Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng Giải Toán lớp 6 trang 76 sách Chân trời sáng tạo – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng, Ba điểm không thẳng hàng bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo trang 74, 75, 76.

Lời giải Toán 6 Bài 2 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 2 Chương 8: Hình học phẳng – Các hình hình học cơ bản. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 6 bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng

  • Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Hoạt động
  • Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Thực hành
  • Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 76 tập 2
  • Lý thuyết Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Hoạt động

Hoạt động 1

Hãy tìm cách trồng 5 cây táo thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 cây. Nếu mỗi cây được xem là một điểm, vẽ hình thể hiện cách trồng các cây đó.

Gợi ý đáp án:

Cách trồng 5 cây táo thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 cây:

Bước 1: Trồng ba cây đều cùng thuộc một đường thẳng (như hình vẽ).

Cây táo

Bước 2: Trồng hàng cây thứ hai đi qua hai cây còn lại và đi qua một trong ba cây vừa trồng ở hàng thứ nhất. Ta trồng được 5 cây táo thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 cây.

Chẳng hạn: Trồng hàng thứ hai đi qua hai cây còn lại và đi qua cây ở giữa (trong ba cây vừa trồng).

Ta có hình vẽ:

Cây táo

Nếu mỗi cây được xem là một điểm thì hình vẽ thể hiện cách trồng các cây đó như sau:

Ba điểm

Hoạt động 2

Quan sát đèn giao thông ở hình bên. Đèn màu nào nằm giữa hai đèn còn lại?

Đèn

Gợi ý đáp án:

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi phỏng vấn thi tuyển viên chức giáo dục Văn thư - Lưu trữ 30 Đề thi và đáp án thi tuyển chức danh văn thư trường học

Ta coi ba đèn giao thông này là ba điểm, ba điểm này thẳng hàng. Vậy đèn màu vàng nằm giữa hai đèn còn lại.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Thực hành

Thực hành 1

Trên Hình 2, hãy chỉ ra ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng.

Hình 2

– Dùng thước thẳng để kiểm tra xem ba điểm nào trên Hình 3 là thẳng hàng.

Hình 3

– Vẽ vào vở hai điểm A, B như Hình 4. Em vẽ thêm hai điểm C và D sao cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và ba điểm A, B, D cũng thẳng hàng. Hãy vẽ ba vị trí khác nhau của điểm C.

Hình 4

Gợi ý đáp án:

– Trên Hình 2 có:

+ Ba điểm M, N, Q cùng thuộc đường thẳng b nên ba điểm này thẳng hàng.

+ Hai điểm M, N cùng thuộc đường thẳng b và điểm P không thuộc đường thẳng b nên ba điểm này không thẳng hàng.

Vậy trên Hình 2, ba điểm M, N, Q thẳng hàng và ba điểm M, N, P không thẳng hàng.

(Ta cũng có thể chọn các bộ ba điểm không thẳng hàng khác như: M, Q, P hoặc N, Q, P).

– Trên Hình 3 có:

+ Ba điểm P, S, Q cùng nằm trên một đường thẳng nên ba điểm này thẳng hàng.

* Kiểm tra bộ ba điểm N, S, R và M, P, R có thẳng hàng hay không:

+ Kiểm tra bộ ba điểm N, S, R:

• Đặt thước dọc theo hai trong ba điểm N, S, R. Chẳng hạn: đường thẳng đi qua hai điểm N và S (như hình vẽ).

• Kiểm tra điểm R có nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm kia hay không.

Hình 3

Ba điểm thẳng hàng là M, P, R

Nhận thấy: Điểm R không thuộc đường thẳng đi qua hai điểm N và S.

Do đó ba điểm N, S, R không thẳng hàng.

+ Kiểm tra bộ ba điểm M, P, R:

• Đặt thước dọc theo hai trong ba điểm M, P, R. Chẳng hạn: đường thẳng đi qua hai điểm M và P (như hình vẽ).

• Kiểm tra điểm R có nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm kia hay không.

Hình 3

Nhận thấy: Điểm R không thuộc đường thẳng đi qua hai điểm M và P.

Do đó ba điểm M, P, R thẳng hàng.

Vậy bộ ba điểm thẳng hàng trên Hình 3 là (P, S, Q); (M, P, R).

– Ba điểm A, B, C thẳng hàng và ba điểm A, B, D cũng thẳng hàng nên bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường thẳng.

Cách vẽ ba vị trí khác nhau của điểm C thỏa mãn yêu cầu đề bài:

Bước 1: Vẽ vào vở hai điểm A và B (như hình vẽ).

Vẽ hình

Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B (như hình vẽ).

Vẽ hình

Bước 3: Lấy điểm D bất kỳ thuộc đường thẳng AB. Chẳng hạn: điểm D thuộc đường thẳng AB và nằm bên phải điểm B.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn tiếng Anh trường THPT Tây Thụy Anh, Thái Bình - Lần 1 Đề thi thử môn Tiếng Anh THPT Quốc gia 2018

Vẽ hình

Bước 4: Lấy điểm C thuộc đường thẳng AB. Ba vị trí khác nhau của điểm C là:

Vị trí thứ nhất: Điểm C thuộc đường thẳng AB và nằm bên trái điểm A (như hình vẽ).

Vẽ hình

Vị trí thứ hai: Điểm C thuộc đường thẳng AB và nằm giữa hai điểm A và B (như hình vẽ).

Vẽ hình

Vị trí thứ ba: Điểm C thuộc đường thẳng AB và nằm giữa hai điểm B và D (như hình vẽ).

Vẽ hình

Thực hành 2

Em vẽ hai điểm A và B trên giấy. Hãy vẽ thêm điểm C sao cho điểm A nằm giữa hai điểm B và C.

Gợi ý đáp án:

Cách vẽ điểm C sao cho điểm A nằm giữa hai điểm B và C (hai điểm A, B cho trước).

Bước 1: Vẽ hai điểm A và B trên giấy (như hình vẽ).

Vẽ hình

Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B (như hình vẽ).

Vẽ hình

Bước 3: Lấy điểm C nằm trên đường thẳng AB sao cho A nằm giữa hai điểm B và C (như hình vẽ).

Vẽ hình

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 76 tập 2

Bài 1

Trong hình bên, cho bốn điểm A,B,C,D thuộc đường thẳng m và điểm E không thuộc đường thẳng m. Hãy nêu các bộ ba điểm thẳng hàng và các bộ ba điểm không thẳng hàng.

Bài 1

Gợi ý đáp án:

Bộ ba điểm thẳng hàng: (A, B, C) ; (B, C, D); ( A, C, D); (A, B, D)

Bộ ba điểm không thẳng hàng: (A, B, E); ( A, C, E); ( A, D, E); ( B,C, E), (B, D, E) (C, D, E)

Bài 2

Trong hình bên, em hãy dự đoán xem ba điểm nào thẳng hàng. Sau đó hãy dùng thước để kiểm tra kết quả.

Bài 2

Gợi ý đáp án:

Dự đoán đoán kết quả: các bộ ba điểm thẳng hàng (E, K, F); (H, K, Q); (G, K, P).

Kiểm tra kết quả:

– Bộ ba điểm (E, K, F)

Trên hình vẽ, ba điểm E, K, F cùng nằm trên một đường thẳng nên ba điểm E, K, F thẳng hàng.

– Bộ ba điểm (H, K, Q)

+ Đặt thước dọc theo hai trong ba điểm H, K, Q. Chẳng hạn: đường thẳng đi qua hai điểm H và K (như hình vẽ).

+ Kiểm tra điểm Q có nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm kia hay không.

Bài 2

Nhận thấy: điểm Q nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm H và K.

Do đó, ba điểm H, K, Q thẳng hàng.

– Bộ ba điểm (G, K, P)

+ Đặt thước dọc theo hai trong ba điểm G, K, P. Chẳng hạn: đường thẳng đi qua hai điểm G và K (như hình vẽ).

+ Kiểm tra điểm P có nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm kia hay không.

Bài 2

Nhận thấy: điểm P nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm G và K.

Do đó ba điểm G, K, P thẳng hàng.

Tham khảo thêm:   Liên minh huyền thoại cho phép mua skin ngay lúc cấm chọn

Vậy các bộ ba điểm thẳng hàng trong hình trên là: (G, K, P); (E, K, F); (H, K, Q).

Bài 3

Trong hình bên, hãy chỉ ra các điểm

a) Nằm giữa hai điểm M và N

b) Không nằm giữa hai điểm E và G

Bài 3

Gợi ý đáp án:

a) Điểm nằm giữa hai điểm M và N là: E, F, G

b) Điểm không nằm giữa hai điểm E và G: M và N

Bài 4

a) Cho hai điểm M và P. Hãy vẽ thêm điểm N sao cho ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm M, P nằm cùng phía đối với điểm N.

b) Vẽ hai điểm trên một tờ giấy trắng. Không dùng thước, em hãy tìm cách vẽ thêm một điểm thứ ba sao cho ba điểm đó thẳng hàng.

Gợi ý đáp án:

a) Mô tả cách vẽ ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm M, P nằm cùng phía đối với điểm N như sau:

Bước 1: Vẽ hai điểm M và P bất kỳ (hai điểm không trùng nhau).

Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm M và P.

Bước 3: Lấy điểm N sao cho ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm M, P nằm cùng phía đối với điểm N. Ta có hai trường hợp xảy ra:

– Trường hợp 1: Điểm M nằm giữa hai điểm N và P

Bài 4

– Trường hợp 2: Điểm P nằm giữa hai điểm M và N

Bài 4

b) Mô tả cách vẽ điểm thứ ba sao cho ba điểm thẳng hàng:

Bước 1: Vẽ hai điểm bất kỳ trên một tờ giấy trắng.

Bước 2: Gấp tờ giấy sao cho nếp gấp đi qua hai điểm vừa vẽ.

Bước 3: Vẽ điểm thứ ba thuộc nếp gấp vừa gấp được.

Bài 5

Em hãy lấy ví dụ một số hình ảnh của ba điểm thẳng hàng và không thẳng hàng trong thực tiễn.

Gợi ý đáp án:

Ba điểm thẳng hàng: 3 cây thẳng hàng, 3 cọc thẳng hàng,….

Ba điểm không thẳng hàng: 3 chiếc bánh của xe rùa,…

Lý thuyết Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng

1. Ba điểm thẳng hàng

– Ba điểm phân biệt A, B, C cùng thuộc một đường thẳng được gọi là ba điểm thẳng hàng.

Ta có hình vẽ:

Ba điểm thẳng hàng

– Ba điểm D, E, F không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào được gọi là ba điểm không thẳng hàng.

Ta có hình vẽ:

Ba điểm thẳng hàng

2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng

Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Ví dụ 1. Với ba điểm A, B, C thẳng hàng. Điểm B nằm giữa hai điểm còn lại (như hình vẽ).

Ba điểm thẳng hàng

Trong hình vẽ trên:

  • Các điểm B và C nằm cùng phía đối điểm A;
  • Các điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng Giải Toán lớp 6 trang 76 sách Chân trời sáng tạo – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *