Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 52/2020/TT-BTC Hướng dẫn thống kê hải quan hàng hóa xuất, nhập khẩu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 52/2020/TT-BTC về hướng dẫn thống kê hải quan hàng hóa xuất, nhập khẩu, đã được Bộ Tài chính ban hành vào ngày 10/06/2020. Với văn bản pháp luật này thì hiệu lực sẽ được bắt đầu từ ngày 01/08/2020. Dưới đây, sẽ là nội dung chi tiết của thông tư này, xin mời các bạn cùng tham khảo.

B TÀI CHÍNH
__________

Số: 52/2020/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2020

THÔNG TƯ 52/2020/TT-BTC

Hướng dẫn một số biện pháp thực hiện Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

________________

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 06 năm 2014;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chi tiết chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số biện pháp thực hiện Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số biện pháp thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; sử dụng thông tin thống kê về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, bao gồm:

1. Phương pháp thống kê

2. Quy trình thống kê

3. Các biện pháp bảo đảm chất lượng thống kê.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan, người làm công tác thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thống kê nhà nước về hải quan là hoạt động thống kê do cơ quan hải quan thực hiện, bao gồm: thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê số vụ việc vi phạm pháp luật về hải quan; thống kê phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và các thống kê nghiệp vụ khác.

Cụm từ “Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” trong Thông tư này sau đây gọi tắt là “thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

2. Hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hoạt động xác định nhu cầu thông tin cần thu thập; chuẩn bị thu thập; thu thập, điều tra; xử lý và tổng hợp; phân tích và dự báo; báo cáo, công bố, phổ biến và lưu trữ thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thực hiện.

3. Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tập hợp những dữ liệu hành chính hải quan, dữ liệu thống kê hải quan, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sắp xếp, tổ chức theo một cấu trúc nhất định để quản lý, cập nhật và khai thác phục vụ cho mục đích thống kê và mục đích khác theo quy định của pháp luật.

4. Dữ liệu hành chính hải quan là dữ liệu của cơ quan hải quan được ghi chép, lưu giữ, cập nhật trong các hồ sơ hải quan và các hệ thống nghiệp vụ hải quan dạng giấy hoặc dạng điện tử.

5. Dữ liệu thống kê hải quan gồm dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính từ dữ liệu hành chính hải quan và các nguồn dữ liệu khác để hình thành thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là các dữ liệu thống kê hải quan đã được trải qua các bước của quá trình hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm dữ liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó. Các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng làm thông tin thống kê đầu vào cho Hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia.

7. Thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các sản phẩm thuộc Hệ thống các chỉ tiếu thống kê quốc gia, có giá trị pháp lý và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.

8. Hệ thống công nghệ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm một tập hợp các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, các cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng để thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền nhận và sản xuất các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan xây dựng, vận hành và quản lý.

9. Điều kiện giao hàng FOB, FAS, DAF, CIF, CIP sử dụng tại Thông này là những điều kiện giao hàng được quy định tại INCOTERMS 2020 của Phòng Thương mại quốc tế (ICC).

Điều 4. Quản lý nhà nước về hải quan đối với thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Phổ biến các quy định về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Xây dựng tổ chức thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Hợp tác trong nước và quốc tế về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

7. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tập hợp những chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một phần của Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính. Nội dung chỉ tiêu thống kê gồm phân tổ chủ yếu, kỳ công bố. Các khái niệm, phương pháp tính, và nguồn dữ liệu của các chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ theo quy định của pháp luật và các quy định trong Thông tư này.

2. Hệ thống các chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

a) Các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia: thực hiện các biểu 013.K/BCB-TC; 014.K/BCB-TC; 015.T/BCB-TC; 016.T/BCB-TC; 017.T/BCB-TC; 018.T/BCB-TC; 019.T/BCB-TC; 020.T/BCB-TC; 021.T/BCB- TC; 022.H/BCB-TC; 023.H/BCB-TC; 024.H/BCB-TC quy định tại Nghị định 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

b) Các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính: thực hiện các biểu 0813.H.TCHQ; 0814.Q.TCHQ; 0815.Q.TCHQ; 1816H.TCHQ; 1817.H.TCHQ; 0818.N.TCHQ; 0819.T.TCHQ; 0820.T.TCHQ; 0821 NTCHQ; 0822.N.TCHQ; 0823.T.TCHQ; 0824.T.TCHQ; 0825.T.TCHQ; 0826.TTCHQ; 0827.T.TCHQ; 0828.T.TCHQ; 0829.H.TCHQ; 0830.H.TCHQ; 0831.Q.TCHQ; 0832.Q.TCHQ; 0833.T.TCHQ; 0834.T.TCHQ; 0835.Q.TCHQ; 0836.Q.TCHQ; 0837.Q.TCHQ; 0838 Q.TCHQ quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

Điều 6. Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành nhằm phản ánh tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

2. Thông tin thống kê trong Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm:

a) Thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thực hiện, cung cấp cho Cơ quan Thống kê trung ương công bố;

b) Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thực hiện phục vụ mục đích quản lý nhà nước và mục đích khác.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 7. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam áp dụng theo hệ thống thương mại chung.

2. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là căn cứ để xác định các giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi hoặc không thuộc phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hệ thông thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam ghi nhận các luồng hàng hóa từ nước ngoài đi vào, đi ra nước ngoài từ các khu vực sau của lãnh thổ Việt Nam:

a) Khu vực lưu thông tự do bao gồm thị trường nội địa, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế; khu công nghiệp; khu công nghệ cao; địa điểm gia công, sản xuất -xuất khẩu;

b) Khu kinh tế-thương mại đặc biệt; khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở;

c) Khu vực tự do thuế quan (khu vực tự do thương mại, tự do công nghiệp, cảng tự do, kho tự do);

d) Kho ngoại quan;

đ) Các đảo, vùng lãnh hải, thềm lục địa, các cơ sở và thiết bị ngoài khơi hoặc ngoài không gian.

Điều 8. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ hàng hóa đưa ra nước ngoài (xuất khẩu) hoặc đưa từ nước ngoài vào Việt Nam (nhập khẩu), làm giảm đi hoặc tăng thêm nguồn của cải, vật chất của Việt Nam.

Những hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào hoặc đưa ra khỏi Việt Nam nhưng không làm tăng thêm hoặc giảm đi nguồn của cải, vật chất của Việt Nam không thuộc phạm vi thống kê và được thống kê riêng để phục vụ mục đích quản lý nhà nước khác.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc thù được quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Hàng hóa xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa có xuất xứ nước ngoài tái xuất khẩu, được đưa ra nước ngoài làm giảm đi nguồn của cải, vật chất của Việt Nam. Trong đó:

a) Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất và chế biến trong nước theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

b) Hàng hóa tái xuất khẩu là những hàng hóa có xuất xứ nước ngoài đã nhập khẩu và được thống kê là hàng nhập khẩu trước đó, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản và đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

3. Hàng hóa nhập khẩu là toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng hóa có xuất xứ Việt Nam tái nhập khẩu, được đưa vào lãnh thổ hải quan làm tăng thêm nguồn của cải, vật chất của Việt Nam. Trong đó:

a) Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

b) Hàng hóa tái nhập khẩu là những hàng hóa có xuất xứ Việt Nam đã xuất khẩu và được thống kê vào hàng xuất khẩu trước đó, sau đó nhập khẩu trở lại nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản và đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

Điều 9. Phạm vi thống kê hàng hóa trong các trường hợp đặc thù

1. Hàng hóa trong các trường hợp đặc thù thuộc phạm vi thống kê

a) Vàng phi tiền tệ là tất cả các loại vàng trừ vàng tiền tệ (theo định nghĩa tại điểm đ khoản 2 Điều này), có thể ở dạng thanh, thỏi, xu, bột, vàng trang sức, … dưới dạng tinh chế, thô hoặc dạng bán sơ chế do các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (trừ ngân hàng, tổ chức khác nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, sản xuất, gia công, chế tác theo quy định của pháp luật;

b) Tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán chưa phát hành, không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền giấy, tiền kim loại;

c) Hàng hóa trả lại là hàng hóa được thống kê vào hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu trước đó, sau đó được tái nhập khẩu hoặc tái xuất khẩu;

d) Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

đ) Quà tặng, quà biếu của các tổ chức, cá nhân;

e) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn để sử dụng tạm thời cho mục đích cụ thể nhưng sau đó được chuyển đổi loại hình hải quan để không thực hiện tái xuất, tái nhập. Những hàng hóa đó bao gồm: hàng hóa hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải; các động sản khác;

g) Phương tiện trung gian dùng để mang thông tin bao gồm đĩa mềm, đĩa CD, đĩa VCD, bằng từ, thẻ từ, ổ cứng ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào lưu trữ được thông tin đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng hoặc bản gốc phim ảnh, tác phẩm nghệ thuật, chương trình truyền hình, chương trình biểu diễn nghệ thuật;

Phần mềm đi kèm với máy hoặc được lưu trữ trong các phương tiện trung gian dùng để mang thông tin đi kèm với máy, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng.

h) Năng lượng điện (trường hợp truyền, nhận qua hệ thống truyền tải), nước, xăng dầu, khí đốt (trường hợp vận chuyển bằng đường ống) xuất khẩu, nhập khẩu với các nước có chung biên giới đường bộ;

i) Hàng hóa mua, bán theo phương thức thương mại điện tử và được thực hiện thủ tục hải quan như các hàng hóa giao dịch thông thường được tính đến trong thống kê nếu hàng hóa thuộc phạm vi thống kê;

k) Hàng hóa giao dịch theo hình thức hàng đổi hàng mà không thanh toán;

l) Hàng hóa gửi hoặc nhận qua bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh;

m) Hàng hóa, nhiên liệu bán cho máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải nước ngoài trong hành trình giao thông quốc tế. Nếu hàng hóa được mở theo loại hình tạm nhập vào Việt Nam trước khi được mở theo loại hình tái xuất để cung ứng cho máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác trong hành trình giao thông quốc tế thì những hàng hóa này được tính cả phần tạm nhập và tái xuất vào trong phạm vi thống kê.

Hàng hóa, nhiên liệu mua để sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế.

n) Hàng hóa vay nợ, viện trợ chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các hình thức viện trợ nhân đạo khác;

o) Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa là hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai theo quy định;

p) Hàng hóa giao dịch giữa người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt, ví dụ: doanh nghiệp mẹ – con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài;

q) Hàng hóa nhận được từ các tổ chức quốc tế ở nước ngoài hoặc gửi đi cho các tổ chức quốc tế (trừ trường hợp hàng hóa gửi hoặc nhận giữa các tổ chức quốc tế);

r) Vệ tinh trong trường hợp có thay đổi quyền sở hữu giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nước ngoài;

s) Dầu thô và khoáng sản khác được khai thác trong khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn được mua, bán với nước ngoài;

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 - Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 16 sách Cánh Diều tập 2

t) Chất thải và phế liệu có giá trị thương mại;

u) Thiết bị giàn khoan, máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan;

v) Hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan ra nước ngoài trừ những hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan với mục đích chờ vận chuyển ra nước thứ ba;

y) Hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới.

2. Hàng hóa trong các trường hợp đặc thù không thuộc phạm vi thống kê

a) Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích vận chuyển, bao gồm hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển tải. Hàng hóa khi đi qua lãnh thổ Việt Nam được mở tờ khai hải quan theo bất kỳ thủ tục hải quan nào không giới hạn trong các thủ tục hải quan dành cho hàng quá cảnh, chuyển tải hoặc tạm nhập tái xuất nếu hàng hóa được xác định chỉ tạm thời được lưu trữ trong lãnh thổ Việt Nam, sẽ được vận chuyển nguyên trạng đến một nước thứ ba được coi là “Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích vận chuyển”;

b) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn sau đó được tái xuất, tái nhập như: hàng dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công-ten-nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải;

c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: hàng hóa do thương nhân Việt Nam ký hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài nhưng được giao, nhận tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

d) Hàng hóa do thương nhân Việt Nam mua của nước ngoài và bán thẳng cho nước thứ ba, hàng hóa không về Việt Nam hoặc có về Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thông thường tại cơ quan hải quan Việt Nam;

đ) Vàng tiền tệ: vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền, thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích dự trữ và cân đối tiền tệ quốc gia;

e) Tiền kim loại đang lưu hành, tiền giấy, tiền séc và chứng khoán đã phát hành trong lưu thông;

g) Hàng hóa của Chính phủ Việt Nam gửi hoặc nhận với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;

h) Hàng hóa gửi và nhận của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;

i) Hàng hóa thuộc hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê hoạt động (máy bay, tàu thuyền, máy móc thiết bị): không có sự chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa sau thời gian thuê, cho thuê;

k) Hàng hóa với chức năng là phương tiện rỗng dùng để chứa hàng hóa: công-ten-nơ, các thùng, chai, lọ và các loại khác theo phương thức quay vòng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa;

l) Các sản phẩm, nội dung truyền nhận theo phương thức điện tử (phần mềm, các sản phẩm âm thanh, hình ảnh, phim, sách điện tử và loại khác), các giấy chứng nhận quyền sở hữu phần mềm, mã số được cấp để sử dụng phần mềm;

m) Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin, hình ảnh, chứa phần mềm được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng;

n) Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc bảo trì nếu hoạt động đó không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa;

o) Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam bất hợp pháp;

p) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là vũ khí, khí tài phục vụ hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, hợp tác về quốc phòng, an ninh được cấp có thẩm quyền quyết định và hàng hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hải quan;

q) Chất thải, phế liệu không có trị giá thương mại;

r) Hàng hóa mua, bán tại các cửa hàng miễn thuế.

Điều 10. Nguồn dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ những nguồn như sau:

1. Cơ quan hải quan

a) Hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan; các chứng từ có liên quan như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

b) Các thông tin từ các hệ thống nghiệp vụ hải quan;

c) Báo cáo của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.

2. Các cơ quan, tổ chức khác: thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng vận tải, hiệp hội, doanh nghiệp.

Điều 11. Kỳ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thời điểm thống kê

1. Kỳ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là khoảng thời gian nhất định quy định phải thể hiện kết quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bằng dữ liệu theo các tiêu chí thống kê của hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các sản phẩm thống kê. Kỳ báo cáo được ghi ở phần giữa của từng biểu mẫu thống kê (sau tên biểu báo cáo). Kỳ báo cáo thống kể được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:

a) Báo cáo thống kê theo kỳ nửa tháng:

a.1) Báo cáo thống kê kỳ 1: được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày 15 của tháng;

a.2) Báo cáo thống kê kỳ 2: được tính bắt đầu từ ngày 16 của tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.

b) Báo cáo thống kê tháng: được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.

c) Báo cáo thống kê quý: được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến hết ngày cuối cùng của tháng thứ ba của kỳ báo cáo thống kê đó.

d) Báo cáo thống kê 6 tháng:

d.1) Báo cáo thống kê kỳ 1: được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6;

d.2) Báo cáo thống kê kỳ 2: được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 cho đến hết ngày 31 tháng 12.

đ) Báo cáo thống kê năm: được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12.

e) Báo cáo đột xuất: kỳ báo cáo căn cứ vào từng yêu cầu cụ thể,

2. Thời điểm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ngày, tháng và năm dương lịch được lựa chọn làm căn cứ để các dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được ghi nhận vào các kỳ báo cáo thống kê,

a) Đối với dữ liệu thống kê thu thập từ nguồn của cơ quan hải quan:

a.1) Thời điểm thống kê được ghi nhận trong Hệ thống Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thời điểm cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan (đối với trường hợp khai thủ công) hoặc thời điểm hệ thống chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan (đối với trường hợp khai điện tử);

a.2) Tờ khai hải quan đã được ghi nhận trong Hệ thống và sau khi có một trong các thông tin: được cấp phép thông quan hoặc được xác nhận nộp thuế hoặc được xác nhận qua khu vực giám sát sẽ được phản ánh trong các báo cáo như sau:

a.2.1) Trường hợp thời điểm đáng ký tờ khai hải quan và thời điểm tờ khai được cấp phép thông quan hoặc thời điểm xác nhận nộp thuế hoặc thời điểm xác nhận qua khu vực giám sát nằm tại một (01) kỳ báo cáo thống kê, số lượng và giá trị của hàng hóa thuộc tờ khai hải quan sẽ được phản ánh vào cột “tháng báo cáo” của báo cáo tương ứng;

a.2.2) Trường hợp thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và thời điểm tờ khai được cấp phép thông quan hoặc thời điểm xác nhận nộp thuế hoặc thời điểm xác nhận qua khu vực giám sát nằm tại hai (02) kỳ báo cáo thống kê khác nhau, số lượng và giá trị của hàng hóa thuộc tờ khai hải quan sẽ được phản ánh vào cột “luỹ kế” của báo cáo tương ứng tại thời điểm tờ khai hải quan được cấp phép thông quan hoặc xác nhận nộp thuế hoặc xác nhận qua khu vực giám sát được hệ thống ghi nhận tùy theo thời điểm nào đến trước;

a.3) Những thay đổi trên tờ khai hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ được cập nhật vào Hệ thống thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và được điều chỉnh trong các báo cáo thống kê. Nếu thời điểm thay đổi sau kỳ báo cáo thống kê thì giá trị thay đổi sẽ được cập nhật vào cột lũy kế của các báo cáo tương ứng tại thời điểm phát sinh thay đổi trên tờ khai hải quan.

Những thay đổi trên tờ khai hải quan phát sinh sau quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại các nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu sẽ được cập nhật vào dữ liệu điều chỉnh theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

b) Đối với dữ liệu thống kê thu thập từ nguồn không phải của cơ quan hải quan: thời điểm thống kê là thời điểm được khai báo trên kết quả điều tra hoặc báo cáo của các cơ quan, tổ chức khác.

Điều 12. Xác định trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trị giá do cơ quan hải quan xây dựng phục vụ cho mục đích thống kê trên cơ sở trị giá khai báo và tuân theo nguyên tắc quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Trường hợp không xác định được theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương (đối với hàng xuất khẩu) và điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương (đối với hàng nhập khẩu) thì trị giá thống kê hàng hóa được căn cứ vào hồ sơ hải quan và các nguồn thông tin khác để quy đổi tương đương.

2. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng như sau:

a) Đối với hàng hóa phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu: trị giá thống kê là trị giá tính thuế của hàng hóa;

b) Đối với hàng hóa không phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu:

b.1) Trường hợp hàng hóa có trị giá khai báo quy đổi ra Đô la Mỹ (USD) nhỏ hơn hoặc bằng 1000 USD: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;

b.2) Trường hợp hàng hóa có trị giá khai báo quy đổi ra Đô la Mỹ lớn hơn 1000 USD: trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được xác định như sau:

b.2.1) Hàng hóa xuất khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng là FOB, FAS và DAF: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;

b.2.2) Hàng hóa xuất khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng khác: Trị giá thống kê được quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng FOB căn cứ vào kết quả điều tra định kỳ về phí bảo hiểm (I) và phí vận chuyển quốc tế (F) của Cơ quan Thống kê trung ương.

b.2.3) Hàng hóa nhập khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng là CIF, DAF, CIP: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;

b.2.4) Hàng hóa nhập khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng khác: trị giá thống kê được quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng CIF căn cứ vào khai báo về phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế trên tờ khai hải quan. Nếu trên tờ khai hải quan không có khai báo các loại phí này thì trị giá thống kê được quy đổi căn cứ vào kết quả điều tra định kỳ về phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế của Cơ quan Thống kê trung ương.

3. Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù:

a) Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực tế của hàng hóa khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu;

b) Trường hợp hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì trị giá thống kê phải điều chỉnh khi có giá chính thức trên tờ khai sửa đổi, bổ sung;

c) Đối với tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông thì trị giá thống kê là chi phí để sản xuất tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của các loại hàng hóa này);

d) Đối với phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin bao gồm: bằng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh và các phương tiện trung gian khác đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng thì trị giá thống kê là toàn bộ trị giá của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin);

đ) Đối với hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công:

– Trị giá thống kê xuất khẩu của hàng hóa gia công tại Việt Nam xác định theo giá FOB và tương đương, theo công thức:

Giá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;

– Trị giá thống kê nhập khẩu của hàng hóa thuê gia công ở nước ngoài xác định theo giá CIF và tương đương, theo công thức:

Giá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) chi phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;

e) Đối với hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: trị giá thống kê xác định trên cơ sở giá bán của hàng hóa tương tự (loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính);

g) Đối với hàng hóa kèm dịch vụ: trị giá thống kê xác định theo giá FOB và tương đương (đối với hàng xuất khẩu) hoặc giá CIF và tương đương (đối với hàng nhập khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ;

h) Đối với các giao dịch không khai trị giá (như: hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo hoặc các giao dịch không khai báo trị giá khác): trị giá thống kê thực hiện theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan;

i) Đối với hàng trả lại: trị giá thống kê là trị giá hàng hóa trả lại, được định giá theo trị giá của giao dịch xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu;

k) Đối với điện năng xuất khẩu hoặc nhập khẩu: trị giá thống kê là trị giá khai trên tờ khai hải quan;

l) Đối với dầu thô, xăng dầu và khí đốt xuất khẩu, nhập khẩu: trị giá thống kê ban đầu được xác định theo giá tạm tính, sau đó được điều chỉnh khi có giá chính thức.

Điều 13. Đơn vị tính lượng trong thống kê

Đơn vị tính lượng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng như sau:

1. Đơn vị tính lượng theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

2. Đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu thống kê theo quy tắc sau:

a) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính lượng được quy đổi về tấn như sau:

a.1) Hàng hóa khai báo là tấn: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;

a.2) Hàng hóa khai báo là kilogram (kg), gramme (gr), tạ, pound, lbs quy đổi về tấn;

a.3) Hàng hóa khai báo là đơn vị tính khác đơn vị tính thuộc điểm a.1) và a.2) nhưng thuộc tờ khai hải quan chỉ có 1 dòng hàng thì sử dụng trọng lượng tổng trên tờ khai để quy đổi về tấn;

a.4) Hàng hóa không thuộc các điểm a.1), a.2) và a.3) nêu trên được quy đổi dựa trên đơn giá của hàng hóa đã được quy đổi tương tự có cùng mã hàng, cùng thị trường của thời điểm gần nhất.

b) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính cái, chiếc: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận.

Điều 14. Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê

1. Đồng tiền sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ.

2. Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế để quy đổi các ngoại tệ sử dụng trong thống kê.

Điều 15. Các phân tổ trong thống kê

1. Nước, vùng lãnh thổ đối tác thương mại

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được thống kê theo nước, vùng lãnh thổ đến cuối cùng xác định được tại thời điểm xuất khẩu, không tính nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó quá cảnh.

Ngoài ra, nước, vùng lãnh thổ nhận hàng hóa (nước, vùng lãnh thổ đầu tiên sau khi rời khỏi Việt Nam được biết đến tại thời điểm khai hải quan mà tại đó diễn ra hoạt động gồm mua bán, gia công, chế biến, lắp ráp, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan nước trung gian thông quan) cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác.

Tham khảo thêm:   1158 món ăn Việt Cẩm nang nấu món ngon Việt Nam

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được thống kê theo nước, vùng lãnh thổ xuất xứ của hàng hóa theo các quy định về xuất xứ của Việt Nam.

Ngoài ra, nước, vùng lãnh thổ gửi hàng hóa (nước, vùng lãnh thổ cuối cùng trước khi hàng đến Việt Nam mà tại đó diễn ra hoạt động mua bán, gia công, chế biến, lắp ráp, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan tại nước đó thông quan) cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác;

c) Mã nước, vùng lãnh thổ sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tuân thủ theo hệ thống mã tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166.

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thống kê được phân loại theo các danh mục như sau:

a) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành;

b) Danh mục nhóm, mặt hàng chủ yếu là danh mục được xây dựng theo mục đích riêng trong thống kê hải quan trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục phân loại chuẩn khác do Tổng cục Hải quan ban hành;

c) Danh mục Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Danh mục SITC – do Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc ban hành) và các danh mục phân loại khác theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc được sử dụng cho mục đích phân tích kinh tế và mục đích thống kê khác.

3. Phương thức vận tải

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức vận tải bao gồm: đường hàng không, đường thủy, đường bộ và loại khác.

4. Tỉnh, thành phố

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xác định theo hai ký tự đầu của mã doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với các cơ quan lý nhà nước tại các tỉnh, thành phố.

5. Doanh nghiệp theo loại hình vốn

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại chính: doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

6. Các phân tổ khác

Ngoài ra, các phân tổ dưới đây cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác: cục Hải quan tỉnh, thành phố; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu; châu lục, khối nước, nhóm nước; loại hình hải quan; phương thức thanh toán; đồng tiền thanh toán; xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa chịu thuế.

Điều 16. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu là con số tương đối dùng để so sánh mức biến động đơn giá của mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đại diện trong tháng báo cáo so với kỳ gốc hoặc so với cùng tháng báo cáo năm trước hoặc so với tháng 12 năm trước hoặc so với tháng ngay trước của tháng báo cáo. Đơn giá hàng hóa xuất khẩu của kỳ gốc được quy định là 100 và đơn giá hàng hóa xuất khẩu của các kỳ khác được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm so với đơn giá kỳ gốc.

Chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính theo phương pháp đơn giá bình quân.

2. Chỉ số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu là số tương đối dùng để so sánh mức độ biến động lượng xuất khẩu hoặc nhập khẩu của mặt hàng đại diện trong kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Chỉ số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính toán bằng cách lấy chỉ số trị giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu chia cho chỉ so đơn giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

3. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính toán dựa trên dữ liệu của cơ quan hải quan và sử dụng phương pháp tính Fisher với kỳ gốc thay đổi theo chuỗi (kỳ gốc của năm tính toán tiếp theo dựa trên dữ liệu tính toán của năm hiện thời).

4. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính toán cho tổng xuất khẩu, nhập khẩu, nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, mã hàng HS 2 số và Danh mục SITC 1 số.

5. Kỳ tính toán của chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu là hàng quý cho từng tháng trong quý báo cáo.

Điều 17. Điều chỉnh biến động mùa vụ đối với thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Kỹ thuật điều chỉnh biến động mùa vụ được áp dụng với dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo tháng ở cấp độ nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu và tổng trị giá xuất khẩu hoặc nhập khẩu thuộc các chỉ tiêu của Hệ thống chỉ tiêu quốc gia nhằm loại bỏ tác động của mùa vụ và số ngày làm việc lên trị giá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Dữ liệu sử dụng để điều chỉnh mùa vụ là dữ liệu điều chỉnh 6 tháng và dữ liệu chính thức năm. Việc điều chỉnh được thực hiện sau khi có dữ liệu điều chỉnh 6 tháng và dữ liệu chính thức năm. Thời điểm công bố dữ liệu điều chỉnh biến động mùa vụ căn cứ theo Lịch Công bố thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm.

3. Điều chỉnh biến động mùa vụ của Việt Nam sử dụng phương pháp X13- ARIMA (phương pháp loại bỏ biến động mùa vụ dựa trên trung bình trượt do Cơ quan Thống kê quốc gia Hoa Kỳ phát triển).

Chương III

QUY TRÌNH THỐNG KÊ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 18. Cập nhật Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu; danh sách nước, vùng lãnh thổ và nhu cầu thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Cập nhật Danh mục nhóm mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu trong các biểu thuộc Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 quy định chi tiết nội dung Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia và Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính:

a) Định kỳ ba năm một lần, Danh mục này sẽ được sửa đổi và cập nhật theo đề xuất của Tổng cục Hải quan và thống nhất bằng văn bản với Cơ quan Thống kê trung ương.

b) Tiêu chí để bổ sung nhóm, mặt hàng vào Danh mục này là hai năm liên tiếp có trị giá lớn hơn 200 triệu USD hoặc có một năm có trị giá lớn hơn 300 triệu USD hoặc xem xét theo đề xuất bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức sử dụng dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về việc cần theo dõi các nhóm mặt hàng, mặt hàng này trong Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu.

c) Tiêu chí để loại bỏ nhóm, mặt hàng khỏi Danh mục này là hai năm liên tiếp có trị giá nhỏ hơn 100 triệu USD.

2. Cập nhật danh sách nước, vùng lãnh thổ được thống kê trong các Biểu thuộc Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 quy định chi tiết nội dung Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia và Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính: danh sách nước, vùng lãnh thổ được cập nhật hàng năm theo tiêu chí công bố đầy đủ các nước, vùng lãnh thổ thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu âu (EU) và các nước, vùng lãnh thổ có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

3. Cập nhật các nhu cầu thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác từ cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu thống kê: định kỳ 5 năm/lần, Tổng cục Hải quan thu thập ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu về chất lượng và nhu cầu sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn) và bằng hình thức gửi thư điện tử đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu thường xuyên. Thông tin thu thập được sẽ sử dụng trong quá trình thiết kế ra các sản phẩm thống kê mới hoặc cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 19. Thu thập dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thu thập tập trung tại cấp Tổng cục Hải quan từ cơ sở dữ liệu thông tin hải quan và các nguồn thông tin khác ngoài hồ sơ hải quan;

2. Dữ liệu thống kê sau khi thu thập được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ việc thực hiện các báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan và các cục hải quan tỉnh, thành phố thông qua việc chia sẻ thông tin giữa các cấp;

3. Các dữ liệu sai, nghi ngờ từ hồ sơ hải quan được gửi, tiếp nhận, kiểm tra và phản hồi kịp thời giữa các cấp.

Điều 20. Điều tra và phối hợp điều tra thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Trường hợp có cơ sở xác định các thông tin thu thập từ hồ sơ hải quan chưa đầy đủ và không đáp ứng được nhu cầu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương pháp đã công bố tại Chương II Thông tư này, Tổng cục Hải quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định điều tra thống kê đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động hoặc liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Việc điều tra thống kê được tiến theo quy định của pháp luật.

2. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thống kê trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện các cuộc điều tra có liên quan đến thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi nhận được các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan Thông kế trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan.

Kết quả của các cuộc điều tra được sử dụng để cập nhật dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thực hiện.

Điều 21. Xử lý dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ hàng tháng được xử lý như sau:

1. Xử lý tự động bằng Hệ thống công nghệ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Quy đổi đồng tiền khai báo sang Đồng Việt Nam (VNĐ) và Đô la Mỹ (USD) theo quy định tại Điều 14 Thông tư này;

b) Phân loại hàng hóa theo Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này;

c) Phân loại hàng hóa trong và ngoài phạm vi thống kê: theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Thông tư này và các yếu tố địa điểm xếp hàng, địa điểm dỡ hàng, loại hình hải quan trên tờ khai hải quan;

d) Quy đổi trị giá thống kê: theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

đ) Quy đổi đơn vị tính lượng thống kê đối với mặt hàng có thống kê lượng theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

e) Đánh giá, phát hiện dấu hiệu bất thường, nghi ngờ của dữ liệu thống kê bằng bộ tiêu chí chất lượng.

2. Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi được xử lý tự động được cán bộ kiểm tra theo trình tự như sau:

a) Kiểm tra sự phù hợp của tên hàng, mã hàng khai báo và việc phân loại theo Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu;

b) Phát hiện các giá trị bất thường cần được kiểm tra;

c) Chuyển các dữ liệu cần kiểm tra xuống cấp cục, chi cục;

d) Tiếp nhận dữ liệu đã được kiểm tra, xử lý từ cấp cục, chi cục;

đ) Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

d) Thực hiện các Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 23 và Điều 25 Thông tư này.

Điều 22. Điều chỉnh thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Điều chỉnh thông tin thống kê là việc sửa đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã báo cáo, công bố và phổ biến khi có thông tin đầy đủ và chính xác hơn hoặc khi có sự thay đổi cơ bản về khái niệm, định nghĩa, phương pháp, danh mục phân loại và nguồn dữ liệu để đảm bảo tính trung thực và tính so sánh của thông tin thống kê.

2. Các loại điều chỉnh thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Điều chỉnh thường xuyên;

b) Điều chỉnh không thường xuyên;

c) Điều chỉnh lớn.

3. Điều chỉnh thường xuyên

a) Điều chỉnh thường xuyên nhằm điều chỉnh thông tin vào các kì báo cáo tiếp sau đối với các thông tin thống kê đã báo cáo và công bố, khi có thông tin đầy đủ và chính xác hơn, cho đến khi các thông tin này chuyển sang trạng thái chính thức,

b) Điều chỉnh thường xuyên được thực hiện khi xuất hiện một trong những lý do sau:

b.1) Bổ sung các dữ liệu thống kê thiếu;

b.2) Cập nhật dữ liệu thống kê thay đổi qua các khẩu của quy trình nghiệp vụ hải quan;

b.3) Hiệu chỉnh các dữ liệu thống kê gốc và dữ liệu tổng hợp khi phát hiện ra các lỗi và sai sót;

b.4) Cập nhật các nguồn dữ liệu khác để có thông tin đầy đủ và chính xác hơn;

b.5) Cập nhật kỳ gốc để làm mốc so sánh.

c) Điều chỉnh thường xuyên được thực hiện định kỳ và không thông báo trước, với những hình thức như sau:

c.1) Điều chỉnh hiện thời: điều chỉnh thông tin thống kê của từng kỳ báo cáo được thực hiện tại các kỳ báo cáo tiếp theo cho đến kỳ báo cáo cuối cùng của năm báo cáo. Thông tin điều chỉnh được thể hiện ở thông tin lũy kế của kỳ báo cáo hiện thời;

c.2) Điều chỉnh 6 tháng đầu năm: điều chỉnh thông tin thống kê của các kỳ báo cáo từ tháng 01 đến hết tháng 6 của năm hiện thời. Hoạt động điều chỉnh được thực hiện trong vòng 60 ngày sau khi hoàn thành báo cáo tháng 6.

Sau khi đã điều chỉnh 6 tháng đầu năm mà phát sinh điều chỉnh thông tin các kỳ báo cáo từ tháng 01 cho đến hết tháng 6, việc điều chỉnh thông tin thực hiện theo quy định của điều chỉnh hiện thời.

c.3) Điều chỉnh năm: điều chỉnh thông tin thống kê của các kỳ báo cáo từ tháng 01 đến hết tháng 12 của năm báo cáo. Hoạt động điều chỉnh được thực hiện trong vòng 90 ngày sau khi hoàn thành báo cáo năm. Thông tin sau khi được điều chỉnh năm trở thành thông tin chính thức.

Trường hợp phát sinh điều chỉnh thông tin thống kê chính thức của năm đã báo cáo hoặc công bố, việc điều chỉnh thực hiện theo các quy định tại Khoản 4 Điều này.

d) Thông tin điều chỉnh 6 tháng đầu năm và thông tin điều chỉnh năm được thể hiện ở phần thông tin báo cáo và thông tin lũy kế của biểu thống kê sau khi điều chỉnh.

đ) Trong trường hợp một điều chỉnh thường xuyên thỏa mãn quy định tại Khoản 5 Điều này được coi là điều chỉnh lớn và được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này.

4. Điều chỉnh không thường xuyên:

a) Điều chỉnh không thường xuyên nhằm điều chỉnh với các thông tin thống kê đã báo cáo và công bố ở trạng thái chính thức trong các sản phẩm thống kê,

b) Điều chỉnh không thường xuyên được thực hiện khi xuất hiện một trong những lý do sau:

b.1) Khi có sự thay đổi lớn, cơ bản về khái niệm, định nghĩa, phương pháp thống kê, danh mục phân loại và nguồn dữ liệu sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khi thực hiện điều chỉnh với lý do này, các thông tin đã báo cáo và công bố trước đó vẫn được giữ nguyên, đồng thời công bố song song các chuỗi dữ liệu lịch sử theo các thay đổi cơ bản nói trên để phục vụ nhu cầu so sánh của cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng thông tin thống kê;

b.2) Khi phát hiện thấy các sai sót, lỗi của thông tin thống kê dẫn đến kết quả của điều chỉnh lớn hơn 10% giá trị của thông tin đã báo cáo, công bố và không nhỏ hơn 100 triệu USD.

c) Niên giám thống kê chỉ thực hiện điều chỉnh trong trường hợp phát hiện sai sót, lỗi dẫn đến kết quả của điều chỉnh lớn hơn 10% giá trị của thông tin đã báo cáo, công bố và không nhỏ hơn 100 triệu USD.

d) Sau 5 năm kể từ ngày báo cáo hoặc công bố sản phẩm thống kê, thông tin thống kê trong các sản phẩm này không thực hiện điều chỉnh.

5. Điều chỉnh lớn là điều chỉnh thường xuyên hoặc không thường xuyên và có tác động lớn đến các thông tin thống kê đã báo cáo và công bố. Để được coi là điều chỉnh lớn, giá trị tuyệt đối của thay đổi khi thực hiện điều chỉnh lớn phải lớn hơn 10% giá trị của thông tin đã báo cáo, công bố và không nhỏ hơn 100 triệu USD.

6. Công bố điều chỉnh

a) Cơ quan chịu trách nhiệm công bố điều chỉnh là Tổng cục Hải quan.

b) Nội dung công bố điều chỉnh gồm:

b.1) Đối với điều chỉnh thường xuyên: thông tin điều chỉnh;

b.2) Đối với điều chỉnh không thường xuyên và điều chỉnh lớn: thời gian công bố thông tin điều chỉnh; lý do điều chỉnh; các sản phẩm thống kê liên quan đến điều chỉnh; thông tin thống kê đã công bố, thông tin thống kê điều chỉnh và so sánh chếnh lệch giữa các dữ liệu này.

c) Hiển thị trạng thái của thông tin thống kê

c.1) Đối với điều chỉnh thường xuyên:

– Thông tin điều chỉnh hiện thời: không có ký hiệu đặc biệt để thể hiện thông tin điều chỉnh trên biểu thống kê;

– Thông tin điều chỉnh 6 tháng đầu năm và thông tin điều chỉnh năm:

Khi công bố các thông tin điều chỉnh, trạng thái của thông tin thống kê được thể hiện rõ ở vị trí phía trên, bên phải của biểu thống kê điều chỉnh.

Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo tổng hợp sinh hoạt chi đoàn Báo cáo tổng hợp sinh hoạt chi đoàn

Trạng thái của thông tin điều chỉnh 6 tháng đầu năm là “Điều chỉnh”. Trạng thái của thông tin điều chỉnh năm là “Chính thức”.

c.2) Đối với điều chỉnh lớn

Trên sản phẩm thống kê điều chỉnh sẽ thể hiện rõ các nội dung sau:

Trạng thái và căn cứ điều chỉnh của thông tin thống kê chưa ở trạng thái chính thức là “Điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm”. Đối với các thông tin thống kê chính thức, trạng thái và căn cứ điều chỉnh ghi là “Chính thứcR”, ký hiệu R sẽ được ghi chú là “điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm” ở phía cuối trang đầu của sản phẩm thống kê đã điều chỉnh.

Vị trí của dòng ghi trạng thái và căn cứ điều chỉnh nằm ở vị trí phía trên, bên phải của sản phẩm thống kê điều chỉnh.

In đậm, nghiêng và ký hiệu R tại vị trí phía trên, bên phải của những thông tin thống kê chịu tác động của điều chỉnh.

c.3) Đối với điều chỉnh không thường xuyên theo lý do nêu tại Điểm b. 1, Khoản 4, Điều này

Trên sản phẩm thống kê điều chỉnh sẽ thể hiện rõ trạng thái và căn cứ là “Điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm”. Dòng trạng thái và căn cứ này được đặt ở vị trí tương tự như dòng trạng thái quy định tại Điểm c.2, Khoản 6 Điều này.

d) Thủ tục công bố điều chỉnh:

a.1) Đối với điều chỉnh thường xuyên, cơ quan hải quan công bố theo Lịch Công bố thông tin;

d.2) Đối với điều chỉnh không thường xuyên và điều chỉnh lớn, cơ quan thực hiện điều chỉnh phải có văn bản thông báo về việc điều chỉnh thông tin trước thời điểm công bố các thông tin điều chỉnh.

đ) Thời hạn thực hiện công bố điều chỉnh:

đ.1) Đối với điều chỉnh hiện thời: không thông báo trước và thực hiện đồng thời với Các kỳ báo cáo tiếp theo;

đ.2) Đối với điều chỉnh 6 tháng đầu năm và điều chỉnh năm:

Thời gian công bố cụ thể được thể hiện trong lịch công bố thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm nhưng không muộn hơn ngày 01 tháng 10 của năm hiện thời đối với điều chỉnh 6 tháng đầu năm và trước ngày 01 tháng 5 của năm tiếp theo đối với điều chỉnh năm;

đ.3) Đối với điều chỉnh không thường xuyên: việc điều chỉnh này có thể được thực hiện tại thời điểm bất kỳ, không được lên lịch trước và với thông tin thống kê của một năm hoặc nhiều năm để đảm bảo tính nhất quán và tính so sánh của dữ liệu.

e) Hình thức và địa chỉ công bố điều chỉnh:

e.1) Thông tin công bố được thể hiện bằng bản điện tử cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn). Tên tệp văn bản bao gồm tên viết tắt của sản phẩm thống kê-tên viết tắt trạng thái của dữ liệu thống kê. Tên viết tắt trạng thái dữ liệu là: DC (điều chỉnh), CT (chính thức) và DCCT (điều chỉnh dữ liệu chính thức).

e.2) Đối với sản phẩm thống kê là niên giám, khi phát sinh điều chỉnh sẽ không công bố lại toàn bộ niên giám mà chỉ công bố phần, chương, mục và nội dung của những trang liên quan trực tiếp đến thông tin điều chỉnh.

Điều 23. Báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Phạm vi thống kê của báo cáo:

a) Đối với báo cáo về trị giá, số lượng tờ khai phục vụ yêu cầu đánh giá hoạt động của đơn vị hải quan: dữ liệu báo cáo bao gồm cả hàng hóa thuộc phạm vi thống kê và hàng hóa không thuộc phạm vi thống kê;

b) Đối với báo cáo thống kê theo yêu cầu nghiệp vụ cụ thể: phạm vi thống kê thực hiện theo yêu cầu của từng báo cáo;

c) Đối với báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tỉnh, thành phố cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn: dữ liệu báo cáo là hàng hóa thuộc phạm vi thống kê (trừ khi có yêu cầu đặc biệt từ tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin);

d) Đối với báo cáo khác không yêu cầu cụ thể về phạm vi thống kê: dữ liệu báo cáo là hàng hóa thuộc phạm vi thống kê.

2. Cơ quan hải quan:

a) Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Chính phủ, Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia, chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính;

b) Thực hiện các báo cáo thống kê khác phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định;

c) Xây dựng mẫu biểu báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ để sử dụng thống nhất trong cơ quan hải quan.

Điều 24. Đối chiếu dữ liệu thống kê

1. Đối chiếu số liệu với cơ quan, tổ chức của các nước, vùng lãnh thổ được thực trong trường hợp có chếnh lệch lớn về số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu song phương và đa phương.

2. Phương pháp, hình thức phối hợp đối chiếu số liệu thống kê được thực hiện sau khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền của các bên tham gia đối chiếu.

3. Báo cáo và giải thích kết quả đối chiếu: đơn vị chủ trì thực hiện được công khai theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 25. Phân tích và dự báo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thông tin, dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phân tích, dự báo phục vụ quản lý, điều hành của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và Chính phủ.

2. Phân tích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng tháng được gửi đến các đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Đảng, Chính phủ và bộ, ngành theo danh sách được xác định từ tháng 01 hàng năm.

3. Dự báo thống kê được thực hiện khi nhận được chỉ đạo từ Lãnh đạo các cấp và yêu cầu bằng văn bản từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 26. Công bố, phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hình thức và kênh công bố, phổ biến thông tin thống kê:

a) Thông tin thống kê được công bố, phổ biến dưới dạng bản in và/hoặc bản điện tử;

b) Thông tin thống kê được công bố, phổ biến theo các kênh thông tin sau:

b.1) Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn) hoặc trang thông tin điện tử của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (theo yêu cầu hoặc nếu thấy cần thiết);

b.2) Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính (tại địa chỉ: www.mof.gov.vn);

b.3) Tạp chí Hải quan, Bản tin Nghiên cứu Hải quan;

b.4) Phát hành sản phẩm thống kê in trên giấy và sản phẩm thông tin điện tử chứa đựng trong các vật mang tin điện tử.

c) Niên giám thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (bản đầy đủ hoặc bản tóm tắt) và các sản phẩm thống kê khác không thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Lịch Công bố, phổ biến thông tin thống kê

a) Lịch Công bố, phổ biến thông tin xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho năm kế tiếp được công khai tại cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn) trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;

b) Nội dung chính của Lịch Công bố, phổ biến thông tin bao gồm: tên sản phẩm thống kê, định dạng sản phẩm, chu kỳ biên soạn, thời điểm công bố, trạng thái của thông tin công bố, hình thức công bố, đơn vị chịu trách nhiệm phổ biến;

c) Trường hợp không thực hiện công bố, phổ biến thông tin thống kê theo Lịch, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo công khai lý do hoãn công bố và thời gian công bố mới của các thông tin bị hoãn tại cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn).

3. Trạng thái của thông tin công bố, phổ biến:

a) Các trạng thái của số liệu công bố, phổ biến bao gồm:

a.1) Thông tin thống kê ước tính: thông tin được công bố khi chưa hết kỳ báo cáo, dựa trên dữ liệu thực tế đến ngày công bố và ước tính của cơ quan hải quan;

a.2) Thông tin thống kê sơ bộ: thông tin được tổng hợp nhanh và công bố sau khi kết thúc kỳ báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê quốc gia và chế độ báo cáo thống kê của ngành Tài chính;

a.3) Thông tin thống kê điều chỉnh: thông tin có được sau khi thực hiện sửa đổi, bổ sung đối với thông tin thống kê đã công bố;

a.4) Thông tin thống kê chính thức: thông tin có được sau khi hoàn thành điều chỉnh dữ liệu năm.

b) Trạng thái của thông tin thống kê công bố, phổ biến được thể hiện ở vị trí phía trên, bên phải của sản phẩm thống kê công bố. Trong trường hợp thông tin được công bố theo hình thức bản điện tử thì trạng thái của thông tin thống kê được thể hiện trên tên tệp văn bản như sau: tên viết tắt của sản phẩm thống kê – tên viết tắt trạng thái của thông tin thống kê (thông tin ước tính viết tắt là UT, sơ bộ viết tắt là SB, điều chỉnh viết tắt là ĐC và chính thức viết tắt là CT).

c) Dữ liệu được công bố trong các niên giám thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thông tin chính thức.

4. Quy trình công bố, phổ biến thông tin thống kê:

a) Gửi Cơ quan Thống kê trung ương thẩm định dữ liệu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia trước khi phổ biến theo Lịch công bố, phổ biến thông tin thống kê;

b) Phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Công bố Niên giám thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các sản phẩm thống kê khác không thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 27. Quản lý chất lượng thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được định kỳ hàng năm đánh giá chất lượng theo các khuyến nghị quốc tế và phù hợp với thực tế của Việt Nam.

2. Việc đánh giá chất lượng dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được căn cứ theo Bộ tiêu chí chất lượng Thống kê nhà nước đến năm 2030.

3. Các báo cáo chất lượng dữ liệu được phổ biến công khai, minh bạch đến người sử dụng số liệu thống kê và là cơ sở để cơ quan hải quan hoàn thiện công tác thống kê, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 28. Dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một phần thuộc cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm tập hợp các thông tin mô tả về dữ liệu thống kê hải quan, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; mô tả các bước của hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; và mô tả các tài nguyên và công cụ sử dụng trong quá trình sản xuất dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

a) Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan;

b) Các khái niệm, định nghĩa và phương pháp;

c) Hoạt động thống kê;

d) Các nguồn dữ liệu, cơ sở dữ liệu, sản phẩm thống kê;

đ) Các danh mục, bảng chuẩn phân loại thống kê, các mẫu biểu thống kê, giải thích thông tin liên quan và hướng dẫn cách ghi biểu;

e) Các quy định và hướng dẫn về: chính sách công bố, phổ biến, điều chỉnh, đảm bảo chất lượng và bảo mật thông tin;

g) Các văn bản, tài liệu của các tổ chức khu vực, quốc tế liên quan đến thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

h) Thông tin về cơ quan thống kê hải quan, tổ chức và cá nhân sử dụng thông tin thống kê.

3. Các dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được công bố, cập nhật thường xuyên khi có thay đổi trên cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn).

Điều 29. Lưu trữ dữ liệu, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Dữ liệu, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tổ chức thành các cơ sở dữ liệu riêng biệt như sau:

a) Cơ sở dữ liệu hành chính hải quan là cơ sở dữ liệu gốc để làm dữ liệu cho thống kê hải quan;

b) Cơ sở dữ liệu thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Cơ sở dữ liệu Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở dữ liệu lưu trữ các dữ liệu thống kê hải quan, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã qua các bước xử lý nêu tại Điều 21 của Thông tư này.

2. Thời hạn lưu trữ các báo cáo và cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Hợp tác trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước và cơ quan, tổ chức trong nước khác

1. Việc hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng khác căn cứ trên các quy định của pháp luật có liên quan và văn bản hợp tác cung cấp, trao đổi thông tin được ký kết giữa cấp có thẩm quyền của các bên.

2. Trường hợp cung cấp, trao đổi thông tin ngoài phạm vi tại Khoản 1 Điều này, đơn vị yêu cầu cung cấp phải có văn bản gửi đến Tổng cục Hải quan. Thông tin được cung cấp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 31. Hợp tác trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các cơ quan, tổ chức quốc tế

1. Phạm vi hợp tác trao đổi thông tin:

a) Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được cung cấp, trao đổi với cơ quan có chức năng, thẩm quyền của các nước, vùng lãnh thổ đối tác thương mại, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế trong khuôn khổ các thoả thuận, cam kết hợp tác song phương, đa phương và các quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Hợp tác kỹ thuật, trao đổi thông tin, so sánh dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.

2. Việc hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin được quy định tại Điều này phải thực hiện dựa trên nguyên tắc thống nhất với các chỉ tiêu đã công bố.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 32. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:

a) Xây dựng, vận hành và quản lý kho dữ liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Xây dựng, triển khai kế hoạch đối chiếu dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

d) Phân tích, dự báo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

đ) Công bố, phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

e) Đánh giá chất chất lượng dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, công khai báo cáo chất lượng dữ liệu;

g) Các công việc khác: chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện Thông tư này.

3. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và những chỉ đạo, hướng dẫn khác của Tổng cục Hải quan.

Điều 33. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.

2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 168/2011/TT-BTC ngày 21/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trường hợp phương pháp thống kê, quy trình thống kê tại Thông tư số 65/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2018, Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2019 có quy định khác với Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.

3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Tổng bí thư;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
– Toà án Nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
– Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan;
– Công báo;
– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
– Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan;
– Lưu: VT; TCHQ

KT. B TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Thị Mai

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 52/2020/TT-BTC Hướng dẫn thống kê hải quan hàng hóa xuất, nhập khẩu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *