Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 59/2017/TT-BTC Thu phí thẩm định xử lý chất thải nguy hại ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 59/2017/TT-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/08/2017. Theo đó, việc nộp phí thẩm định trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ lúc nhận văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm, có thể nộp phí trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách tại Kho bạc Nhà Nước. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Nội dung Thông tư 59/2017/TT-BTC

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——–

Số: 59/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP

XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nộp phí; tổ chức thu phí; tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Điều 2. Người nộp phí và tổ chức thu phí

1. Người nộp phí là tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian 10 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận được văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm của cơ quan cấp phép. Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn nhập Giftcode game Tru Tiên H5 - Game kiếm hiệp chính tông online

2. Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức thu phí thẩm định theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Mức thu phí

Mức thu phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Kê khai, nộp phí

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ. Tổ chức thu phí nộp số tiền phí theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

Điều 5. Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước thuộc diện khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì được trích để lại 90% tổng số tiền phí thẩm định thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước. Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả: Chi phí kiểm tra, đánh giá tại cơ sở; thẩm định thiết bị xử lý chất thải nguy hại; lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải; mức chi theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

Điều 6. Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2017.

Tham khảo thêm:   Mẫu S2-08/KB/TABMIS: Báo cáo tình hình sử dụng tài khoản tiền Ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC

2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí thẩm định không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.


Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội;
– Công báo;
– Website chính phủ;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Website Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, CST (CST5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

BIỂU MỨC THU PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(kèm theo Thông tư số 59/2017/TT-BTC ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1. Mức thu phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Biểu mức thu sau:

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Số tt

Hot đng thẩm đnh

Mức phí (theo Khu vực địa lý)

I

1

– Cấp mới giấy phép;

– Điều chỉnh giấy phép có bổ sung thiết bị xử lý chất thải nguy hại.

12.300

2

– Cấp lại giấy phép;

– Điều chỉnh giấy phép không bổ sung/giảm thiết bị xử lý chất thải nguy hại.

3.600

Trong đó:

a) Khu vực địa lý là nơi đặt cơ sở (hoặc nhà máy) xử lý chất thải nguy hại của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép được quy định như sau:

Số TT

Khu vực

Các tỉnh/thành phố thuộc khu vực

1

I

Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.

2

II

Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

3

III

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

4

IV

Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ.

Tham khảo thêm:   Danh sách thiết bị Android được hỗ trợ chơi game Fortnite

b) Mức thu phí tại mục 1 Biểu mức thu nêu trên, chưa bao gồm chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải sau xử lý để đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại và bảo vệ môi trường của Thiết bị xử lý chất thải nguy hại, phục vụ cho hoạt động thẩm định cấp giấy phép.

Đối với trường hợp đề nghị cấp mới hoặc cấp điều chỉnh giấy phép có bổ sung thiết bị xử lý chất thải nguy hại: số tiền phí thẩm định phải nộp bằng số tiền phí quy định tại điểm 1 Biểu mức thu nêu trên cộng với Chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải.

Chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải tương ứng với Thiết bị xử lý chất thải nguy hại, như sau:

Số lượng Thiết bị xử lý

Chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải (nghìn đồng)

1

4.700

2

7.500

3

10.300

4

13.000

5

15.800

6

18.600

7

21.300

8

24.100

9

26.900

10 trở lên

29.600

Ví dụ 1: Tổ chức A có cơ sở xử lý chất thải nguy hại tại Hà Nội đề nghị cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại (có 05 Thiết bị xử lý chất thải nguy hại), số phí thẩm định phải nộp là: 12.300.000 đồng + 15.800.000 đồng = 28.100.000 đồng.

Ví dụ 2: Cơ sở B (tại Đà Nẵng) đã được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại nay đề nghị điều chỉnh giấy phép (bổ sung thêm 02 Thiết bị xử lý chất thải nguy hại), số phí thẩm định phải nộp là: 33.600.000 đồng + 7.500.000 đong = 41.100.000 đồng.

Ví dụ 3: Cơ sở C (tại Đà Nẵng) đã được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại nay đề nghị điều chỉnh giấy phép (không bổ sung thêm Thiết bị xử lý chất thải nguy hại), số phí thẩm định phải nộp là: 9.900.000 đồng.

2. Trường hợp một đơn vị xử lý chất thải nguy hại có từ 02 cơ sở (hoặc 02 nhà máy) xử lý chất thải nguy hại trở lên, đăng ký trong cùng một hồ sơ đề nghị thẩm định cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì áp dụng mức phí thẩm định tính cho 01 cơ sở có mức cao nhất.

3. Miễn thu phí thẩm định đối với trường hợp đăng ký cấp lại giấy phép bị mất hoặc hư hỏng mà không thay đổi thời hạn hiệu lực so với giấy phép đã được cấp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 59/2017/TT-BTC Thu phí thẩm định xử lý chất thải nguy hại của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *