Thông tư số 32/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam”.
BỘ TÀI CHÍNH ——————- Số: 32/2010/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2010 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện
“Chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam”
———————————-
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam” (sau đây gọi tắt là chương trình) như sau:
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam do các trường đào tạo chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam thực hiện, bao gồm:
a) Các lớp đào tạo về kiến thức liên quan tới ngành Dệt May cho cán bộ quản lý kinh tế – kỹ thuật, cán bộ pháp chế của các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt May.
b) Các lớp đào tạo về thiết kế thời trang, phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng chuyên ngành Dệt May (gồm các kỹ năng thiết kế thời trang, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động).
c) Các lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm.
d) Các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân chuyên ngành Dệt May.
2. Các trường đào tạo chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam là các trường được thành lập theo quy định của pháp luật, có đủ năng lực để thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May. Danh sách các trường đào tạo chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam đủ năng lực thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May do Bộ Công Thương xem xét công bố.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ đang làm công tác quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành dệt may tại các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam;
2. Công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp Dệt May;
3. Sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trung học phổ thông, Trung học cơ sở.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chương trình
1. Đối tượng tham gia chương trình phải có nhu cầu, nguyện vọng được đào tạo và làm việc trong ngành dệt may.
2. Việc đào tạo được thực hiện theo hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn tập trung tại các trường chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam; kết hợp đào tạo dài hạn và ngắn hạn; kết hợp đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ (vừa học vừa làm), đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp; kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.
3. Các trường chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam mở các lớp thuộc chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam quy định tại Điều 1 Thông tư này được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện chương trình.
4. Các trường chuyên nghiệp của ngành Dệt May Việt Nam được hỗ trợ một phần kinh phí theo nguyên tắc xã hội hóa để nâng cấp cơ sở gắn với nhiệm vụ đào tạo. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ không quá 50% kinh phí đối với từng khoản mục đầu tư. Phần còn lại do các trường tự huy động.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 32/2010/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.