Bạn đang xem bài viết ✅ Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính

I. NHỮNG KHIẾU KIỆN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN(Điều 28 Luật tố tụng hành chính):

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hànhchính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục doChính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

+ Quyếtđnhhànhchínhlà văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặcngười có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm:

a) Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;

b) Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính được hướng dẫn tại điểm a khoản này.

(xem cụ thể tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

+ Hànhvinhchínhlà hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc củangười có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (xem cụ thể tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

+ Quyếtđịnhkluậtbuộcthôiviệclà văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầucơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyếtđịnh, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổchức đó, ví dụ quyết định thuyên chuyển công tác, quyết định nâng bậc lương, quyết định kỷ luật mà không phải là quyết định kỷ luật buộc thôi việc,….

2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tươngđương trở xuống.

4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (xem cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

II. QUYỀN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

1. Người khởi kiện phải cónănglực pháp luật tốtụnghành chínhvànănglực hànhvitố tụng hành chính:

a. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chínhdo pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tham khảo thêm:   Những lý do Ring of Elysium có thể vượt qua PUBG

b. Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.

c. Trường hợp đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

d. Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiệnquyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

e. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

2. Quyền khởi kiện vụ án hành chính

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

– Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.

– Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.

– Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêucầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhànước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứngminh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theoquy định của pháp luật.

– Nếu người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ ngày 01/6/2006 đến ngày 01/7/2011, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ngày 01/7/2011 (ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực pháp luật).

III.THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

1. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:

a) 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai mà người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ ngày 01/6/2006 đến ngày 01/7/2011 mà không được giải quyết hoặc không đòng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì được quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án trong thời hạn 01 năm từ ngày 01/7/2011 đến ngày 01/7/2012 (Xem cụ thể tại Điều 3 Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính).

b) 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

2. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Tham khảo thêm:   Công văn 1838/BGDĐT-GDTX Tăng cường quản lý đối với trung tâm ngoại ngữ tin học

Thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu khởi kiện;

b) Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

(Xem cụ thể Điều 12Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

IV. HỒ SƠ KHỞI KIỆN

1. Đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung theo Điều 105 Luật tố tụng hành chính (theo mẫu);

2. Cam kết của người khởi kiện không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

3. Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;

4. Bản sao quyết định hành chính, quyết định luật buộc thôi việc, quyết định, giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao các quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có),…;

5. Cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính, hồ sơ xét kỷ luật mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, hoặc thực hiện hành vi hành chính,…

6. Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có);

7. Bản sao hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân (có chứng chực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);

8. Bản thống kê danh mục các tài liệu (ghi rõ bản chính, bản sao).

V. TÒA ÁN NƠI NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN

1.Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

A. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấphuyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trởxuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhànước đó;

2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trởxuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

3. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồngnhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án.

B. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trongcơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hànhchính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ ViệtNam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, cóhành vi hành chính;

2) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhànước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyềntrong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giớihành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnhthổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hànhchính, có hành vi hành chính;

3) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùngphạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Cánh Diều - Tuần 9 Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3

4) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó màngười khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án. Trường hợp người khởikiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

5) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ,ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;

6) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;

7) Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyềncủa Toà án cấp huyện (xem cụ thể tại Điều 4Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

2.Phương thức nộp đơn khởi kiện:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đơn khởi kiện qua đường bưu điện.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp biết;

b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

3. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Toà án thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp phải giải quyết. Quyết định của Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định giải quyết cuối cùng.

VI. ÁN PHÍ

1. Các loại án phí trong vụ án hành chính:

– Án phí hành chính sơ thẩm (200.000 đồng).

– Án phí hành chính phúc thẩm (200.000 đồng).

– Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

– Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính

– Người khởi kiện vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Pháp lệnh này.

– Người yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

– Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hành chính sơ thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm.

3. Các trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:

– Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng;

– Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh;

– Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;

4. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm

Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

(Xem cụ thể tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án)

VII. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT

Thời hạn giải quyết vụ án hành chính từ khi thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là từ 4 tháng đến 6 tháng (Xem thêm Điều 117 Luật tố tụng hành chính).

Bạn nhấn vào Tải về để xem thêm các biểu mẫu hướng dẫn Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *