Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 3: Ôn tập chung Giải Toán lớp 3 trang 113, 114 sách Cánh diều – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 3 trang 113, 114 sách Cánh diều tập 2 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập của bài Ôn tập chung của chủ đề 4: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.

Giải SGK Toán 3 trang 113, 114 Cánh diềutập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 113, 114 tập 2

Bài 1

a) Số?

Bài 1

b) Làm tròn số 62 000 đến hàng chục nghìn.

c) Sắp xếp các số dưới đây theo thứ tự từ bé đến lớn: 15 896, 15 968, 15 986, 15 698.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110 Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 110 sách Cánh diều tập 2

Lời giải:

a) Em đếm các vạch phân chia và điền số thích hợp vào ô trống như sau:

Bài 1

b) Số 62 000 có chữ số hàng nghìn là 2. Do 2 < 5 nên khi làm tròn số 62 000 đến hàng chục nghìn, ta làm tròn xuống thành số 60 000.

c) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

– Các số 15 896, 15 968, 15 986, 15 698 đều có chữ số hàng chục nghìn là 1 và chữ số hàng nghìn là 5.

– Số 15 896 có chữ số hàng trăm là 8.

Số 15 968 và số 15 986 có chữ số hàng trăm là 9.

Số 15 968 có chữ số hàng chục là 6, số 15 986 có chữ số hàng chục là 8.

Do 6 < 8 nên 15 968 < 15 986.

Số 15 698 có chữ số hàng trăm là 6.

Do 6 < 8 < 9 nên 15 698 < 15 896 < 15 968 < 15 986.

Vậy sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, ta được: 15 698; 15 896; 15 968; 15 986.

Bài 2

Đặt tính rồi tính:

Bài 2

Lời giải:

Bài 2

Bài 3

Dưới đây là bảng số liệu thống kê lượng tinh dầu tràm của một cửa hàng đã bán được trong ba tháng cuối năm.

Bài 3

Dựa vào bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi:

a) Tháng 11 cửa hàng bán được bao nhiêu mi-li-lít tinh dầu tràm?

b) Tháng nào cửa hàng bán được nhiều tinh dầu tràm nhất?

Tham khảo thêm:   Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử - Địa lý Tiểu học Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Lịch sử - Địa lý Tiểu học

c) Cả ba tháng cửa hàng bán được bao nhiêu mi-li-lít tinh dầu tràm?

Bài 3

Lời giải:

Bảng số liệu trên gồm 2 hàng, hàng 1 là tên các tháng, hàng 2 là lượng tinh dầu tràm bán được tương ứng.

Như vậy quan sát bảng số liệu, ta thấy:

a) Tháng 11 cửa hàng bán được 2 250 mi-li-lít tinh dầu tràm.

b) Tháng 10 cửa hàng bán được 3 200 mi-li-lít tinh dầu tràm.

Tháng 11 cửa hàng bán được 2 250 mi-li-lít tinh dầu tràm.

Tháng 12 cửa hàng bán được 4 800 mi-li-lít tinh dầu tràm.

Ta thấy: 2 250 ml < 3 200 ml < 4 800 ml.

Trong ba số trên, số lớn nhất là: 4 800 ml, tương ứng với lượng dầu tràm bán được của tháng 12.

Vậy tháng 12 cửa hàng bán được nhiều tinh dầu tràm nhất.

c) Số mi-li-lít tinh dầu tràm cả ba tháng cửa hàng bán được là:

3 200 + 2 250 + 4 800 = 10 250 (ml)

Đáp số: 10 250 ml.

Bài 4

a) Chỉ ra tâm, bán kính của mỗi hình tròn sau:

Bài 4

b) Đọc tên trung điểm của đoạn thẳng BC trong hình trên.

Lời giải:

a) – Hình tròn nhỏ có:

  • Tâm là điểm O;
  • Các bán kính là: OB, OC.

– Hình tròn lớn có:

  • Tâm là điểm A;
  • Bán kính là: AD.

b) Trung điểm của đoạn thẳng BC là điểm O. Vì:

  • 3 điểm B, O, C thẳng hàng; O nằm giữa B và C.
  • OB = OC (cùng là bán kính của hình tròn tâm O).

Bài 5

Quan sát hình vẽ, chọn câu đúng:

Tham khảo thêm:   Toán 7 Bài tập cuối chương VII - Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Toán lớp 7 trang 46 - Tập 2

Bài 5

a) Diện tích hình B gấp 2 lần diện tích hình A.

b) Diện tích hình C gấp 4 lần diện tích hình A.

c) Chu hình B gấp 2 lần chu hình A.

d) Chu hình C gấp 5 lần chu hình A.

Lời giải:

+ Hình A gồm 4 ô vuông. Diện tích hình A là 4 cm2.

Hình B gồm 8 ô vuông. Diện tích hình A là 8 cm2.

Hình C gồm 20 ô vuông. Diện tích hình A là 20 cm2.

+ Chu vi hình chữ nhật A là:

2 × 4 = 8 (cm)

Chu vi hình chữ nhật B là:

(4 + 2) × 2 = 12 (cm)

Chu vi hình chữ nhật C là:

(5 + 4) x 2 = 18 (cm).

Vậy: Câu đúng là: a) Diện tích hình B gấp 2 lần diện tích hình A.

Giải bài tập Vận dụng Toán lớp 3 Cánh diều trang 114 tập 2

Bài 6

Theo em, mỗi quả cân dưới đây cân nặng bao nhiêu gam? Biết rằng các quả cân có cân nặng bằng nhau.

Bài 6

Lời giải:

Nhìn hình ta thấy: bên phải có 4 quả cân, bên trái có 1 quả dưa và 1 quả cân.

Nên: cân nặng của 3 quả cân bằng cân nặng của quả dưa.

Như vậy 3 quả cân có cân nặng là 1 kg 500 g.

Đổi: 1 kg 500 g = 1 500 g.

Vậy cân nặng của 1 quả cân là:

1 500 : 3 = 500 (g)

Đáp số: 500 gam.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 3: Ôn tập chung Giải Toán lớp 3 trang 113, 114 sách Cánh diều – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *