Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 09/2017/TT-BTTTT Những yêu cầu bắt buộc khi đưa hình trẻ em lên báo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 01/10/2017, Thông tư 09/2017/TT-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.

Theo đó, đối với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em thì bắt buộc đáp ứng các yêu cầu sau:

– Khi thông tin những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc người liên quan thì phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em.

– Khi sử dụng trẻ em, hình ảnh trẻ em làm nhân vật, hình ảnh minh họa trong chương trình phản ánh về các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật thì:

+ Đối với trẻ em dưới 07 tuổi thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định phát luật;

+ Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định pháp luật.

Thông tư 09/2017/TT-BTTTT – Tỷ lệ nội dung, thời lượng cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——–

Số: 09/2017/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ NỘI DUNG, THỜI ĐIỂM, THỜI LƯỢNG DÀNH CHO TRẺ EM VÀ CẢNH BÁO NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM TRÊN BÁO NÓI, BÁO HÌNH, BÁO IN, BÁO ĐIỆN TỬ VÀ XUẤT BẢN PHẨM

Tham khảo thêm:   Thông báo 3238/TB-LĐTBXH Lịch nghỉ Lễ, Tết năm 2019 của Cán bộ, công chức mới nhất

Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết khoản 2 Điều 46 Luật trẻ em về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em; yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan báo chí; nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm; cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan chủ quản nhà xuất bản; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Thông tin dành cho trẻ em là các nội dung được sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản dành cho đối tượng thụ hưởng trực tiếp là trẻ em.

2. Thông tin không phù hợp với trẻ em là thông tin có nội dung không phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em, có nguy cơ tác động không tốt đến nhận thức, sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ em.

Tham khảo thêm:   Kịch bản Trung thu cho trẻ Mầm non 2023 Kịch bản tổ chức chương trình Trung thu 2023 hay nhất

Điều 4. Các nội dung ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản

1. Các nội dung ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản bao gồm:

a) Thực hiện pháp luật, chính sách về quyền trẻ em;

b) Tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em;

c) Phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em;

d) Hướng dẫn trẻ em kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ và kỹ năng an toàn cho trẻ em;

đ) Giáo dục giới tính, sức khỏe, dinh dưỡng;

e) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, các chuyên đề, chuyên mục về trẻ em tập trung thông tin về việc thực hiện quyền trẻ em; những vấn đề đặt ra trong công tác thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em; chủ đề và các thông điệp Tháng hành động vì trẻ em.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ NỘI DUNG, THỜI ĐIỂM, THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG TRÊN BÁO NÓI, BÁO HÌNH

Điều 5. Đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của các tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình

1. Tin tức về trẻ em:

a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 60 giây/lần phát sóng;

b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 01 lần/ngày trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm. Đối với các thời điểm khác trong năm, tùy vào sự kiện để thông tin.

c) Thời điểm phát sóng: Đưa vào các bản tin trong ngày.

2. Các chương trình khoa giáo, phổ biến kiến thức:

a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 05 phút/lần phát sóng;

b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 02 lần/tháng. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, tăng tần suất phát sóng mới lên tối thiểu 04 lần/tháng.

c) Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 22h00 hằng ngày, ưu tiên khung giờ từ 06h00 đến 07h30, từ 12h00 đến 13h30 hoặc từ 17h30 đến 19h00 trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.

Tham khảo thêm:   Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong quân đội mới nhất 3 mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm

3. Các chương trình giải trí, ca nhạc, văn nghệ, kể chuyện, phim hoạt hình, trò chơi, truyền hình thực tế và các chương trình tương tự khác:

a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 10 phút/lần phát sóng;

b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 01 lần/tuần. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, tăng tần suất phát sóng mới lên tối thiểu 02 lần/tuần.

c) Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 22h00 hằng ngày, ưu tiên khung giờ từ 18h00 đến 21h00 trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.

4. Các chương trình, đoạn chương trình (clip, trailer) cổ động về các sự kiện, hoạt động vì trẻ em do các Bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em thực hiện; các thông điệp tuyên truyền về trẻ em:

a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 30 giây /lần phát sóng đối với clip, trailer cổ động, các thông điệp tuyên truyền về trẻ em; tối thiểu 05 phút/lần phát sóng đối với các chương trình khác;

b) Tần suất phát sóng: Tối thiểu 01 lần/ngày trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm. Đối với các thời điểm khác trong năm, tùy vào sự kiện để thông tin.

c) Thời điểm phát sóng: Sau các bản tin trong ngày; trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.

5. Tỷ lệ phát sóng chương trình thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phải đạt từ 02% đến 05% tổng thời lượng phát sóng của kênh chương trình trong 01 tuần.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 09/2017/TT-BTTTT Những yêu cầu bắt buộc khi đưa hình trẻ em lên báo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *