tính này.

– HS thực hành nhận biết hai đơn thức đồng dạng; cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng.

b) Nội dung:

– HS tìm hiểu nội dung kiến thức về cộng, trừ các đơn thức đồng dạng theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành trong SGK.

c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về điều kiện xác định và giá trị của phân thức để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 4, Thực hành 3.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS nhắc lại cách cộng, trừ đơn thức một biến đã học ở lớp 7.

– GV cho HS trao đổi, hoàn thành HĐKP3 theo cặp.

+ GV mời đại diện 2 HS trình bày kết quả

GV chữa bài, chốt đáp án sau đó dẫn dắt rút ra khái niệm hai đơn thức đồng dạng:

+ Hai đơn thức 3x2y và 2x2y có phần biến như nhau, đều là x2y. Để cộng, trừ hai đơn thức này, áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, ta thực hiện như sau:

3x2y + 2x2y=(3+2)x2y=5x2y;

3x2y – 2x2y=(3-2)x2y=x2y.

+ Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

Để cộng, trừ (hay tìm tổng, hiệu) hai đơn thức đồng dạng, ta cộng, từ hệ số của chúng và giữ nguyên phần biến.

+ GV yêu cầu HS đọc lại khung kiến thức và cho vài ví dụ về hai đơn thức đồng dạng.

– GV yêu cầu HS áp dụng kiến thức thực hiện Ví dụ 4.

GV mời 1 vài HS trình bày kết quả và rút kinh nghiệm làm bài cho HS.

– HS vận dụng, củng cố kiến thức hoàn thành bài tập Thực hành 3.

+ GV mời đại diện 3 bạn trình bày. Cả lớp trình bày vào vở cá nhân.

GV chữa bài, chốt đáp án.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

– HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

– GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm hai đơn thức đồng dạng và cách cộng, trừ đơn thức đồng dạng.

3. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng

HĐKP3.

a) 3x.y.x + x.2x.y = 3x2y + 2x2y = (3+2)x2y = 5x2y

b) 3x.y.x – x.2x.y = 3x2y – 2x2y = (3-2).x2.y = x2y

Kết luận:

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

Để cộng, trừ (hay tìm tổng, hiệu) hai đơn thức đồng dạng, ta cộng, từ hệ số của chúng và giữ nguyên phần biến.

Ví dụ 4: SGK – tr9

Thực hành 3:

a) xy và -6xy là hai đơn thức đồng dạng;

· xy + (–6xy) = −5xy;

· xy – (–6xy)= 7xy;

b) 2xy và xy2 là hai đơn thức không đồng dạng.

c) -4yzx2 và 4x2yz là hai đơn thức đồng dạng.

· -4yzx2 + 4x2yz= 0

· -4yzx – 4x2yz=-8x2yz

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm học 2014-2015 lớp 11 trường THPT Thuận Thành 1 Môn: Toán, Lý, Hóa, Văn - Có gợi ý

Hoạt động 4: Đa thức thu gọn

a) Mục tiêu:

– HS nhận biết sự cần thiết và cách thu gọn đa thức nhiều biến.

– HS thực hành thu gọn đa thức và nhận biết bậc của đa thức.

– HS thực hành tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.

b) Nội dung:

– HS tìm hiểu nội dung kiến thức đa thức thu gọn theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hàn, vận dụng trong SGK.

c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về điều kiện xác định và giá trị của phân thức để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 4, Thực hành 4. 5; Vận dụng 2.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm thực hiện hoàn thành HĐKP4.

+ GV gợi ý bằng cách đặt ra câu hỏi:

” Có thể biến đổi đa thức A thành đa thức B không?”

(Có. Bằng cách cộng, trừ những đơn thức đồng dạng)

+ GV mời 2 HS trình bày kết quả, GV chữa bài và chốt đáp án đúng.

– GV dẫn dắt, giới thiệu:

Đa thức B không có hai hạng tử nào đồng dạng, ta nói B là một đa thức thu gọn. Vậy đa thức thu gọn là gì?

GV giới thiệu khái niệm đa thức thu gọn như trong khung kiến thức.

– GV lưu ý cho HS phần Chú ý (SGK -tr10)

– GV hướng dẫn, cho lớp đọc hiểu Ví dụ 5 để biết cách thu gọn và xác định bậc của đa thức.

– HS áp dụng kiến thức tự thực hiện Thực hành 4, sau đó kiểm tra chéo đối chiếu thống nhất kết quả với bạn.

– GV cho HS áp dụng kiến thức tự trình bày bài Thực hành 5 vào vở cá nhân để thực hành tính giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.

+ GV gọi một HS lên bảng trình bày.

– HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập Vận dụng 2.

+ GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính thể tích và diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

+ GV mời đại diện 2 bạn trình bày. Cả lớp trình bày vào vở cá nhân.

GV chữa bài, chốt đáp án.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

– HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

– GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đa thức thu gọn.

4. Đa thức thu gọn

HĐKP4.

Giá trị của A tại x = -2; y = là:

5.(-2)2 – 4 .(-2). + 2.(-2) – 4.(-2)2 + (-2). = 20 + – 4 – 16 – = 2

Giá trị của B tại x =-2; y = là (-2)2 – 3 .(-2). +2.(-2) = 4 + 2 – 4 = 2

Vậy giá trị của hai đa thức tại x = -2 ; y = bằng nhau

Kết luận:

Đa thức thu gọn là đa thức không chứa hai hạng tử nào đồng dạng.

Chú ý:

a) Biến đổi một đa thức thành đa thức thu gọn gọi là thu gọn đa thức đỏ.

b) Để thu gọn một đa thức, ta nhóm các hạng tử đồng dạng với nhau và cộng các hạng tử đồng dạng đó với nhau.

c) Bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức gọi là bậc của đa thức đó.

Ví dụ 5: SGK – tr 10

Thực hành 4:

a) A = x -2y + xy – 3x + y2

= y2 + xy – 2x – 2y

bậc của A là 2.

b) B = xyz – x2y + xz – xyz + xz

B = xyz – x2y + xz

bậc của B là 3.

Thực hành 5.

A = 3x2y – 5xy – 2x2y – 3xy

= (3x2y – 2x2y) +(– 5xy – 3xy)

= x2y – 8xy

Thay x = 3 và y = – vào A ta được:

A = 32=

Vận dụng 2.

a) Biểu thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật:

V = 6a2h

Biểu thức tính diện tích xung quanh:

S = 10ah

b) Khi a = 2 cm; h = 5 cm thì:

V = 6.22.5 = 120 cm3 ;

S = 10.2.5 =100 cm2

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về đơn thức và đa thức nhiều biến (thực hiện nhận biết, thu gọn đơn thức, đa thức; tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến) thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức về đơn thức, đa thức, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm/ bảng nhóm.

c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được tất cả các bài tập liên quan

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS về đơn thức, đa thức nhiều biến.

– GV tổ chức cho HS hoàn thành bài cá nhân BT1 ; BT2; BT3 (SGK – tr11).

– GV chiếu Slide cho HS củng cố kiến thức thông qua trò chơi trắc nghiệm.

Câu 1. Đâu là đơn thức đã được thu gọn?

A. -3xyzx
B. -4x2y.y
C. 4xy
D. 3zxy.y

Câu 2. Xác định bậc của đa thức 10xyz2+ 5xyz – x2

A. 3
B. 2
C. 4
D. 9

Câu 3. Giá trị của đa thức M = 12x2y – 2x tại x = 1; y = 0 là:

A. 10
B. 0
C.3
D. 5-

Câu 4. Hệ số của đơn thức -x2y2z2 là:

A. 2
B. 6
C. 1
D. -1

Câu 5. Phần biến của đa thức -2xyz2 là:

A. xyz
B. xyz2
C. -xyz2
D. -2xyz2

……………

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Toán 8 Chân trời sáng tạo 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Toán 8 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Toán 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *