Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 69/2017/TT-BTC Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 07/07/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 22/08/2017. Theo đó, Thông tư hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết và tải thông tư tại đây.

BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 69/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2017

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 2: 2F Reading Soạn Anh 11 Chân trời sáng tạo trang 32

1. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Các cơ quan, tổ chức quan hệ không thường xuyên với ngân sách nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm: cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần hay đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ nhà nước giao; các tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính được nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Trần chi ngân sách

Trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm trần chi theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi tiết theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 4. Trần chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và trần bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương

1. Trần chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm là giới hạn chi ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các Bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Trần bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương là giới hạn bổ sung ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do cơ quan có thẩm quyền thông báo trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm; bao gồm trần bổ sung cân đối và trần bổ sung có mục tiêu.

Điều 5. Chi tiêu cơ sở

Chi tiêu cơ sở là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ; chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó:

1. Chi đầu tư phát triển cơ sở là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết và vốn vay nước ngoài theo quy định) cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, đang triển khai và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch; cụ thể gồm:

a) Vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định đến hết kế hoạch năm trước chưa bố trí được nguồn để thanh toán;

b) Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

Tham khảo thêm:   Công văn 459/TTg-KTTH Bổ sung Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm thành viên Ban chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành

c) Vốn đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, các dự án khởi công mới trong năm hiện hành và tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo, bao gồm cả vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo tiến độ thực hiện, giải ngân vốn nước ngoài; vốn nhà nước đóng góp để đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công – tư (PPP);

d) Vốn thực hiện các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 1: Xác định chi đầu tư phát triển cơ sở trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin về kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -2020 đã giao cho cơ quan này tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau:

(i) Tiếp tục thực hiện Dự án I đã bắt đầu từ năm 2016, dự kiến kết thúc năm 2019, với tổng mức đầu tư được duyệt là 20 tỷ đồng, bố trí đều hàng năm là 5 tỷ đồng/năm;

(ii) Thực hiện Dự án II, với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng, thời gian thi công 24 tháng bắt đầu từ năm 2017, trong đó vốn kế hoạch năm 2017 đã giao là 8 tỷ đồng;

(iii) Thực hiện Dự án III từ nguồn vay ưu đãi Ngân hàng Thế giới (WB): bắt đầu từ năm 2017 và kết thúc vào năm 2020, với tổng vốn vay là 80 tỷ đồng, trong đó dự kiến vốn giải ngân năm 2017 khoảng 5 tỷ đồng, năm 2018 khoảng 25 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 35 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 15 tỷ đồng. Vốn đối ứng trong nước (bằng tiền) để thực hiện Dự án dự kiến 8 tỷ đồng, bố trí phù hợp với tiến độ giải ngân vốn vay ưu đãi, trong đó năm 2017 khoảng 500 triệu đồng, năm 2018 khoảng 2,5 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 3,5 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 1,5 tỷ đồng;

(iv) Thanh toán nợ khối lượng đầu tư hoàn thành từ năm 2014 nhưng đến năm 2017 vẫn chưa được bố trí dự toán để trả nợ (khoảng 15 tỷ đồng); nay theo chủ trương của Ủy ban thường vụ Quốc hội, được ưu tiên bố trí vốn kế hoạch năm 2018 để thanh toán dứt điểm nợ.

Với dữ liệu nêu trên thì chi đầu tư phát triển cơ sở lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ quan A trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 sẽ là:

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Ước thực hiện năm 2017

Dự toán năm 2018

Dự kiến năm 2019

Dự kiến năm 2020

Chi đầu tư phát triển cơ sở

18.500

59.500

43.500

16.500

1

Thanh toán nợ XDCB

15.000

2

Dự án I

5.000

5.000

5.000

3

Dự án II

8.000

12.000

4

Dự án III

5.500

27.500

38.500

16.500

– Vốn vay WB

5000

25.000

35.000

15.000

– Vốn đối ứng trong nước

500

2.500

3.500

1.500

2. Chi thường xuyên cơ sở là tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm trước, đang triển khai và tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch; được xác định bằng số dự kiến kinh phí thường xuyên của năm liền trước năm kế hoạch và bù trừ (cộng hoặc trừ) các yếu tố điều chỉnh chi tiêu thường xuyên cơ sở của năm đó, bao gồm:

Tham khảo thêm:   Viết văn bản nghị luận về Khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ và nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

a) Biến động (tăng, giảm) về chi phí tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của người hưởng lương khi được nâng bậc lương, chuyển ngạch công chức, viên chức theo quy định của pháp luật có liên quan, được cấp có thẩm quyền xác nhận;

b) Biến động (tăng, giảm) của đối tượng chi theo các chế độ, chính sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành, được cấp có thẩm quyền xác nhận;

c) Biến động (giảm) của các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã kết thúc, hết hiệu lực thi hành, hay bị buộc phải cắt giảm dự toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

d) Thực hành tiết kiệm chi tiêu thường xuyên (giảm) để dành nguồn tăng cho các nhu cầu chi tiêu mới;

đ) Các khoản điều chỉnh khác (nếu có).

Ví dụ 2: Xác định chi thường xuyên cơ sở trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau:

(i) Dự toán chi quản lý hành chính năm 2017 được giao của cơ quan là 6 tỷ đồng, trong đó tổng quỹ lương (bao gồm lương ngạch bậc, lương cán bộ hợp đồng, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương theo mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng) khoảng 2,3 tỷ đồng, các nhiệm vụ thường xuyên còn lại (mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định; đoàn ra nước ngoài; đóng góp niên liễm cho các tổ chức quốc tế;…) khoảng 3,7 tỷ đồng;

(ii) Biên chế được duyệt của cơ quan là 20 người, biên chế thực có mặt đến năm 2017 là 20 người, số lao động hợp đồng dài hạn là 04 người. Dự kiến, giai đoạn 2017 đến năm 2020, tổng quỹ lương của cơ quan tăng 3%/năm do nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn;

(iii) Giai đoạn 2016 – 2020, cơ quan phải đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế theo mức cam kết là 80.000 USD/năm (tương đương 1,8 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2017), biên độ biến động tỷ giá hằng năm khoảng +2%/năm;

(iv) Dự án mua sắm tài sản cố định thực hiện từ năm 2014 và kết thúc trong năm 2017, trong đó giá trị TSCĐ mua sắm trong năm 2017 là 500 triệu đồng;

(v) Thực hiện chủ trương khoán xe ô tô công, cơ quan triển khai việc khoán xe ô tô phục vụ chức danh lãnh đạo từ năm 2018, dự kiến tiết kiệm được 500 triệu đồng và sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi phát sinh;

Với dữ liệu nêu trên thì chi thường xuyên cơ sở lĩnh vực chi quản lý hành chính của cơ quan A trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 sẽ là:

Số TT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2017

Dự toán năm 2018

Dự kiến năm 2019

Dự kiến năm 2020

1

Chi thường xuyên cơ sở

6.000

5.089

5.180,2

5.273,7

2

Các khoản điều chỉnh chi thường xuyên cơ sở (a-b)

-911

91,2

93,5

a

Các khoản điều chỉnh tăng

89

91,2

93,5

– Nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn

53

54,5

56

– Tăng kinh phí đóng niên liễm do biến động tỷ giá

36

36,7

37,5

b

Các khoản điều chỉnh giảm

1.000

– Dự án mua sắm TSCĐ

500

– Kinh phí tiết kiệm do thực hiện chủ trương khoán xe ô tô

500

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 69/2017/TT-BTC Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *