Giải bài tập Tin học 9 Bài 2: Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hoá của việc trao đổi thông tin qua mạng giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tin học 9 Cánh diều trang 20, 21, 22.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em tìm hiểu bài thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 2 Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số – Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Giải Luyện tập Tin học 9 Cánh diều Chủ đề D – Bài 2
Bài 1
Học sinh A không có thiện cảm với học sinh B. Cửa kính lớp học bị vỡ, dù chưa có chứng cứ nhưng A đăng ý kiến lên mạng xã hội quy cho B là thủ phạm rồi chia sẻ công khai cho tất cả bạn bè của mình. Em bình luận gì về hành vi đó?
Trả lời:
– Hành vi của bạn A gây tổn thương cho bạn B
– Bạn A nên tiếp cận vấn đề một cách có trách nhiệm hơn.
– Theo Khoản 6 Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, bạn A đã bi phạm khoản này vì đã đăng tải nội dung xúc phạm danh dự nhân, nhân phẩm của bạn B.
Bài 2
Theo em, không nên thực hiện hành vi nào dưới đây? Hãy giải thích câu trả lời của em.
1) Cười nói to tiếng hơn mức cần thiết khi nghe điện thoại ở nơi công cộng.
2) Đăng tải đoạn video có những phát ngôn thiếu tôn trọng, có phần miệt thị người già, người nghèo, người đến từ vùng miền khác.
3) Dùng tay sử dụng điện thoại di động trong lúc điều khiển phương tiện giao thông.
Trả lời:
Tất cả các hành vi nêu trên đều không nên thực hiện vì:
1) Đây là hành vi thiếu đồng cảm và ưu tiên cá nhân
2) Đây là hành vi gây phiền toái cho người khác và thiếu tôn trọng không gian công cộng và nền văn hóa xã hội. Hành vi vi phạm khoản 5 điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
3) Đây là hành vi phạm luật giao thông. Hành vi này vi phạm khoản 11, khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) và sẽ bị sử phạt 2 triệu đến 3 triệu đồng.
Giải Vận dụng Tin học 9 Cánh diều Chủ đề D – Bài 2
Câu 1
Em hãy tìm một ví dụ cụ thể về hành vi đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Trả lời:
Trong thời gian dịch Covid 19 đang bùng phát, một tài khoản Facebook cá nhân đã đăng “ăn nhiều tỏi và uống nước ép tỏi giúp chữa khỏi Covid”.
Câu 2
Khi trao đổi qua mạng, em sẽ lựa chọn những câu nào dưới đây để biểu hiện thái độ không tán thành mà vẫn giữ được sự hòa nhã, lịch sự?
1) Bạn chỉ nói lung tung.
2) Bạn nói vậy mà nghe được à.
3) Mình lại nghĩ khác.
4) Mình không nghĩ thế.
5) Chúng ta cùng xem lại nhé.
Trả lời:
Chọn cách thể hiện:
3) Mình lại nghĩ khác.
4) Mình không nghĩ thế.
5) Chúng ta cùng xem lại nhé.
Trả lời câu hỏi tự kiểm tra Tin học 9 Cánh diều Chủ đề D – Bài 2
Câu 1
Em hãy mô tả về hai hành vi vi phạm pháp luật trong môi trường số.
Trả lời:
– Hành vi lừa đảo trực tuyến: kẻ gian sử dụng internet và các phương tiện trực tuyến khác để lừa đảo, đánh lừa, hoặc gian lận người khác với mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản hoặc thông tin quan trọng khác.
– Vi phạm bản quyền trực tuyến: là hành vi sử dụng, sao chép, phân phối hoặc tái sử dụng tác phẩm đã được bảo vệ bởi bản quyền mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
Câu 2
Khi xảy ra hiện tượng đua xe trái phép, một số người đứng bên đường dùng điện thoại quay phim rồi chia sẻ công khai lên mạng xã hội. Em có nhận xét gì về hành vi này?
Trả lời:
Hành vi quay phim và chia sẻ công khai trên mạng xã hội về các trường hợp đua xe trái phép có thể có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như sau:
* Tích cực: Giúp cung cấp bằng chứng để Công an xử lí các tội phạm đua xe, giúp nhấn mạnh sự nguy hiểm và hậu quả của hành vi đua xe trái phép.
Tuy nhiên vẫn tồn tại mặt tiêu cực:
* Tiêu cực: khuyến khích hành vi nguy hiểm, gây tranh cãi về việc tăng chú ý đến hoạt động đua xe trái phép, việc quay phim và chia sẻ hành ảnh của ai mà không có sự cho phép có thể vi phạm quyền riêng tư và pháp luật liên quan.
Câu 3
Hãy nêu hai hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số và cho biết ý kiến của em về hai hành vi đó.
Trả lời:
– Quấy rối trực tuyến: hành vi rất tiêu cực, vi phạm pháp luật và tổn hại đến sự tôn trọng và đạo đức của mỗi cá nhân
– Lạm dụng thông tin cá nhân: hành vi em rất phản đối, là hành vi vi phạm đáng lên án, vì nó vi phạm đến quyền riêng tư và lòng tin của người khác.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tin học 9 Bài 2: Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hoá của việc trao đổi thông tin qua mạng Tin học lớp 9 Cánh diều trang 20, 21, 22 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.