Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu theo Nghị định 55 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 15/07/2016, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15/06/2016 của Chính phủ.

Theo quy định tại thông tư này, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ xã, phường, thị trấn bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến trước ngày 01/05/2016 sẽ được tăng thêm 8%. Như vậy, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng mới của các đối tượng này sẽ bằng mức lương hưu, trợ cấp hiện hưởng nhân với 1,08. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải Thông tư tại đây.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 23/2016/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2016

THÔNG TƯ 23/2016/TT-BLĐTBXH

HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TRỢ CẤP HẰNG THÁNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2016/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ Điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995 (sau đây viết tắt là Nghị định số 55/2016/NĐ-CP);

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn Điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ.

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Các đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2016/NĐ-CP bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 5 năm 2016.

Tham khảo thêm:   Nghị định số 21/2012/NĐ-CP Về quản lý cảng biển và luồng hàng hải

2. Các đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2016/NĐ-CP đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.000.000 đồng/tháng.

3. Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.

Điều 2. Điều chỉnh mức hưởng đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 5 năm 2016.

1. Tăng thêm 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này. Cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng mới

=

Mức lương hưu, trợ cấp hiện hưởng

x

1,08

2. Thời Điểm Điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

Ví dụ 1: Ông A, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 với mức lương hưu tại thời Điểm tháng 01/2015 là 5.200.000 đồng/tháng.

Mức lương hưu mới của ông A sau khi Điều chỉnh là:

5.200.000 đồng/tháng x 1,08 = 5.616.000 đồng/tháng

Thời Điểm hưởng mức lương mới nêu trên của ông A được tính từ tháng 01/2015.

Ví dụ 2: Bà B, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 3 năm 2016 với mức lương hưu tại thời Điểm tháng 3/2016 là 4.800.000 đồng/tháng.

Mức lương hưu mới của bà B sau khi Điều chỉnh là:

4.800.000 đồng/tháng x 1,08 = 5.184.000 đồng/tháng

Thời Điểm hưởng mức lương mới nêu trên của bà B được tính từ tháng 3/2016.

Điều 3. Điều chỉnh mức hưởng đối với người có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.000.000 đồng/tháng

1. Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này, bao gồm cả các đối tượng sau khi được Điều chỉnh mức hưởng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, nếu có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng thì mức hưởng được Điều chỉnh như sau:

a) Đối với người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/tháng trở xuống:

Mức lương hưu sau Điều chỉnh

=

Mức lương hưu trước Điều chỉnh

+ 250.000 đồng/tháng

b) Đối với người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng:

Mức lương hưu sau Điều chỉnh

=

2.000.000 đồng/tháng

c) Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/tháng trở xuống:

Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau Điều chỉnh

=

Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước Điều chỉnh

+ 150.000 đồng/tháng

d) Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng:

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Yêu nhau yêu nhau thôi

Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau Điều chỉnh

=

2.000.000 đồng/tháng

2. Thời Điểm Điều chỉnh tính từ tháng 01 năm 2016 đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với người bắt đầu hưởng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016.

Ví dụ 3: Ông C, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 với mức lương hưu tại thời Điểm tháng 01/2016 là 1.600.000 đồng/tháng.

– Ông C thuộc đối tượng Điều chỉnh tăng 8% theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, mức lương hưu của ông C sau khi Điều chỉnh tăng 8% là:

1.600.000 đồng/tháng x 1,08 = 1.728.000 đồng/tháng

– Do mức lương hưu của ông C thấp hơn 1.750.000 đồng/tháng, nên ông C thuộc đối tượng được tiếp tục Điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/tháng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Mức lương hưu của ông C sau khi Điều chỉnh là:

1.728.000 đồng/tháng + 250.000 đồng/tháng = 1.978.000 đồng/tháng

Thời Điểm hưởng mức lương nêu trên của ông C được tính từ tháng 01/2016.

Ví dụ 4: Bà D, hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng với mức hưởng tại thời Điểm tháng 12/2015 là 1.860.000 đồng. Do mức trợ cấp mất sức lao động của bà D nằm trong Khoảng từ trên 1.850.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng, nên bà D thuộc đối tượng được Điều chỉnh mức trợ cấp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Mức trợ cấp mất sức lao động của bà D sau khi Điều chỉnh là 2.000.000 đồng/tháng. Thời Điểm hưởng từ tháng 01/2016.

Điều 4. Điều chỉnh mức hưởng đối với giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.

1. Giáo viên mầm non thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư này có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 hoặc bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, nếu mức lương hưu sau khi đã được Điều chỉnh theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư này mà thấp hơn 1.150.000 đồng thì được Điều chỉnh bằng 1.150.000 đồng/tháng áp dụng cho Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 30 tháng 4 năm 2016; thấp hơn 1.210.000 đồng thì được Điều chỉnh bằng 1.210.000 đồng/tháng áp dụng cho Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 trở đi.

2. Thời Điểm Điều chỉnh:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với đối tượng đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 đối với đối tượng đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 5 năm 2016.

b) Từ tháng hưởng lương hưu đối với người bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016.

Tham khảo thêm:   Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi môn Toán lớp 4 Ôn thi học sinh giỏi môn Toán 4 theo tuần (Có đáp án)

Ví dụ 5: Bà E là giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 3 năm 2015 với mức lương hưu tại thời Điểm tháng 3/2015 là 800.000 đồng/tháng.

– Bà E thuộc đối tượng Điều chỉnh tăng 8% theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, mức lương hưu của bà E sau khi Điều chỉnh tăng 8% là:

800.000 đồng/tháng x 1,08 = 864.000 đồng/tháng

– Do mức lương hưu của bà E thấp hơn 1.750.000 đồng/tháng, nên bà E thuộc đối tượng được tiếp tục Điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/tháng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Mức lương hưu của bà E sau khi Điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng là:

864.000 đồng/tháng + 250.000 đồng/tháng = 1.114.000 đồng/tháng

– Do mức lương hưu của bà E tại thời Điểm ngày 01 tháng 01 năm 2016 thấp hơn 1.150.000 đồng/tháng, nên bà E thuộc đối tượng được Điều chỉnh tăng lên bằng 1.150.000 đồng/tháng; tại thời Điểm ngày 01 tháng 5 năm 2016 thấp hơn 1.210.000 đồng/tháng, nên bà E thuộc đối tượng được Điều chỉnh tăng lên bằng 1.210.000 đồng/tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Như vậy, bà E có mức hưởng lương hưu theo từng giai đoạn như sau:

+ Từ tháng 3/2015 đến hết tháng 12/2015 là 864.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 01/2016 đến hết tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 5/2016 đến hết tháng 12/2016 là 1.210.000 đồng/tháng.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng quy định tại Nghị định số 55/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; lập báo cáo theo mẫu kèm Thông tư này gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 01 năm 2017.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;

– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– VP Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
– Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH
– Lưu VT, PC, BHXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu theo Nghị định 55 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *