Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 5 5 Đề kiểm tra 15 phút lớp 6 môn Sinh học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 5 được Wikihoc.com đăng tải trong bài viết dưới đây.

Tài liệu bao gồm 5 đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học 6 chương 5: Sinh sản sinh dưỡng có đáp án chi tiết kèm theo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều trong việc ôn tập lại kiến thức, để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 5 – Đề 1

Đề bài

Câu 1 (5 điểm). Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Sinh sản sinh dưỡng do người được hiểu như thế nào?

Câu 2 (3 điểm). Giâm cành là gì? Giâm cành thích hợp với những đối tượng nào?

Câu 3 (2 điểm). Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

1. Trong các phương pháp sau, phương pháp nhân giống nào nhanh nhất và hiệu quả kinh tế nhất?

A. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

B. Giâm cành, chiết cành,

C. Ghép cây, chiết cành.

D. Cả A và B.

2. Muốn diệt cỏ dại người ta phải

A. nhặt bỏ được toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất.

B. cắt toàn bộ phần cỏ trên mặt đất.

C. loại bỏ hết lá

D. cả A, B và C.

Đáp án

Câu 1 (5 điểm).

Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, thân bò, lá, thân rễ có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 8 - Trường THCS Tân Trường (Năm học 2013 - 2014) Môn Toán - Có đáp án

Sinh sản sinh dưỡng do người là hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các bộ phận cơ quan sinh dưỡng, dựa vào khả năng tái sinh của cây.

Câu 2 (3 điểm).

Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi rồi đem cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. Ví dụ: đối với mía, sắn, dâu tằm hay khoai lang (trồng từ dây khoai)… thường áp dụng biện pháp giâm cành.

Câu 3 (2 điểm).

1 – A

2 – A

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 5 – Đề 2

Đề bài

Câu 1 (4 điểm). Chiết cành là gì? Chiết cành gồm những bước nào?

Câu 2 (3 điểm). Ghép cành là gì?

Câu 3 (3 điểm). Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

1. Khoai tây sinh sản bằng

A. thân rễ.

B. thân củ.

C. thân bò.

D. lá.

2. Rau má sinh sản bằng

A. thân bò.

B. thân rễ.

C. rễ củ.

D. lá.

3. Cây gừng sinh sản bằng

A. thân bò.

B. thân rễ.

C. rễ củ.

D. lá.

Đáp án

Câu 1 (4 điểm).

Chiết cành là tạo điều kiện cho cành ra rễ ngay trên cây rồi cắt cành đó đem trồng thành cây mới. Chiết cành gồm các bước sau:

– Bóc một khoanh vỏ xung quanh cành rồi bó đất bùn lại.

– Tưới nước thường xuyên để rễ đâm ra.

– Tách cành khỏi cây mẹ và đem trồng.

Cách này thường được áp dụng với chanh, cam, bưởi, hồng, nhãn, vải…

Câu 2 (3 điểm).

Ghép cành là đem cành (gọi là cành ghép) hoặc chồi (chồi ghép, mắt ghép) của cây này đem ghép vào cây khác cùng loài (gọi là gốc ghép) để cho cành hoặc mắt ghép tiếp tục phát triển.

Câu 3 (3 điểm).

1 – B

2 – A

3 – B

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 5 – Đề 3

Đề bài

Câu 1 (4 điểm). Nhân giống vô tính trong ống nghiệm được tiến hành như thế nào? Nó có ưu điểm gì

Câu 2 (6 điểm). Hãy xác định những câu trả lời dưới đây là đúng (Đ) hay sai (S) rồi ghi vào ô trống.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3 năm 2022 - 2023 Đề cương giữa kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3 sách KNTT
STT Câu dẫn Đ/S
1 Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới.
2 Ở một số cây có hoa, rễ, thân, lá có thể tạo thành cây mới.
3 Giâm cành, chiết cành, ghép cây là các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
4 Ở cành chiết, rễ mọc ra ở cả hai phía của vết cắt.
5 Muốn diệt cỏ dại phải nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất.
6 Khoai lang, khoai tây đều được trồng bằng củ.
7 Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo ra rất nhiều cây mới từ một mô.
8 Sinh sản sinh dưỡng do người gồm có các hình thức như: giâm, chiết, ghép, nhân giống vô tính.

Đáp án

Câu 1 (4 điểm).

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (hay còn gọi là nuôi cấy mô) là quá trình tách một nhóm tế bào ra khỏi cơ thể mẹ, đem nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt để tạo thành mô non rồi cho phát triển thành cây mới. Nhờ phương pháp nuôi cấy mô, người ta có thể tạo được rất nhiều cây con giống hệt cây mẹ từ một số rất ít nguyên liệu giống ban đầu. Do đó, tiết kiệm được cả vật giống và thời gian gây giống.

Câu 2 (6 điểm).

1 2 3 4 5 6 7 8
Đ Đ S S Đ S Đ Đ

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 5 – Đề 4

Đề bài

Câu 1 (3 điểm). Khoai tây sinh sản bằng gì ?

Câu 2 (3 điểm). Ghép mắt gồm những bước nào ?

Câu 3 (4 điểm). Chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời.

Cột A
(Các hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo)
Cột B
(Ví dụ)
Trả lời
1. Giâm cành. a) Sắn l…
2. Chiết cành. b) Bưởi 2…
3. Ghép cây. c) Mía 3…
4. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm d) Nhãn 4…
e) Cà chua 5…

Đáp án

Câu 1 (3 điểm).

Khoai tây sinh sản bằng thân củ, củ khoai tây là một phần thân của cây nằm trong đất, phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non ở bên trong, sau một thời gian, chồi của củ khoai sẽ mọc mầm và phát triển thành cây mới.

Câu 2 (3 điểm).

Ghép cây là đem cành (cành ghép) hoặc mắt (mắt ghép, chồi ghép) của cây này ghép vào cây khác cùng loại (gốc ghép) để cho cành ghép hoặc mắt ghép tiếp tục phát triển. Các bước tiến hành khi ghép mắt:

Tham khảo thêm:   Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT: Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

Bước 1: Rạch vỏ gốc ghép.

Bước 2: Cắt lấy mắt ghép.

Bước 3: Luồn mắt ghép vào vết rách.

Bước 4: Buộc dây để giữ mắt ghép.

Khi mắt ghép phát triển được một thời gian, người ta cắt phần trên của gốc ghép để chất dinh dưỡng tập trung nuôi mắt ghép.

Câu 3 (4 điểm).

1 2 3 4
a, c b, d a, b, c, d, e a, b, c, d, e

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 5 – Đề 5

Đề bài

Câu 1 (3 điểm). Giâm cành được thực hiện như thế nào? Những cây nào được trồng bằng cách giâm cành?

Câu 2 (3 điểm). Tại sao khi chiết cành, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt?

Câu 3 (4 điểm). Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng (Đ) hay sai (S) rồi ghi vào ô trống.

STT Câu dẫn Đ/S
1 Cây cỏ tranh, cây củ gấu có thân rễ hình củ, từ đó mọc rễ rồi phát triển thành cây mới.
2 Từ củ khoai tây (thân biến dạng) có thể mọc chồi rồi phát triển thành cây con.
3 Giâm cành là tạo điều kiện cho cành ra rễ ngay trên cây rồi cắt cành đó đem trồng thành cây mới.
4 Rễ một số cây có khả năng mọc ra chồi con đâm lên khỏi mặt đất, từ đó lại ra rễ và phát triển thành cây mới.
5 Cơ sở của sinh sản sinh dưỡng là giảm phân và thụ tinh.

Đáp án

Câu 1 (3 điểm).

Giâm cành là một phương pháp chọn một đoạn cành bánh tẻ (không non, không già) có đủ mắt, chồi, sau khi cắm xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới, từ đó có thể phát triển thành cây mới.

Những cây thường được trồng bằng cách giâm cành là : sắn, mía…

Câu 2 ( 3 điểm).

Khi chiết cành, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt vì khoanh vỏ đã cắt bao gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo ở phần trên không thể chuyển qua mạch rây đã bị cắt xuống dưới nên tích lại ở đó. Do có độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo điều kiện cho sự hình thành rễ ở đó.

Câu 3 (4 điểm).

1 2 3 4 5
Đ Đ S Đ S

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 5 5 Đề kiểm tra 15 phút lớp 6 môn Sinh học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *