Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 29/2021/TT-BYT Hướng dẫn đào tạo chuyên môn về y tế lao động ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 24/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 29/2021/TT-BYT hướng dẫn hoạt động đào tạo chuyên môn về y tế lao động.

Theo đó, thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động. Chương trình đào tạo bao gồm các nội dung như:

  • Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
  • Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
  • Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; …

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 29/2021/TT-BYT

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ 29/2021/TT-BYT

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động:

Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động đào tạo chuyên môn về y tế lao động,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn nội dung, chương trình, tài liệu, thời gian đào tạo và việc quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Tham khảo thêm:   Tin học 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính Tin học lớp 6 trang 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sỹ, điều dưỡng trung học, hộ sinh viên được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

2. Cơ sở giáo dục có chức năng hoặc được giao nhiệm vụ đào tạo trong khối ngành sức khỏe, cơ sở đào tạo nhân lực y tế (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo).

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Yêu cầu đối với nội dung, chương trình, tài liệu và thời gian đào tạo, hình thức đào tạo

1. Nội dung đào tạo:

a) Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

b) Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;

c) Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;

d) Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;

d) Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;

e) An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;

g) Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;

h) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;

i) Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.

Yêu cầu cụ thể đối với nội dung đào tạo quy định tại Khoản này được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chương trình, tài liệu đào tạo:

a) Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên cơ sở nội dung đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Trên cơ sở chương trình đào tạo đã được ban hành, Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành tài liệu đào tạo trước khi tổ chức đào tạo. Tài liệu đào tạo phải được rà soát cập nhật liên tục bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

3. Thời gian và hình thức đào tạo:

a) Thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động tối thiểu là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;

b) Đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động lần đầu có hiệu lực với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;

Tham khảo thêm:   Thông tư 42/2021/TT-BTC Điều lệ và hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam

c) Hình thức đào tạo: Tập trung.

Điều 4. Quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động

1. Người tham gia đào tạo để được cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động phải tham dự đủ thời gian đào tạo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

2. Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người tham dự khóa đào tạo tham khảo Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để thực hiện thống nhất sau khi người tham gia đào tạo được kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về giáo dục và quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo.

3. Cơ sở đào tạo lập sổ theo dõi, quản lý việc cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

1. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế:

a) Hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động trên phạm vi toàn quốc;

b) Đăng tải thông tin các cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý môi trường y tế trên cơ sở báo cáo của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) và các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, ngành;

c) Tổ chức tập huấn, cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

2. Trách nhiệm của Sở Y tế:

a) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý;

b) Đăng tải thông tin các cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin của cơ sở đào tạo;

c) Báo cáo công tác quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động hàng năm trên địa bàn quản lý gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) trước ngày 01 tháng 02 năm sau theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

Tham khảo thêm:   Công văn 795/QLCL-CL1 Xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản

3. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo:

a) Căn cứ nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo và yêu cầu thực tiễn, cơ sở đào tạo bố trí người có chuyên môn bảo đảm đúng chuyên ngành để tham gia đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo quy định của pháp luật về giáo dục và quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo;

b) Gửi báo cáo các thông tin về hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của cơ sở về Sở Y tế (đối với các đơn vị thuộc quản lý của địa phương) hoặc Cục Quản lý môi trường y tế (đối với các đơn vị thuộc quản lý của các Bộ, ngành) trước khi tổ chức hoạt động đào tạo lần đầu để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Cục Quản lý môi trường y tế và Sở Y tế theo Mẫu số 01 Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, công bố trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi tổ chức khóa đào tạo và gửi kế hoạch đào tạo cho Sở Y tế (đối với các đơn vị thuộc quản lý của địa phương) hoặc Cục Quản lý môi trường y tế (đối với các đơn vị thuộc quản lý của các Bộ, ngành) và Sở Y tế nơi cơ sở đào tạo tổ chức khóa đào tạo để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra;

d) Quản lý hồ sơ liên quan đến hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động theo quy định của pháp luật về đào tạo và lưu trữ;

đ) Xây dựng quy chế quản lý và kiểm tra, đánh giá đối với các khóa đào tạo theo quy định của pháp luật về giáo dục;

e) Báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động định kỳ hàng năm về Sở Y tế (đối với các cơ sở đào tạo thuộc quản lý của địa phương) hoặc Cục Quản lý môi trường y tế (đối với các cơ sở đào tạo thuộc quản lý của các Bộ, ngành) trước ngày 15 tháng 01 năm sau theo Mẫu số 02 Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 02 năm 2022.

2. Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để nghiên cứu, xem xét giải quyết./.

………………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết Thông tư

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 29/2021/TT-BYT Hướng dẫn đào tạo chuyên môn về y tế lao động của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *