Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ, trình độ Tiến sĩ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

________________

Số: 38/2010/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo,
đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo
các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ, trình độ Tiến sĩ
_______________________

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường Đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ, trình độ Tiến sĩ như sau:

Tham khảo thêm:   Đề thi Tìm kiếm tài năng Toán học trẻ lớp 4 năm 2019 Đáp án đề thi MYTS lớp 4

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ, trình độ Tiến sĩ.

2. Văn bản này áp dụng đối với các Đại học, Học viện, trường Đại học, viện nghiên cứu khoa học (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo), các sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Điều kiện được xem xét để cấp phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ

Các Đại học, Học viện, các trường Đại học được xem xét để cấp phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ khi bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Đã đào tạo trình độ Đại học hình thức chính quy ngành tương ứng với ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo trình độ Thạc sĩ và có ít nhất 2 khóa sinh viên đã tốt nghiệp.

2. Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo trình độ Đại học, trình độ Thạc sĩ ở các ngành hoặc chuyên ngành đang đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo đề nghị cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ.

3. Có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo trình độ Thạc sĩ ở ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo, cụ thể:

a) Giảng viên cơ hữu có trình độ Thạc sĩ trở lên tham gia giảng dạy ít nhất 70% chương trình đào tạo. Đối với phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, giảng viên tham gia giảng dạy lý thuyết phải có trình độ Tiến sĩ;

Tham khảo thêm:   Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 6, 7 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

b) Có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng Tiến sĩ cùng ngành đề nghị cho phép đào tạo, trong đó có ít nhất 3 người cùng chuyên ngành.

4. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành hoặc chuyên ngành ở trình độ Thạc sĩ, cụ thể:

a) Có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu của ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo;

b) Thư viện có phòng tra cứu thông tin cung cấp các nguồn thông tin tư liệu (sách, giáo trình và tạp chí trong và ngoài nước) được xuất bản trong 5 năm trở lại đây, đáp ứng yêu cầu dạy, học các học phần trong chương trình đào tạo và thực hiện đề tài luận văn;

c) Có website của cơ sở đào tạo được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục, công khai thu chi tài chính.

5. Cơ sở đào tạo có năng lực, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực của ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo; các giảng viên tham gia giảng dạy trong chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ đã và đang chủ trì các đề tài khoa học từ cấp Bộ hoặc tương đương trở lên ở ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo. Mỗi giảng viên là tiến sĩ có ít nhất 3 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có trong danh mục của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước quy định trong 5 năm trở lại đây tính đến ngày cơ sở đào tạo đề nghị cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ.

Tham khảo thêm:   Quyết định 14/2019/QĐ-TTg Xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật

6. Có chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần trong chương trình đào tạo của ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo, được xây dựng theo quy định của quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Tên ngành hoặc chuyên ngành đào tạo có trong danh mục ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trường hợp tên ngành hoặc chuyên ngành đào tạo chưa có trong danh mục, cơ sở đào tạo phải trình bày luận cứ khoa học về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo mới đã được Hội đồng khoa học đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo tham khảo của một số trường Đại học đã được kiểm định ở nước ngoài.

7. Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ; đã xây dựng quy định đào tạo trình độ Thạc sĩ của cơ sở đào tạo.

8. Ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương, khu vực và quốc gia.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *