Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 97/2018/NĐ-CP Quy định cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 01/07/2018, Nghị định 97/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 30/06/2018 chính thức có hiệu lực. Nghị định quy định về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Theo đó, tăng tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi (vốn vay) đối với UBND cấp tỉnh, cụ thể như sau:

  • Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 10% lên 30% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương (NSTW) so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) từ 70% trở lên;
  • Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 20% lên 40% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP từ 50% đến dưới 70%;
  • Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 30% lên 50% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP dưới 50%;
  • Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 50% lên 70% vốn vay đối với địa phương có điều tiết về NSTW (trừ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh);
  • Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 80% lên 100% vốn vay đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Min

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 97/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH 97/2018/NĐ-CP

VỀ CHO VAY LẠI VỐN VAY ODA, VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý, thực hiện việc cho vay lại, thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Bên vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

2. Bộ Tài chính và cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại.

Tham khảo thêm:   [Mẹo] Cách chụp ảnh màn hình game AOE - Đế Chế

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình quản lý, thực hiện việc cho vay lại và thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Ngoài các từ ngữ đã được quy định trong Luật Quản lý nợ công, tại Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Thỏa thuận vay nước ngoài” là các hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay vốn ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ với bên cho vay nước ngoài.

2. “Hợp đồng cho vay lại” là hợp đồng hoặc hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại với bên vay lại về việc cho vay lại.

3. “Hợp đồng ủy quyền cho vay lại” là hợp đồng ký giữa Bộ Tài chính với cơ quan được ủy quyền cho vay lại để ủy quyền việc thực hiện cho vay lại quản lý khoản vay lại và thu hồi nợ, bao gồm cả phương thức cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.

4. “Thời gian ân hạn” là khoảng thời gian theo đó bên vay lại đã nhận nợ và chưa phải trả gốc khoản vay lại nhưng phải trả đầy đủ các khoản lãi và phí phát sinh theo hợp đồng cho vay lại.

Điều 4. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm

1. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:

Trước ngày 30/6 năm thứ năm của kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, để đăng ký kế hoạch vay lại cho 05 năm tiếp theo, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Bên vay lại) gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:

a) Đánh giá tình hình thực hiện, tình hình giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, dự kiến tổng số giải ngân trong giai đoạn 05 năm hiện tại;

b) Đăng ký nhu cầu giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, nhu cầu vay mới để cho vay lại giai đoạn 05 năm tiếp theo; kèm theo đánh giá sơ bộ về khả năng bố trí nguồn trả nợ;

c) Ý kiến của cơ quan chủ quản về đăng ký nhu cầu giải ngân của các chủ dự án đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Hạn mức cho vay lại 05 năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng hạn mức cho vay lại thực hiện theo quy định của Nghị định về quản lý nợ chính quyền địa phương.

3. Căn cứ chỉ tiêu an toàn nợ công; chỉ tiêu tổng mức vay và bội chi của ngân sách địa phương trong kế hoạch tài chính 05 năm đối với phân cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Điều 5. Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm

1. Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:

Tham khảo thêm:   Tin học 7 Bài 5: Mạng xã hội Tin học lớp 7 trang 22 sách Chân trời sáng tạo

Trước ngày 20/7 hằng năm, để xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm, Bên vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo về:

a) Đánh giá tình hình thực hiện, trị giá giải ngân, trả nợ cho vay lại của năm và lũy kế từ khi thực hiện khoản vay đến năm trước năm kế hoạch; trị giá chưa thực hiện; chi tiết theo từng dự án, từng năm;

b) Dự kiến trị giá sẽ thực hiện trong năm kế hoạch của các khoản cho vay lại đã ký kết, các khoản sẽ ký kết mới.

2. Xây dựng kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý nợ của chính quyền địa phương;

b) Nội dung kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần tổng hợp theo từng khoản vay, trả nợ cho vay lại, đảm bảo khả năng trả nợ của chính quyền địa phương.

3. Căn cứ hạn mức cho vay lại 05 năm, nhu cầu đăng ký kế hoạch của các bên vay lại, chủ dự án; chỉ tiêu an toàn nợ công, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch cho vay lại hàng năm chi tiết theo từng nguồn vay, trình Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức cho vay lại hằng năm và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm.

4. Trường hợp giải ngân vượt kế hoạch cho vay lại hằng năm, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đảm bảo nguyên tắc:

a) Đối với cho đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại, theo tiến độ thực hiện dự án;

b) Đối với vốn cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc giải ngân không vượt quá mức vay hằng năm được Quốc hội quyết định.

Điều 6. Đồng tiền cho vay lại và thu nợ cho vay lại

1. Đồng tiền cho vay lại là đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài.

2. Đồng tiền thu nợ cho vay lại là đồng tiền cho vay lại. Trường hợp bên vay lại trả nợ bằng Đồng Việt Nam, cơ quan cho vay lại áp dụng tỷ giá bán đồng tiền cho vay lại tại thời điểm trả nợ do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố để thu nợ.

Điều 7. Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại

1. Đối với bên vay lại là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại bằng thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.

2. Đối với bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:

a) Thời hạn trả nợ bằng thời gian hoàn vốn trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;

b) Thời gian ân hạn bằng thời kỳ xây dựng cho đến khi dự án được đưa vào hoạt động nêu trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;

Tham khảo thêm:   Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị - Tuần 4 Hội thi Tìm hiểu Nghị quyết 15-NQ/TW về phát triển Thủ đô

c) Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại được tính từ khi bắt đầu thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài.

3. Trong trường hợp có chênh lệch về thời hạn và thời gian ân hạn giữa khoản vay nước ngoài và khoản cho vay lại, nguồn thu hồi nợ cho vay lại chưa trả nợ nước ngoài được đưa vào Quỹ Tích lũy trả nợ.

Điều 8. Lãi suất cho vay lại

Lãi suất cho vay lại được quy định tại khoản 5 Điều 34 của Luật Quản lý nợ công bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, các khoản phí theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại.

Điều 9. Các khoản phí và chi phí liên quan của bên cho vay nước ngoài và phí ngân hàng trong và ngoài nước

1. Bên vay lại chịu trách nhiệm trả đầy đủ các khoản phí và chi phí liên quan cho bên cho vay nước ngoài theo thỏa thuận vay nước ngoài và các loại phí dịch vụ ngân hàng trong và ngoài nước liên quan đến khoản vay lại. Các loại phí theo thỏa thuận vay nước ngoài bao gồm phí thu xếp vốn, phí quản lý, phí cam kết, phí rút vốn, phí bảo hiểm, các khoản phí và chi phí khác theo quy định của Pháp luật (nếu có).

2. Đối với các khoản phí, chi phí phải trả bên cho vay nước ngoài, bên vay lại trả thông qua cơ quan được ủy quyền cho vay lại để trả cho Bộ Tài chính. Đối với các loại phí dịch vụ ngân hàng, bên vay lại trả trực tiếp cho ngân hàng phục vụ.

Điều 10. Phí quản lý cho vay lại

1. Mức phí quản lý cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại, cụ thể như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố chuyển trả cho cơ quan cho vay lại (Bộ Tài chính) 0,25%/năm;

b) Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trả cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại 0,25%/năm. Trong đó, cơ quan được ủy quyền cho vay lại được hưởng 0,15%/năm và chuyển trả cho Bộ Tài chính 0,1%/năm.

2. Việc quản lý và sử dụng phí cho vay lại thực hiện theo cơ chế tài chính của cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Việc quản lý và sử dụng phí cho vay lại của Bộ Tài chính thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 11. Dự phòng rủi ro cho vay lại

1. Dự phòng rủi ro cho vay lại theo quy định như sau:

a) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 0%/năm/dư nợ vay lại;

b) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công là 1%/năm/dư nợ vay lại;

c) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp là 1,5%/năm/dư nợ vay lại.

2. Trích nộp dự phòng rủi ro cho vay lại:

a) Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp vào Quỹ Tích lũy trả nợ;

b) Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan.

…………

Tải file tài liệu để xem trọn bộ nội dung Nghị định

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 97/2018/NĐ-CP Quy định cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *