Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 328/2016/TT-BTC Hướng dẫn thu quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 về hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Thông tư chính thức bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2017. Theo đó, quy định các khoản thu ngân sách thuộc các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả:

– Thu không đúng chính sách, chế độ.

– Cơ chế, chính sách thu có thay đổi.

– Người nộp NSNN được miễn, giảm, hoàn thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Các khoản hoàn trả theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

– Người nộp NSNN có số tiền thuế, tiền phạt và thu khác đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền phạt và thu khác phải nộp đối với từng loại thuế.

Nội dung Thông tư 328/2016/TT-BTC

BỘ TÀI CHÍNH
———-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 328/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THU VÀ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

Theo đề nghị của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh, bao gồm: các khoản thu thuế, phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) và các khoản thu khác của NSNN.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Kho bạc Nhà nước (KBNN).

b) Cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan khác được Chính phủ, Bộ Tài chính giao nhiệm vụ tổ chức thu NSNN.

c) Các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (gọi chung là NHTM).

d) Các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác thuộc NSNN.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. POS: Là tên viết tắt của thiết bị chấp nhận thẻ mà ngân hàng phát hành triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán.

2. TCS: Là tên viết tắt của chương trình ứng dụng thu theo dự án Hiện đại hóa thu NSNN của Bộ Tài chính tại các điểm thu của KBNN.

3. TCS – NHTM: Là tên viết tắt của chương trình ứng dụng thu tại ngân hàng phối hợp thu.

4. Người nộp NSNN: Là người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1880/QĐ-TTG Về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm

5. KBNN cấp tỉnh: Là KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; KBNN cấp huyện là KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và phòng giao dịch KBNN thuộc KBNN cấp tỉnh.

6. Thời điểm “cut off time”: Là thời điểm tạm ngừng truyền, nhận chứng từ thanh toán để đối chiếu số liệu thanh toán trong ngày giữa KBNN và NHTM nơi KBNN mở tài khoản.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước

1. Việc tổ chức thu NSNN được thực hiện theo quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý thuế và quy định khác của pháp luật về thu NSNN. Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, kể cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN qua tài khoản của KBNN tại NHTM hoặc nộp trực tiếp vào KBNN theo đúng quy định hiện hành của pháp luật; trường hợp không nộp hoặc chậm nộp mà không được pháp luật cho phép thì bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN phải được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN. Trường hợp ở những địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN hoặc không tổ chức thu tiền tại địa điểm làm thủ tục hải quan, thì cơ quan thu được trực tiếp thu hoặc ủy nhiệm cho tổ chức thu tiền mặt từ người nộp NSNN và sau đó, phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào KBNN theo quy định tại Thông tư này; trường hợp cơ quan Thuế ủy nhiệm thu tiền mặt đối với số thuế phải nộp của các hộ khoán, thì thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền (trừ các khoản viện trợ nước ngoài trực tiếp cho các dự án) phải chuyển tiền nộp kịp thời vào thu NSNN.

3. Tất cả các khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam, chi tiết theo niên độ ngân sách, mục lục NSNN và được phân chia cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ phần trăm (%) do cấp có thẩm quyền quy định. Các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ tại thời điểm hạch toán.

4. Việc hoàn trả các khoản thu NSNN được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Quy trình thu, thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, hoàn trả các khoản thu NSNN phải được thông báo và niêm yết công khai tại cơ quan thu và KBNN nơi giao dịch trực tiếp với người nộp NSNN.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. PHỐI HỢP THU VÀ ỦY NHIỆM THU, HÌNH THỨC VÀ CHỨNG TỪ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 4. Phối hợp thu và ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước

1. KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện tiếp tục thực hiện phối hợp thu và được ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt (kể cả thu phạt vi phạm hành chính) với NHTM nơi KBNN mở tài khoản (tài khoản thanh toán hoặc tài khoản chuyên thu) theo quy định tại Thông tư này và các thỏa thuận phối hợp thu NSNN giữa KBNN, Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan và NHTM. Cụ thể:

a) Trường hợp tại địa bàn KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện chưa ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt cho NHTM, thì KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện và các cơ quan Thuế, Hải quan phối hợp thu NSNN với NHTM bằng chuyển khoản.

b) Trường hợp KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện đã ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, song người nộp NSNN vẫn đến KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện để nộp NSNN, thì KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện vẫn phải thực hiện thu tiền mặt từ người nộp NSNN.

Tham khảo thêm:   Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Tiếng Việt (3 bộ sách) Góp ý SGK lớp 4 năm 2023 - 2024

c) Trường hợp KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện thay đổi NHTM nơi mở tài khoản hoặc thành lập đơn vị KBNN mới (do chia tách, sát nhập địa bàn), thì KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện phải thực hiện phối hợp thu NSNN với NHTM nơi mới mở tài khoản; đồng thời, có văn bản đề nghị hủy bỏ phối hợp thu NSNN với NHTM nơi mở tài khoản cũ.

d) KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện thực hiện mở tài khoản chuyên thu tại NHTM để thực hiện phối hợp thu và ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính về việc quản lý và sử dụng tài khoản của KBNN mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM.

2. Việc ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt cho NHTM nơi KBNN (cấp tỉnh, cấp huyện) mở tài khoản do Giám đốc KBNN cấp tỉnh quyết định.

Điều 5. Các hình thức thu ngân sách nhà nước

1. Thu bằng chuyển khoản:

a) Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp NSNN tại ngân hàng, ngân hàng thực hiện trích tài khoản của người nộp NSNN chuyển vào tài khoản của KBNN để ghi thu NSNN.

b) Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp NSNN tại KBNN, KBNN thực hiện trích tài khoản của người nộp NSNN để ghi thu NSNN.

c) Thu bằng phương thức điện tử, bao gồm:

– Qua dịch vụ nộp thuế điện tử trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế hoặc cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan;

– Qua dịch vụ thanh toán điện tử của NHTM như ATM, Internetbanking, Mobile banking, POS hoặc các hình thức thanh toán điện tử khác.

2. Thu bằng tiền mặt:

a) Thu bằng tiền mặt trực tiếp tại KBNN.

b) Thu bằng tiền mặt tại NHTM để chuyển nộp vào tài khoản của KBNN.

c) Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu hoặc tổ chức được cơ quan thu ủy nhiệm thu. Hình thức này được áp dụng đối với các khoản thuế, phí, lệ phí của các hộ kinh doanh không cố định, không thường xuyên, không có tài khoản tại KBNN hoặc NHTM và có khó khăn trong việc nộp tiền vào KBNN (do ở xa điểm thu của KBNN hoặc xa NHTM); hoặc người nộp NSNN nộp tiền mặt tại điểm làm thủ tục hải quan, nhưng tại địa điểm đó KBNN hoặc NHTM nơi KBNN mở tài khoản không tổ chức điểm thu; hoặc cơ quan Thuế ủy nhiệm thu tiền mặt đối với số thuế phải nộp của các hộ khoán. Cơ quan thu hoặc tổ chức được cơ quan thu ủy nhiệm thu có trách nhiệm thu tiền từ người nộp NSNN, sau đó nộp toàn bộ số tiền đã thu được vào KBNN hoặc NHTM nơi KBNN mở tài khoản theo đúng thời hạn quy định.

d) Thu qua các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt trực tiếp hoặc được ủy nhiệm thu phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn Luật.

đ) Ủy ban nhân dân cấp xã được phép thu các khoản thuộc nhiệm vụ thu của ngân sách cấp xã; sau đó, làm thủ tục nộp tiền vào KBNN cấp huyện hoặc nộp vào quỹ của ngân sách xã để chi theo chế độ quy định (trường hợp các xã ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện giao dịch thường xuyên với KBNN). Việc tổ chức thu, nộp ngân sách xã được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

Điều 6. Chứng từ thu ngân sách nhà nước

1. Các loại chứng từ thu NSNN:

a) Lệnh thu NSNN: Là chứng từ do cơ quan thu phát hành (mẫu số C1-01/NS ban hành kèm theo Thông tư này) yêu cầu KBNN, NHTM nơi người có nghĩa vụ nộp NSNN mở tài khoản thực hiện trích tài khoản của người nộp NSNN để nộp NSNN theo quy định của Luật NSNN và Luật Quản lý thuế.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Yes I Do

b) Giấy nộp tiền vào NSNN: Được thực hiện theo mẫu số C1-02/NS ban hành kèm theo Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu nộp NSNN đối với các khoản thuế và thu nội địa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 84/2016/TT-BTC).

c) Bảng kê nộp thuế: Được thực hiện theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư số 84/2016/TT-BTC.

d) Biên lai thu phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính: Được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc NSNN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 153/2012/TT-BTC); Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ NSNN bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 153/2013/TT-BTC); Thông tư số 105/2014/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2013/TT-BTC. Trường hợp KBNN lập và in biên lai thu từ chương trình máy tính hoặc cho phép NHTM nơi KBNN mở tài khoản được lập và in biên lai thu từ chương trình máy tính, mẫu biên lai thu in từ chương trình do KBNN quy định, phù hợp với quy định tại Thông tư số 153/2012/TT-BTC.

đ) Các chứng từ rút tiền từ tài khoản của đơn vị tại KBNN để nộp NSNN (Giấy rút dự toán NSNN; Giấy rút vốn đầu tư; Ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử): Được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

e) Chứng từ giao dịch của ngân hàng (ủy nhiệm chi; giấy nộp tiền mặt vào tài khoản): Là các chứng từ dùng cho người nộp NSNN để trích tài khoản của mình hoặc nộp tiền mặt để chuyển nộp NSNN vào tài khoản của KBNN tại ngân hàng. Biểu mẫu chứng từ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHTM nơi thực hiện giao dịch nộp NSNN.

2. Việc lập, kiểm soát, luân chuyển, phục hồi và lưu trữ chứng từ thu NSNN tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật. Ngoài các nội dung chủ yếu trên chứng từ thu NSNN theo mẫu quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này, cơ quan, tổ chức thu tiền có thể tạo thêm thông tin về mã vạch, hình nền biểu tượng (lô gô) của cơ quan, tổ chức thu; các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật, không che khuất, làm mờ các nội dung phải có trên chứng từ thu NSNN.

3. Việc sử dụng con dấu đóng trên Giấy nộp tiền vào NSNN đối với trường hợp nộp NSNN tại KBNN được quy định như sau:

a) Trường hợp nộp NSNN trực tiếp tại trụ sở KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện: Đóng dấu “Kế toán KBNN” (trừ trường hợp thu tại điểm giao dịch KBNN và thu tại Phòng giao dịch KBNN).

b) Trường hợp nộp NSNN tại Phòng giao dịch KBNN thuộc KBNN cấp tỉnh: Đóng dấu của Phòng giao dịch KBNN.

c) Trường hợp nộp NSNN tại điểm giao dịch KBNN: Đóng dấu của điểm giao dịch KBNN.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 328/2016/TT-BTC Hướng dẫn thu quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *