Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 117/2021/TT-BCA Thực hiện dân chủ trong thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 01/12/2021, Bộ Công an ban hành Thông tư 117/2021/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân.

Theo đó quy định nội dung công khai, minh bạch gồm các quy định sau trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước.

  • Những thông tin về tổ chức, hoạt động của Công an đơn vị, địa phương.
  • Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên, lao động hợp đồng trong Công an nhân dân và công dân.
  • Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
  • Công tác tổ chức cán bộ của Công an đơn vị, địa phương.
  • Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các khoản (2), (3), (4) mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch

BỘ CÔNG AN
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 117/2021/TT-BCA

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ 117/2021/TT-BCA

QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TIẾP CÔNG DÂN VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa X về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

Căn cứ Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân; Nghị định số 25/2021/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;

Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;

Căn cứ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Công an;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mục đích, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân.

2. Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Công an địa phương (sau đây gọi chung là Công an các đơn vị, địa phương); cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân.

Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng

1. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân.

2. Công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân.

3. Phòng ngừa các hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

Điều 3. Nguyên tắc của việc thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; tôn trọng và bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

3. Không được lợi dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cản trở công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1525/2013/QĐ-UBND Nâng cấp mạng lưới giao thông GMS phía Bắc (Quốc lộ 217) đoạn qua huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC THANH TRA

Điều 4. Nội dung lấy ý kiến trong tập thể lãnh đạo cơ quan thanh tra trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định

1. Kế hoạch công tác thanh tra hằng năm; việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch công tác thanh tra hằng năm.

2. Báo cáo kết quả công tác thanh tra định kỳ (6 tháng, 1 năm).

3. Các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác thanh tra.

4. Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua tổ chức hội nghị của cơ quan hoặc gửi văn bản để lãnh đạo cơ quan thanh tra, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra tham gia ý kiến.

5. Thủ trưởng cơ quan thanh tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 5. Nội dung, hình thức lấy ý kiến tập thể trong Đoàn thanh tra

1. Nội dung lấy ý kiến tập thể trong Đoàn thanh tra.

a) Dự thảo kế hoạch thanh tra; nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra.

b) Đề cương nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình, báo cáo bổ sung (nếu có).

c) Việc áp dụng biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra và huỷ bỏ biện pháp xử lý khi xét thấy không còn cần thiết.

d) Dự thảo biên bản ghi nhận kết quả thanh tra, dự thảo báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra.

2. Hình thức lấy ý kiến trong Đoàn thanh tra.

Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua họp Đoàn thanh tra hoặc gửi văn bản để thành viên tham gia ý kiến. Đoàn thanh tra lấy ý kiến công khai, dân chủ các vấn đề khác liên quan đến cuộc thanh tra do Trưởng đoàn quyết định.

3. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên thì Trưởng đoàn quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra Quyết định thanh tra, trường hợp có ý kiến khác nhau giữa thành viên và Trưởng đoàn thì báo cáo người ra Quyết định thanh tra quyết định.

Điều 6. Nội dung và hình thức thông báo với đối tượng thanh tra

1. Nội dung thông báo với đối tượng thanh tra.

a) Quyết định thanh tra.

b) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, theo quy định của pháp luật.

c) Thời gian, địa điểm, nội dung làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến cuộc thanh tra.

d) Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; nội dung yêu cầu giải trình, báo cáo bổ sung (nếu có).

đ) Các biện pháp xử lý và quyết định xử lý liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra.

e) Tài liệu, đồ vật, tài sản do đối tượng thanh tra quản lý bị tạm giữ hoặc niêm phong chờ xử lý.

g) Việc kết thúc thanh tra trực tiếp.

h) Kết luận thanh tra.

i) Quyết định xử lý sau thanh tra liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh tra.

k) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra chuyên ngành liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của đối tượng thanh tra.

2. Hình thức thông báo với đối tượng thanh tra.

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải thông báo, cơ quan thanh tra, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, Đoàn thanh tra có thể lựa chọn một, một số hoặc tất cả các hình thức thông báo sau đây:

a) Gửi văn bản cho đối tượng thanh tra.

b) Thông báo khi làm việc với đối tượng thanh tra.

c) Các hình thức phù hợp khác do Trưởng đoàn thanh tra quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra

1. Đối tượng thanh tra có các quyền theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành; được thông báo những nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật; phản ánh về trách nhiệm của Đoàn thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2. Chấp hành quyết định thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

3. Báo cáo về các nội dung được ghi trong quyết định thanh tra theo đề cương yêu cầu, giải trình, báo cáo bổ sung theo yêu cầu của Đoàn thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đã báo cáo, giải trình.

4. Cung cấp kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.

5. Chấp hành các quyết định xử lý trong quá trình thanh tra.

6. Thực hiện nghiêm chỉnh các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Mục 2. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 8. Nội dung và hình thức lấy ý kiến tập thể trong Đoàn xác minh, Tổ xác minh

1. Nội dung lấy ý kiến tập thể trong Đoàn xác minh, Tổ xác minh.

a) Dự thảo kế hoạch xác minh; nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo.

b) Đề cương nội dung yêu cầu người bị khiếu nại, người bị tố cáo giải trình; nội dung yêu cầu người bị khiếu nại, người bị tố cáo giải trình bổ sung (nếu có).

c) Dự thảo báo cáo kết quả xác minh, dự thảo kết luận nội dung tố cáo, dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại.

d) Đề xuất kiến nghị xử lý đối với người bị khiếu nại, người bị tố cáo khi xác định người bị khiếu nại, người bị tố cáo có vi phạm; đề xuất xử lý đối với người có hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để khiếu nại, tố cáo sai sự thật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Hình thức lấy ý kiến tập thể trong Đoàn xác minh, Tổ xác minh.

Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua họp Đoàn xác minh, Tổ xác minh hoặc gửi văn bản để thành viên tham gia ý kiến. Đoàn xác minh, Tổ xác minh lấy ý kiến công khai, dân chủ các vấn đề khác liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do Trưởng đoàn, Tổ trưởng quyết định.

3. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên thì Trưởng đoàn, Tổ trưởng quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra Quyết định xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo; trường hợp có ý kiến khác nhau giữa thành viên và Trưởng đoàn, Tổ trưởng thì báo cáo người ra Quyết định xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo quyết định.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Nhất kiếm Giang Hồ

Điều 9. Nội dung và hình thức thông báo với người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, bị tố cáo

1. Nội dung thông báo với người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, bị tố cáo.

a) Việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.

b) Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo; người bị khiếu nại, bị tố cáo và những người có liên quan theo quy định của pháp luật.

c) Yêu cầu báo cáo, giải trình; nội dung, lịch làm việc với Đoàn xác minh, Tổ xác minh.

d) Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo.

2. Hình thức thông báo với người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, bị tố cáo.

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải thông báo, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh, Đoàn xác minh, Tổ xác minh có thể lựa chọn một, một số hoặc tất cả các hình thức thông báo sau đây:

a) Gửi văn bản cho người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, bị tố cáo.

b) Thông báo khi làm việc với người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, bị tố cáo.

c) Các hình thức phù hợp khác do Trưởng đoàn xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo

1. Việc khiếu nại, tố cáo phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức và của người khác.

3. Xuất trình giấy tờ tùy thân, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo khi cơ quan hoặc người có thẩm quyền yêu cầu và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.

4. Thực hiện các yêu cầu của Đoàn xác minh, Tổ xác minh trong quá trình xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Quyền và trách nhiệm của người bị khiếu nại, bị tố cáo

1. Người bị khiếu nại, bị tố cáo có các quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Chấp hành quyết định xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền trong Công an nhân dân.

3. Có mặt đúng thời gian, địa điểm theo yêu cầu của Đoàn xác minh, Tổ xác minh.

4. Báo cáo giải trình về nội dung bị khiếu nại, bị tố cáo theo yêu cầu của Đoàn xác minh, Tổ xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã báo cáo, giải trình.

5. Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung bị khiếu nại, bị tố cáo theo yêu cầu của Đoàn xác minh, Tổ xác minh.

6. Chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị theo quyết định xử lý tố cáo của Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền trong Công an nhân dân.

Mục 3. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG TIẾP CÔNG DÂN

Điều 12. Nội dung, hình thức công khai với Nhân dân

1. Nội dung công khai với Nhân dân

a) Địa chỉ nơi tiếp công dân.

b) Họ tên, cấp bậc, chức vụ của cán bộ được phân công tiếp công dân tại nơi tiếp công dân.

c) Nội quy, thời gian tiếp công dân thường xuyên, lịch tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại nơi tiếp công dân.

2. Hình thức công khai với Nhân dân

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:

a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.

b) Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.

Điều 13. Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân

1. Chỉ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân, trường hợp tiếp công dân tại nơi khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Giải thích, hướng dẫn đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Công an cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

3. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trừ trường hợp được từ chối tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

4. Tuân thủ đúng Điều lệnh Công an nhân dân.

5. Tôn trọng và lắng nghe trình bày của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

6. Vào sổ tiếp công dân khi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

7. Thông báo lý do từ chối tiếp công dân đối với những trường hợp từ chối tiếp theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

1. Người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền theo quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật liên quan; được phản ánh về việc thực hiện quy trình tiếp công dân, trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về tiếp công dân và nội quy tiếp công dân.

3. Không mang vũ khí, chất nổ, chất độc, chất dễ cháy hoặc chất cấm khác đến nơi tiếp công dân.

4. Không được lợi dụng quyền tự do dân chủ để có lời nói, hành vi gây rối trật tự công cộng, hành vi quá khích xúc phạm đến cơ quan và cán bộ tiếp công dân, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Mục 4. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 15. Nội dung và hình thức công khai, minh bạch trong phòng, chống tham nhũng

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội, thách thức đối với đất nước Những bài văn mẫu lớp 12

1. Nội dung công khai, minh bạch gồm các quy định sau trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước.

a) Những thông tin về tổ chức, hoạt động của Công an đơn vị, địa phương.

b) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên, lao động hợp đồng trong Công an nhân dân và công dân.

c) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

d) Công tác tổ chức cán bộ của Công an đơn vị, địa phương.

đ) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.

e) Đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.

g) Quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ và kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

h) Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Hình thức công khai.

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải thông báo, cơ quan, đơn vị có thể lựa chọn một, một số hoặc tất cả các hình thức thông báo sau đây:

a) Công bố tại các cuộc họp của đơn vị.

b) Niêm yết tại trụ sở đơn vị.

c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

d) Phát hành ấn phẩm.

đ) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

e) Đăng tải trên cổng/trang thông tin điện tử của đơn vị.

g) Tổ chức họp báo.

h) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Trách nhiệm thực hiện dân chủ trong phòng, chống tham nhũng

1. Công an các đơn vị, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây.

a) Nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

b) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

c) Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng.

d) Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.

2. Quyền, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

a) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có quyền tố cáo, tố giác, kiến nghị, phản ánh về hành vi tham nhũng, từ chối thực hiện hành vi liên quan đến tham nhũng theo quy định của pháp luật.

b) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân, Điều lệnh Công an nhân dân, các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.

c) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được nhũng nhiễu trong giải quyết công việc và không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

3. Trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương.

a) Chỉ đạo thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Nghiêm túc thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

c) Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng

1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong quá trình thực thi công vụ; được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan Công an những vấn đề có liên quan đến hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân.

2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan Công an trong phòng, chống tham nhũng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin về phòng, chống tham nhũng mà mình cung cấp; không lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2022 và thay thế Thông tư số 24/2009/TT-BCA-V24 ngày 28/4/2009 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra của Công an nhân dân.

Điều 19. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Thanh tra Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Công an (Thanh tra Bộ Công an, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp) để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:

– Ban chỉ đạo TW thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;
– Ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Công an;
– Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
– Công an các đơn vị, địa phương;
– Cổng TTĐT Chính phủ;
– Cổng TTĐT Bộ Công an;
– Lưu: VT, V03, X05(P4).

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Tô Lâm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 117/2021/TT-BCA Thực hiện dân chủ trong thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *