Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 42/2018/TT-BLĐTBXH Định mức về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 10/02/2019, Thông tư 42/2018/TT-BLĐTBXH do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành 28/12/2018 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định, định mức kinh tế – kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, thời gian huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người quản lý, phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động là 16 giờ. Định mức kinh tế – kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được tính trong điều kiện lớp học chuẩn 60 học viên, trường hợp số lượng học viên thay đổi tối đa là 120 học viên/lớp, tối thiểu là 30 học viên/lớp. Nếu số lượng học viên thay đổi so với lớp chuẩn 60 học viên thì tính giá sẽ thay đổi theo số lượng học viên đối với những yếu tố biến đổi. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết Thông tư tại đây.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 42/2018/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ 42/2018/TT-BLĐTBXH

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT VỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

Căn cứ Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế – kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này định mức kinh tế – kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

Tham khảo thêm:   Công văn 1462/TCHQ-CCHĐH Xử lý vướng mắc việc khai báo cửa khẩu xuất

1. Định mức kinh tế – kỹ thuật về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Phụ lục 1;

2. Định mức kinh tế – kỹ thuật về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Phụ lục 2;

3. Định mức kinh tế – kỹ thuật về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Phụ lục 3;

4. Định mức kinh tế – kỹ thuật về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng nhóm 5: Người làm công tác y tế được quy định tại Phụ lục 4;

5. Định mức kinh tế – kỹ thuật về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên được quy định tại Phụ lục 5.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
– Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
– Lưu: VT, Cục ATLĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

PHỤ LỤC I

ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT VỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI QUẢN LÝ PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (NHÓM 1)
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 42/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định định mức kinh tế – kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động)

Tham khảo thêm:   Công văn 230/GSQL-GQ2 Tiêu hủy nguyên liệu nhập khẩu sản xuất xuất khẩu

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế – kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1) là lượng tiêu hao về các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 lớp học trong điều kiện chuẩn 60 học viên hoặc cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

I. Nội dung định mức kinh tế – kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1)

1. Định mức lao động

– Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật hoặc theo lớp học.

– Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy về lý thuyết và thực hành cho lớp học. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

2. Định mức thiết bị

– Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.

– Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu, tiêu thụ điện năng, phụ kiện và tính khấu hao thiết bị.

– Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

3. Định mức vật tư, công cụ

– Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên liệu, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.

– Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ quá trình huấn luyện.

+ Định mức nguyên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho huấn luyện đáp ứng của một modul cho 01 người học hoặc 01 lớp hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

4. Định mức sử dụng cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết)

Định mức sử dụng cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết) để hoàn thành cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật.

5. Định mức văn phòng phẩm, tài liệu

5.1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung: Là số trang giấy in, phô tô sử dụng trong quá trình huấn luyện từ khâu chuẩn bị trước khi huấn luyện đến khâu sau kết thúc huấn luyện cho 01 lớp hoặc tính cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.

5.2. Định mức văn phòng phẩm cho 01 người học: Là các loại văn phòng phẩm cần thiết sử dụng cho 01 người học hoàn thành lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm:   Địa lí 7 Bài 9: Thiên nhiên châu Phi Soạn Địa 7 trang 128 sách Chân trời sáng tạo

6. Định mức chi phí khác

Định mức chi phí khác là các loại chi khác liên quan đến việc huấn luyện được sử dụng để hoàn thành cho một người học hoặc cho 01 lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.

II. Hướng dẫn sử dụng định mức kinh tế – kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1)

1. Định mức kinh tế – kỹ thuật này được sử dụng để:

– Xác định chi phí (giá) trong huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1).

– Làm căn cứ để xem xét chi trả hỗ trợ từ nguồn quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động từ nguồn ngân sách nhà nước.

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

2. Định mức kinh tế – kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong điều kiện lớp học chuẩn 60 học viên, trường hợp số lượng học viên thay đổi tuy nhiên tối đa không quá 120 học viên/lớp, tối thiểu 30 học viên/lớp; trường hợp số lượng học viên thay đổi so với lớp chuẩn 60 học viên thì tính giá sẽ thay đổi theo số lượng học viên đối với những yếu tố biến đổi (yếu tố cố định không thay đổi), thời gian huấn luyện: 16 giờ.

– Yếu tố cố định: là những yếu tố không thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức lao động, thiết bị phục vụ học lý thuyết, tài liệu, hồ sơ chung cho 01 lớp học…).

– Yếu tố biến đổi: là những yếu tố thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức phòng học lý thuyết, văn phòng phẩm cho học viên, giải khát, hỗ trợ tiền ăn cho học viên…).

3. Trường hợp tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động khác với các điều kiện tại khoản 2, mục II, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế – kỹ thuật này và điều kiện cụ thể điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế – kỹ thuật phù hợp.

………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 42/2018/TT-BLĐTBXH Định mức về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *