Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 73/2013/TT-BTC Hướng dẫn về niêm yết chứng khoán ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 73/2013/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

Số: 73/2013/TT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2013

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 58/2012/NĐ-CP NGÀY 20/7/2012 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết chứng khoán tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Thông tư này quy định về điều kiện niêm yết của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Công ty cùng loại là công ty có cùng loại hình doanh nghiệp như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất theo quy định tại Điều 152 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11.

3. Sáp nhập doanh nghiệp là trường hợp một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập theo quy định tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11.

4. Cụm từ “công ty” và “doanh nghiệp” được sử dụng với nghĩa như nhau trong Thông tư này.

Chương II

ĐIỀU KIỆN NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÌNH THÀNH SAU QUÁ TRÌNH HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Điều 3. Điều kiện niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu

1.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau hợp nhất doanh nghiệp

a) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

Tham khảo thêm:   Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến (4 Mẫu) Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

b) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty trong đó có ít nhất một công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và đồng thời có ít nhất một công ty không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; đồng thời công ty chưa niêm yết phải đáp ứng điều kiện có ít nhất hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau hợp nhất được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 05% và hoạt động kinh doanh của hai (02) năm liền trước năm hợp nhất phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01) năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm hợp nhất; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.

c) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

1.2. Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau sáp nhập doanh nghiệp

a) Trường hợp công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, công ty hình thành sau sáp nhập phải thực hiện đăng ký thay đổi niêm yết.

b) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết, công ty bị sáp nhập không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, công ty hình thành sau sáp nhập sẽ được thực hiện đăng ký niêm yết bổ sung cho phần cổ phiếu hoán đổi của công ty bị sáp nhập khi:

b1) Công ty bị sáp nhập đáp ứng các điều kiện sau: có ít nhất hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 05% và hoạt động kinh doanh của hai (02) năm liền trước năm sáp nhập phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01) năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm sáp nhập; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.

b2) Trường hợp công ty bị sáp nhập không đáp ứng được điều kiện quy định tại điểm b1 nói trên, thì phải có tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính hợp nhất bán niên được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) của công ty hình thành sau sáp nhập tối thiểu là 05% hoặc có tỷ lệ ROE dương trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) và lớn hơn tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của công ty nhận sáp nhập.

b3) Trường hợp công ty bị sáp nhập và tỷ lệ ROE của công ty hình thành sau sáp nhập không thỏa mãn các điều kiện trên, số cổ phiếu phát hành thêm (tương ứng với số vốn của công ty bị sáp nhập) chỉ được niêm yết bổ sung sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c) Trường hợp công ty nhận sáp nhập không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, công ty hình thành sau sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

2. Điều kiện niêm yết trái phiếu sau hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp

Công ty hình thành sau hợp nhất/sáp nhập thực hiện đăng ký niêm yết trái phiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

Điều 4. Điều kiện niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Tham khảo thêm:   Mẫu C7-02/KB: Bảng kê phát hành trái phiếu, công trái (Bằng chuyển khoản) Ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC

1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu

1.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau hợp nhất doanh nghiệp

a) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

b) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty trong đó có ít nhất một công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và đồng thời có ít nhất một công ty không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; đồng thời công ty chưa niêm yết phải đáp ứng điều kiện có ít nhất một (01) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau hợp nhất được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm hợp nhất tối thiểu là 05%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01) năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm hợp nhất; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.

c) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

1.2. Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau sáp nhập doanh nghiệp

a) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và công ty bị sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, công ty hình thành sau sáp nhập phải thực hiện đăng ký thay đổi niêm yết.

b) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, công ty bị sáp nhập không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, công ty hình thành sau sáp nhập sẽ được thực hiện đăng ký niêm yết bổ sung cho phần cổ phiếu hoán đổi của công ty bị sáp nhập khi:

b1) Công ty bị sáp nhập phải đáp ứng điều kiện có ít nhất một (01) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm sáp nhập tối thiểu là 05%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01) năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm sáp nhập; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.

b2) Trường hợp công ty bị sáp nhập không đáp ứng được điều kiện quy định tại điểm b1 nói trên, thì phải có tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính hợp nhất bán niên được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) của công ty hình thành sau sáp nhập tối thiểu là 05% hoặc có tỷ lệ ROE dương trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) và lớn hơn tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của công ty nhận sáp nhập.

b3) Trường hợp công ty bị sáp nhập và tỷ lệ ROE của công ty hình thành sau sáp nhập không thỏa mãn các điều kiện trên, số cổ phiếu phát hành thêm (tương ứng với số vốn của công ty bị sáp nhập) chỉ được niêm yết bổ sung sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c) Trường hợp công ty nhận sáp nhập không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, công ty hình thành sau sáp nhập phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22 2 Đề thi giữa học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 4 có ma trận đề thi

2. Điều kiện niêm yết trái phiếu sau hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp

Công ty hình thành sau hợp nhất/sáp nhập thực hiện đăng ký niêm yết trái phiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

Chương III

HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Điều 5. Hồ sơ, thủ tục đăng ký niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán

1. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu:

1.1. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu:

a) Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu theo quy định tại điểm b, đ, e, g, h, i, k Khoản 2 Điều 57 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;

b) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu theo mẫu tại Phụ lục số 01 (a);

c) Sổ đăng ký cổ đông được lập trong thời hạn một (01) tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết kèm theo bản liệt kê danh sách cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, cổ đông chiến lược (số lượng, tỷ lệ nắm giữ, thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (nếu có)) và danh sách những người liên quan của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ;

d) Bản cáo bạch theo mẫu tại Phụ lục số 02.

1.2. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau hợp nhất:

a) Trường hợp công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán:

– Hồ sơ đăng ký niêm yết theo Khoản 1.1 Điều này, ngoại trừ Phụ lục VI, VII về báo cáo kiểm toán và các báo cáo tài chính tại Bản cáo bạch;

– Hợp đồng hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

– Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hợp nhất doanh nghiệp (trường hợp phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

b) Trường hợp công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty trong đó có ít nhất một công ty niêm yết và một công ty không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán:

– Hồ sơ đăng ký niêm yết theo Khoản 1.1 Điều này, ngoại trừ Phụ lục VI, VII về báo cáo kiểm toán và các báo cáo tài chính tại Bản cáo bạch;

– Công ty chưa niêm yết phải có báo cáo tài chính kiểm toán năm được kiểm toán trước thời điểm hợp nhất;

– Hợp đồng hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

– Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hợp nhất doanh nghiệp (trường hợp phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

c) Trường hợp công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết theo Khoản 1.1 Điều này.

1.3. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau sáp nhập:

a) Trường hợp công ty cổ phần hình thành sau sáp nhập theo quy định tại điểm a, b3 Khoản 1.2 Điều 3 và điểm a, b3 Khoản 1.2 Điều 4 Thông tư này, hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết theo Khoản 2 Điều 59 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;

– Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sáp nhập doanh nghiệp (trường hợp phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

b) Trường hợp công ty cổ phần hình thành sau sáp nhập theo quy định tại điểm b1, b2 Khoản 1.2 Điều 3 và điểm b1, b2 Khoản 1.2 Điều 4 Thông tư này:

– Hồ sơ đăng ký niêm yết theo Khoản 1.1 Điều này;

– Công ty nhận sáp nhập và bị sáp nhập phải có báo cáo tài chính kiểm toán năm được kiểm toán trước thời điểm sáp nhập;

– Hợp đồng sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

– Báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) của công ty hình thành sau sáp nhập;

– Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sáp nhập doanh nghiệp (trường hợp phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

c) Trường hợp công ty cổ phần hình thành sau sáp nhập theo quy định tại điểm c Khoản 1.2 Điều 3 và điểm c Khoản 1.2 Điều 4 Thông tư này, hồ sơ đăng ký niêm yết theo Khoản 1.1 Điều này.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 73/2013/TT-BTC Hướng dẫn về niêm yết chứng khoán của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *