6 chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn giúp các em hệ thống lại kiến thức, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả. Toàn bộ 6 chuyên đề Văn 9 bám sát chương trình trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, với cấu trúc và các dạng đề thường gặp trong những năm gần đây.
Tài liệu chia làm 6 chuyên đề cơ bản:
- Chuyên đề 1: Câu và các thành phần câu.
- Chuyên đề 2: Hướng dẫn học sinh cách phân tích giá trị nghệ thuật của một số biện pháp tu từ.
- Chuyên đề 3: Đoạn văn
- Chuyên đề 4: Văn học trung đại.
- Chuyên đề 5: Thơ hiện đại.
- Chuyên đề 6: Truyện hiện đại.
Qua đó, còn giúp thầy cô tham khảo để giao tài liệu ôn tập môn Ngữ văn cho học sinh của mình chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Các chuyên đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn
Chuyên đề 1: Câu và các thành phần câu
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Giúp Hs hiểu rõ về các thành phần câu, các kiểu câu trong Tiếng Việt.
- Thông qua hệ thống các bài tập, rèn luyện cho Hs biết nhận diện và có khả năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt các kiểu câu trong khi nói hoặc viết – nhất là viết câu, dựng đoạn.
- Tích hợp kiến thức văn học – các văn bản trong Ngữ văn 9 để củng cố kiến thức phần văn (thông qua các ví dụ minh họa hoặc bài tập).
- Nâng cao chất lượng kì thi tuyển sinh vào lớp 10.
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kích thích tư duy, phân tích ngôn ngữ, đối chiếu…
C. NỘI DUNG
I. CÁC THÀNH PHẦN CÂU
I.1.Thành phần chính của câu: là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn, bao gồm chủ ngữ và vị ngữ.
– Chủ ngữ:
- Là một trong hai thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái… được nói đến ở vị ngữ.
- Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi: ai? con gì? cái gì?
- Đặc điểm: chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, do danh từ, cụm danh từ, đại từ đảm nhiệm. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Ví dụ: Những cô gái thanh niên xung phong // rất dũng cảm, gan dạ. (CN là một cụm danh từ)
Lưu ý: Đôi khi chủ ngữ có thể do tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ đảm nhiệm.
– Vị ngữ: là một trong hai thành phần chính của câu nêu lên đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ, có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian (như: đã, sẽ đang, vừa, mới ,sắp…)
- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi làm gì?, làm sao?, như thế nào?, là gì?,
- Vị ngữ thường do động từ (cụm động từ ) tính từ (cụm tính từ) đảm nhiệm và một câu có thể có nhiều vị ngữ.
Ví dụ: Anh thanh niên rất thành thật, khiêm tốn. (VN là CTT, tính từ)
Lưu ý: Vị ngữ cũng có thể do danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhiệm
Ví dụ: Ông Hai là người nông dân làng Chợ Dầu. (VN là cụm danh từ)
I.2. Thành phần phụ của câu: Là thành phần không bắt buộc có mặt.
Thành phần phụ của câu gồm: Trạng ngữ và khởi ngữ.
….
Chuyên đề 2: Hướng dẫn học sinh cách phân tích giá trị nghệ thuật của một số biện pháp tu từ
(SO SÁNH, ẨN DỤ, NHÂN HÓA, HOÁN DỤ)
A. Mục đích yêu cầu: yêu cầu học sinh:
1.Về kiến thức:
- Nắm thật chắc khái niệm, các dạng, các kiểu biểu hiện của biện pháp tu từ để nhận dạng được chúng trong văn bản.
- Nắm được hướng phân tích một biện pháp tu từ để có thể trình bày cảm nhận của bản thân về hiệu quả nghệ thuật của nó một cách logic, rõ ràng, đầy đủ nhất.
2. Về Kỹ năng:
Luyện viết được một đoạn văn trình bày cảm nhận hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ …
B. Về phương pháp:
Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy đối tượng học sinh, nhưng về cơ bản nên sử dụng phương pháp gợi mở, đàm thoại, thuyết trình và quy nạp vấn đề..
D. Nội dung chuyên đề:
PHẦN 1: HƯỚNG DẪN CẢM NHẬN GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ
I. SO SÁNH:
1. Khái niệm: So sánh là cách đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gọi cảm cho diễn đạt…
Ví dụ:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (Ca dao)
(Vì phần này đặt tiền đề cho việc hình thành khái niệm, nên giáo viên cần chỉ rõ hai sự vật được đối chiếu (xứ Nghệ và tranh họa đồ), sự tương đồng của hai sự vật (vẻ đẹp), sức gợi hình của phép so sánh (nét xinh xắn, sự cân đối hài hòa, màu sắc tươi thắm của xứ Nghệ và tranh họa đồ), sức gợi cảm (sự rung động say mê, tình yêu, niềm tự hào của con người xứ Nghệ về quê hương đẹp đẽ của mình)….
2. Cấu tạo của phép so sánh:
a. Cấu tạo dạng đầy đủ nhất: gồm bốn phần
- Vế A: sự vật, sự việc được so sánh (xứ Nghệ)
- Vế N: sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nêu ở vế A tranh họa đồ)
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh (trong ví dụ trên, khuyết yếu tố này)
- Từ ngữ chỉ sự so sánh (trong ví dụ trên là từ “như”)
b. Cấu tạo dạng không đầy đủ:
Trong nhiều trường hợp, từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so sánh có thể vắng mặt.
c. Lưu ý:
Như vậy, trong so sánh, vế A và vế B không được phép vắng mặt, đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt với ẩn dụ vì trong ẩn dụ, ko có mặt vế A, mà chỉ có vế B.
Vế B có thể được đảo lên trước vế A
Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất (Thép Mới)
Khi phép so sánh vắng yếu tố thứ ba (từ ngữ chỉ phương diện so sánh) thì gọi đó là phép so sánh chìm, có mặt yếu tố này thì gọi là so sánh nổi. trong so sánh nổi, trường liên tưởng để tìm ra hiệu quả nghệ thuật của phép so sánh sẽ hẹp hơn.
Ví dụ: cổ tay em trắng như ngà -> chỉ nhìn vế B để cảm nhận về đặc điểm “trắng” của “ cổ tay em”, nhưng nếu: cổ tay em như ngà -> nhìn vế B để cảm nhận về màu trắng, vẻ tròn trặn duyên dáng của “cổ tay em”…
4. Các bước phân tích giá trị nghệ thuật của phép so sánh: 4 bước
- Bước 1: chỉ ra vế A và vế B (cái gì được so sánh với cái gì)
- Bước 2: phân tích vế B, tìm ra nét tương đồng với vế A (bước này có thể viết vào bài, cũng có thể ko cần viết vào bài, tùy cách diễn đạt của học sinh.
- Bước 3: đem những điều tìm được, gán cho vế A (chính là bước nêu tác dụng của phép so sánh)
- Bước 4: chỉ ra thái độ, cảm xúc của tác giả với sự vật nêu ở vế A thông qua phép so sánh đó.
Ví dụ: phân tích giá trị nghệ thuật của phép so sánh trong câu ca dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/non xanh nước biếc như tranh họa đồ”:
- Bước 1 (chỉ ra vế A và vế B): xứ Nghệ được so sánh với “tranh họa đồ”
- Bước 2 (phân tích vế B): “tranh họa đồ” gợi lên nét đẹp tươi tắn, cân đối, hài hòa..
- Bước 3 (gán những điều cảm nhận được từ vế B cho vế A): cách so sánh như thế cho ta cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, hài hòa, đáng yêu của xứ Nghệ.
- Bước 4 (chỉ ra thái độ, cảm xúc của tác giả với đối tượng được nêu tại vế A): qua cách so sánh này, người đọc có thể cảm nhận rất rõ tình yêu, niềm tự hào của con người xứ Nghệ với quê hương của mình
II. ẨN DỤ:
1. Khái niệm: Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sự gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ 6 chuyên đề Văn 9
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 6 chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn Tài liệu ôn thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.