Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là những hướng dẫn về các giấy tờ phải có trong hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như: Tờ khai, bộ ảnh (bản vẽ) của sản phẩm, các tài liệu có liên quan, chứng từ nộp phí, lệ phí… Ngoài ra văn bản cũng hướng dẫn cụ thể về thời gian giải quyết và cơ quan có thẩm quyền…..
HƯỚNG DẪN
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
————————————
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.
Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.
– Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
– Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Hồ sơ đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
– Tờ khai (theo mẫu cục sở hữu trí tuệ);
– Bộ ảnh chụp/ bản vẽ;
– Bản mô tả;
– Các tài liệu có liên quan (nếu có);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Giấy ủy quyền nếu đơn được nộp thông qua ủy quyền.
Thời gian giải quyết:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
– Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
– Thẩm định nội dung: 07 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục sở hữu trí tuệ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp Biểu mẫu về sở hữu trí tuệ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.