Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
———————

Số: 14/2010/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
———————–

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số quy định về việc tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc có liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Hành trình chạy xe: được xác định cụ thể điểm đi, điểm đến và các điểm dừng, đỗ theo tuyến đường nhất định.

2. Lịch trình chạy xe: là thời gian được xác định cho một hành trình từ khi xe xuất phát đến khi kết thúc.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 2 năm 2022 - 2023 (Sách mới) 5 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 2 môn Toán (Có đáp án)

3. Biểu đồ chạy xe: là tổng hợp các hành trình, lịch trình chạy xe của các chuyến xe trong một chu kỳ thời gian nhất định.

4. Thời gian biểu chạy xe: là tổng hợp thời điểm xuất bến của xe trong một khoảng thời gian do cơ quan quản lý tuyến xây dựng theo một chu kỳ thời gian nhất định và công bố để các doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia.

5. Điểm dừng xe buýt: là những vị trí xe buýt phải dừng để đón, trả hành khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 4. Quy định chung

1. Đối với đơn vị kinh doanh vận tải:

a) Bảo đảm luôn có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh (chỉ áp dụng với vận tải hành khách tuyến cố định);

b) Có phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có các nội dung tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1;

c) Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những loại hình yêu cầu phải có Giấy phép. Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại Phụ lục 2; Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định tại Phụ lục 3.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông để thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Theo dõi, tổng hợp phân tích tình hình chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông;

b) Kiểm tra đảm bảo các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước khi xe tham gia hoạt động;

c) Quản lý các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, số lần đóng hoặc mở cửa xe (trừ xe công-ten-nơ), thời gian lái xe trong ngày của từng lái xe từ thiết bị giám sát hành trình của xe (sau đây gọi tắt là thông tin bắt buộc).

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Có không giữ mất đừng tìm

Điều 5. Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe

1. Yêu cầu đối với thiết bị giám sát hành trình của xe:

a) Phải được cơ quan đăng kiểm kiểm định theo quy định;

b) Phải cập nhật liên tục, lưu trữ đầy đủ các thông tin bắt buộc.

2. Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm:

a) Lắp đặt, khai thác, quản lý thông tin trên thiết bị giám sát hành trình của xe đối với các phương tiện theo quy định;

b) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải;

c) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 (một) năm;

d) Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin bắt buộc cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Điều 6. Đăng ký, niêm yết chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi

1. Nội dung đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải:

a) Đối với phương tiện vận tải gồm: nhãn hiệu xe, số ghế, năm sản xuất, trang thiết bị phục vụ hành khách trên xe;

b) Đối với lái xe, nhân viên phục vụ: hoàn thành chương trình tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về vận tải hành khách và an toàn giao thông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ hành khách do doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức;

c) Phương án tổ chức vận tải: việc chấp hành phương án hoạt động trên tuyến, hành trình chạy xe, công tác bảo đảm an toàn giao thông;

d) Các quyền lợi của hành khách gồm: bảo hiểm, số lượng hành lý mang theo được miễn cước;

e) Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin kiến nghị của hành khách và phản ánh của thông tin đại chúng, tiếp nhận thông tin phản ánh của hành khách;

Tham khảo thêm:   Báo cáo thống kê tình hình đội ngũ CBQL

g) Các dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình.

2. Hồ sơ đăng ký:

a) Giấy Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải theo mẫu được quy định tại Phụ lục 4;

b) Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy chứng nhận quản lý chất lượng dịch vụ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO thì gửi kèm bản sao Giấy chứng nhận quản lý chất lượng dịch vụ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO.

3. Quy trình tiếp nhận hồ sơ:

a) Cơ quan quản lý tuyến tiếp nhận 01 (một) bộ hồ sơ do doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký, xác nhận cho doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Cơ quan quản lý tuyến có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc niêm yết của doanh nghiệp, hợp tác xã và thực hiện theo những nội dung doanh nghiệp, hợp tác xã đã cam kết.

4. Niêm yết:

a) Niêm yết trên phương tiện: giá cước, nội dung chính dịch vụ theo điểm g khoản 1 điều này, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Niêm yết tại bến xe, tại quầy bán vé (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định): thời gian xuất bến, số chuyến lượt, loại xe, giá vé, hành trình chạy xe (bao gồm cả các điểm dừng nghỉ, thời gian dừng, nghỉ), dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo hiểm hành khách, hành lý miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của hành khách.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *