Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thuỷ nội địa.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ———————– Số: 40/2010/TT-BGTVT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 |
THÔNG TƯ
Quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo
giao thông và chống va trôi trên đường thuỷ nội địa
_________________
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 24 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thuỷ nội địa như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thuỷ nội địa.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông là việc tổ chức hướng dẫn phương tiện thủy đi lại trong các tình huống bất lợi nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông.
2. Chống va trôi là thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa sự cố đâm va vào các công trình.
3. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thoả thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.
4. Cứu nạn là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe doạ đến tính mạng của họ, bao gồm cả biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
Điều 3. Các trường hợp điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi
1. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông thường xuyên được triển khai trên các tuyến đường thủy nội địa có nhiều đoạn cong cua liên tục làm tầm nhìn bị hạn chế; trên tuyến đường thủy nội địa có cầu, cống có khẩu độ khoang thông thuyền và chiều cao tĩnh không nhỏ hơn quy định của cấp kỹ thuật tương ứng; qua âu tàu.
2. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi khi thi công, sửa chữa công trình trên đường thủy nội địa, khai thác tài nguyên, trục vớt, thanh thải vật chướng ngại có ảnh hưởng đến hoạt động an toàn giao thông đường thủy.
3. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi đột xuất, khi xuất hiện một trong các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình đường thủy và các hoạt động giao thông đường thủy, bao gồm:
a) Có sự cố, tai nạn giao thông đường thủy;
b) Qua khu vực khan cạn kích thước đường thủy không đảm bảo cấp kỹ thuật quy định;
c) Trong các trường hợp phòng chống bão lũ, thiên tai; hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập hoặc bảo đảm an ninh quốc phòng;
d) Theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông kết hợp với chống va trôi tại các vị trí cầu, cống có khẩu độ khoang thông thuyền và chiều cao tĩnh không nhỏ hơn quy định của cấp kỹ thuật tương ứng trong mùa bão, lũ; khu vực có dòng chảy không ổn định với lưu tốc dòng chảy mặt ≥ 5 mét/giây.
Điều 4. Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi
Tuỳ theo điều kiện hạn chế của đường thuỷ nội địa, công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi được tổ chức bằng các biện pháp phù hợp theo quy định sau:
1. Bằng báo hiệu đường thủy nội địa khi chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế ≤200 mét;
2. Bằng 1 trạm điều tiết khống chế khi chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế >200 mét và < 500 mét;
3. Bằng 2 trạm điều tiết khống chế khi:
a) Chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế ≥500 mét;
b) Chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤2/3 chiều rộng luồng với tĩnh không hạn chế của các công trình vượt sông ≤2/3 tĩnh không công trình theo quy định.
4. Bằng 2 trạm điều tiết khống chế và bố trí thêm 1 trạm điều tiết khống chế trung tâm trong trường hợp thi công các hạng mục công trình nằm trong luồng chạy tàu có thời gian thi công kéo dài hơn 5 ngày.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT Về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thuỷ nội địa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.