Bạn đang xem bài viết ✅ Tin học 7 Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số Tin học lớp 7 trang 28 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Tin học 7 trang 28, 29, 30, 31, 32 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số của Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 6 trong sách giáo khoa Tin học 7 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tin học lớp 7 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Khởi động SGK Tin học 7 bài 6

Ngày nay, Internet đã trở thành phương tiện giao tiếp thông dụng. Thư điện tử, tin nhắn, điện thoại (voice call và video call), diễn đàn, mạng xã hội, .. là những cách thức trao đổi thông tin phổ biến trên mạng.

Giao tiếp qua mạng mang lại rất nhiều lợi ích như thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, chi phí thấp, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hạn chế.

Theo em, làm thế nào để tận dụng những lợi ích và phòng tránh rủi ro, hạn chế khi giao tiếp qua mạng?

Trả lời:

Để tạo thói quen giao tiếp qua mạng một cách an toàn, lành mạnh, ứng xử lịch sự, cần lưu ý:

  • Nên tìm hiểu và tuân thủ các quy định khi đăng kí.
  • Thực hiện hành vi, ứng xử trên mạng phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa.
  • Chấp nhận các qui định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin trên mạng.
  • Cung cấp, chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm.
  • Khi gặp mâu thuẫn, xung đột hay bị xúc phạm, bắt nạt, đe dọa nên nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
Tham khảo thêm:   Bộ sách giáo khoa Lớp 11: Kết nối tri thức với cuộc sống (Sách học sinh) SGK lớp 11 năm học 2023 - 2024

Khám phá SGK Tin học 7 bài 6

Khám phá 1

Theo em, khi giao tiếp qua mạng, nên hay không nên thực hiện những việc nào dưới đây?

A. Sử dụng họ, tên thật của bản thân.

B. Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ.

C. Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.

D. Chia sẻ những thông tin từ nguồn chính thống, tích cực.

E. A dua theo đám đông khi nhận xét.

G. Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.

H. Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản mạng.

I. Chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác khi chưa được phép.

K. Nói tục, chửi bậy, kì thị, phỉ báng, xúc phạm người khác.

L. Thể hiện lịch sự, văn minh, lễ phép, thân thiện.

Trả lời:

Việc làm nên thực hiện:

A. Sử dụng họ, tên thật của bản thân.

B. Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ.

C. Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.

D. Chia sẻ những thông tin từ nguồn chính thống, tích cực.

H. Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản mạng.

L. Thể hiện lịch sự, văn minh, lễ phép, thân thiện.

Không nên thực hiện:

E. A dua theo đám đông khi nhận xét.

G. Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.

I. Chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác khi chưa được phép.

K. Nói tục, chửi bậy, kì thị, phỉ báng, xúc phạm người khác.

Khám phá 2

Khi bị bắt nạt trên mạng em sẽ làm gì?

A. Nhờ bố mẹ, thầy cô hỗ trợ giải quyết.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019 - 2020 Tài liệu ôn thi học kì II lớp 2 môn Toán

B. Nhờ bạn giúp đe doạ lại người bắt nạt mình.

C. Xúc phạm người bắt nạt mình.

D. Âm thầm chịu đựng.

Trả lời:

Đáp án đúng: A

Nhờ bố mẹ, thầy cô hỗ trợ giải quyết khi em bị bắt nạt trên mạng.

Luyện tập SGK Tin học 7 bài 6

Luyện tập 1

Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống dưới đây?

A. Bị người khác nhắn tin xúc phạm, đe doạ.

B. Khi cần đăng kí sử dụng một mạng xã hội mà em chưa biết quy định của mạng xã hội đó.

C. Bạn gửi cho em địa chỉ web có nội dung không phù hợp lứa tuổi.

Trả lời:

– Khi gặp tình huống A, em sẽ nhờ người lớn giúp đỡ.

– Khi gặp tình huống B, em sẽ tìm hiểu mạng xã hội đó một cách cụ thể sau đó mới thực hiện đăng kí sử dụng.

– Khi gặp tình huống C, em sẽ khuyên bạn không gửi những trang web không phù hợp với lứa tuổi, em sẽ không truy cập vào và xóa cuộc trò chuyện.

Luyện tập 2

Tình huống nào sau đây là truy cập không hợp lệ?

A. Tại phòng thực hành Tin học, khi mở máy tính, Hoa thấy tài khoản email của một bạn khác đang mở (bạn này đã quên thoát khỏi hộp thư). Hoa đã thực hiện ngay thao tác thoát khỏi hộp thư của bạn đó.

B. Phong cho Mạnh mượn máy tính để sử dụng. Do Phong đặt chế độ ghi nhớ mật khẩu nên Mạnh đã truy cập, xem được thông tin trong tài khoản mạng xã hội của Phong mà không cần biết mật khẩu.

Trả lời:

Truy cập không hợp lệ là tình huống:

B. Phong cho Mạnh mượn máy tính để sử dụng. Do Phong đặt chế độ ghi nhớ mật khẩu nên Mạnh đã truy cập, xem được thông tin trong tài khoản mạng xã hội của Phong mà không cần biết mật khẩu.

Bởi vì Mạnh đã truy cập trái phép vào tài khoản mạng xã hội của Phong khi mà không được sự cho phép của Phong.

Luyện tập 3

Theo em, yếu tố nào là quan trọng nhất giúp phòng tránh nghiện Internet?

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Công nghệ 9 năm 2023 - 2024 Chương trình Công nghệ 9

A. Sự theo dõi, nhắc nhở của người thân.

B. Ý thức tự giác của bản thân.

C. Cài đặt phần mềm giới hạn thời gian sử dụng Internet.

Trả lời:

Yếu tố quan trọng nhất là:

B. Ý thức tự giác của bản thân.

Vận dụng SGK Tin học 7 bài 6

Vận dụng 1

Một bạn mới được người thân tặng điện thoại thông minh. Em khuyên bạn như thế nào để phòng tránh nghiện Internet?

Trả lời:

Lời khuyên dành cho bạn:

  • Tự mình xác định rõ mục đích, thời điểm và thời lượng truy cập Internet một cách hợp lí.
  • Chỉ truy cập Internet để phục vụ việc học tập, giải trí lành mạnh.
  • Không để hình thành thói quen truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi, không có mục đích cụ thể, phụ thuộc vào Internet.
  • Tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, vui chơi ngoài trời, giao lưu lành mạnh, trò chuyện với bạn bè, người thân.

Vận dụng 2

Hãy cùng với bạn tìm hiểu một ví dụ thực tiễn về giao tiếp qua mạng dẫn đến hiểu nhầm hay xung đột. Trao đổi với bạn để chỉ ra những người trong ví dụ đó đã thực hiện hành vi, ứng xử nào không phù hợp.

Trả lời:

Tình huống: Phong cho Mạnh mượn máy tính để sử dụng. Do Phong đặt chế độ ghi nhớ mật khẩu nên Mạnh đã truy cập, xem được thông tin trong tài khoản mạng xã hội của Phong mà không cần biết mật khẩu. Sau đó Mạnh dùng tài khoản mạng xã hội của Phong để nhắn trêu chọc bạn bè của Phong. Khi đến trường thì Phong bị bạn bè hiểu lầm và trách móc Phong.

Hành vi của Mạnh là không đúng vì đã tự ý sử dụng tài khoản mạng xã hội của bạn bè khi không được cho phép và Mạnh còn dùng tài khoản mạng xã hội của Phong để đi trêu chọc bạn bè gây hiểu lầm cho Phong.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tin học 7 Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số Tin học lớp 7 trang 28 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *