Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP Hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính: Hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

BỘ TÀI CHÍNH – BỘ TƯ PHÁP
———————

Số: 144/2010/TTLT-BTC-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————-

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí thi hành án dân sự
————————

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;

Căn cứ Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự như sau:

Tham khảo thêm:   Cách sửa lỗi mạng không ổn định khi chơi Rise of Kingdoms

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định việc thu, nộp, quản lý sử dụng phí thi hành án dân sự.

2. Người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của tòa án thì phải nộp phí thi hành án, kể cả trường hợp người được thi hành án không phải là người đã nộp đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp các bên đương sự tự nguyện thi hành án với nhau mà không yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành thì không phải nộp phí thi hành án.

3. Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án đối với các khoản tiền, tài sản nhận được thuộc các trường hợp quy định tại Điều 34 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009.

Điều 2. Mức phí thi hành án dân sự

1. Mức thu phí thi hành án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ. Trường hợp người được thi hành án không có đơn yêu cầu thi hành án, nhưng được nhận tiền, tài sản thì vẫn chịu phí thi hành án theo mức quy định nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/01 vụ việc.

2. Đối với các vụ việc chia tài sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản được thi hành án (chỉ cần một trong các bên có đơn yêu cầu thi hành án), người nhận tài sản phải nộp phí thi hành án tương ứng với giá trị tài sản thực nhận tính trên tổng số tiền phí thi hành án phải nộp của các bên.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022 - 2023 (Sách mới) 12 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 10 (Có đáp án, ma trận)

Ví dụ 1: Có 3 người được chia thừa kế một tài sản có giá trị 1 tỷ đồng. Người thứ nhất được nhận 20% giá trị tài sản. Người thứ hai được nhận 30% giá trị tài sản. Người thứ ba được nhận 50% giá trị tài sản. Số phí thi hành án phải nộp của từng người theo quy định trên được xác định như sau:

– Xác định tổng số phí thi hành án phải nộp: 3% x 1 tỷ đồng = 30 triệu đồng.

– Xác định số phí thi hành án phải nộp của từng người:

+ Người thứ nhất phải nộp là: 20% x 30 triệu đồng = 6 triệu đồng.

+ Người thứ hai phải nộp là: 30% x 30 triệu đồng = 9 triệu đồng.

+ Người thứ ba phải nộp là: 50% x 30 triệu đồng = 15 triệu đồng.

Ví dụ 2: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500 triệu đồng và phải thanh toán cho ông A 200 triệu đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:

Số phí thi hành án ông A phải nộp là: 3% x 200 triệu đồng = 6 triệu đồng;

Số phí thi hành án bà B phải nộp là: 3% x (500 – 200) triệu đồng = 9 triệu đồng.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP Hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Phim chiếu rạp Resident Evil: Đảo Tử Thần

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *