Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 02/2023/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 09/02/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Theo đó, bổ sung “bệnh COVID-19 nghề nghiệp” vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Đồng thời, bổ sung Phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp. Như vậy, từ ngày 01/4/2023 có 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, đơn cử như:

  • Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp;
  • Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp;
  • Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp;
  • Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp;
  • Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp;
  • Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;
  • Bệnh hen nghề nghiệp;
  • Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp;
  • Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 02/2023/TT-BYT

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2023

THÔNG TƯ 02/2023/TT-BYT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 15/2016/TT-BYT NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA BỘ Y TẾ QUY ĐỊNH VỀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

1. Bổ sung Khoản 35 vào Điều 3 thứ nhất như sau: “35. Bệnh COVID – 19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư này”.

2. Sửa đổi Điều 3 thứ hai thành Điều 3a.

3. Bổ sung Phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bổ sung Phụ lục 36 Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.

2. Người làm nghề, công việc quy định tại Mục 3, Phụ lục số 35 ban hành kèm theo Thông tư này được chẩn đoán xác định mắc bệnh COVID-19 do tiếp xúc trong quá trình lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 02 năm 2020 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Viết 4 - 5 câu giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương Dàn ý & 8 đoạn văn mẫu lớp 2

3. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế, thủ trưởng các đơn vị, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, các khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Môi trường y tế) để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
– Ủy ban Xã hội của Quốc hội (để giám sát);

– Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổ ng thông tin điện tử Chính phủ);
– Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Y tế, Sở LĐTBXH, Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, PC, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Liên Hương

PHỤ LỤC 35

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH BỆNH COVID-19 NGHỀ NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BYT ngày 09 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Định nghĩa

Bệnh COVID-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

2. Yếu tố gây bệnh

a) Có tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 trong môi trường lao động.

b) Yếu tố gây bệnh được ghi nhận tại một trong các văn bản sau:

– Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2 được quy định tại Phụ lục 36 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và các văn bản khác phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

– Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp quy định tại mục VI Mẫu 04 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

– Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.

3. Người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2:

a) Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.

b) Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2.

c) Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 gồm:

– Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà;

– Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19;

– Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19;

– Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19;

– Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng;

– Chiến sỹ, sĩ quan thuộc lực lượng công an;

– Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19.

4. Thời gian tiếp xúc tối thiểu (thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp): 01 (một) lần.

5. Thời gian bảo đảm (khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh): 28 (hai mươi tám) ngày.

6. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định bệnh COVID-19 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28 tháng 01 năm 2022 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID- 19 và Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 27 tháng 02 năm 2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

7. Chẩn đoán phân biệt

a) Phân biệt bệnh COVID-19 với các bệnh viêm đường hô hấp cấp do các tác nhân hay gặp khác (vi rút cúm mùa, vi rút á cúm, vi rút hợp bào hô hấp, rhino virút, myxo virút, adeno virút, hội chứng cảm cúm do các chủng Coronavirus thông thường, các vi khuẩn, cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9, SARS-CoV-1, MERS-CoV).

b) Chẩn đoán phân biệt các tình trạng nặng của người bệnh (suy hô hấp, suy chức năng các cơ quan) và các di chứng do các căn nguyên khác hoặc do tình trạng nặng của bệnh lý mạn tính kèm theo.

8. Chẩn đoán di chứng

a) Toàn thân: các triệu chứng kéo dài như mệt mỏi (ICD-10: R53), đau khớp (ICD-10: M25.5), đau cơ (ICD-10: M79.1), rối loạn vị giác (ICD-10: R43.1), rối loạn khứu giác (ICD-10: R43.2), rụng tóc (ICD-10: L65).

b) Hô hấp: viêm phổi (ICD-10: J12), viêm phổi kẽ (ICD-10: J84), thuyên tắc mạch phổi là các tổn thương xơ phổi (ICD-10: I26), giãn phế nang, xẹp phổi, suy giảm chức năng hô hấp (ICD-10: R06.8).

c) Tim mạch: rối loạn nhịp tim (ICD-10: I49.9), viêm cơ tim (ICD-10: I41.1), nhồi máu mạch vành (ICD-10: I21), xơ cơ tim (ICD-10: I42.3), đau ngực (ICD-10: I20.9), tăng huyết áp (ICD-10: I15.8).

d) Thần kinh:

– Liệt vận động (ICD-10: G83.9).

– Liệt thần kinh sọ não (ICD-10: T90.3).

– Động kinh (ICD-10: G40).

– Hội chứng Guillain Barré khởi phát muộn (ICD-10: G61.0).

– Viêm não-tủy tự miễn sau nhiễm COVID-19 (ICD-10: B94.1).

đ) Tâm thần:

– Ảo giác thực tổn (ICD-10: F06.0).

– Rối loạn căng trương lực thực tổn (ICD-10: F06.1).

– Rối loạn hoang tưởng thực tổn (giống tâm thần phân liệt) (ICD-10: F06.2).

– Rối loạn hưng cảm thực tổn (ICD-10: F06.30).

– Rối loạn cảm xúc lưỡng cực thực tổn (ICD-10: F06.31).

– Rối loạn trầm cảm thực tổn (ICD-10: F06.32).

– Rối loạn cảm xúc hỗn hợp thực tổn (ICD-10: F06.33).

– Rối loạn lo âu thực tổn (ICD-10: F06.4).

– Rối loạn cảm xúc không ổn định (suy nhược thực tổn) (ICD-10:F06.6).

– Rối loạn nhận thức nhẹ (ICD-10: F06.7).

Áp dụng ICD-10 theo Quyết định số 4469/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và “Hướng dẫn mã hóa bệnh tật theo ICD-10” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

9. Thời gian khám xác định di chứng: sau tối thiểu sáu tháng kể từ khi mắc bệnh COVID-19 và được điều trị ổn định. Trường hợp không điều trị ổn định được thực hiện theo quy định hiện hành.

10. Giám định

a) Chỉ định giám định:

– Chuyên khoa hô hấp.

– Các chuyên khoa khác liên quan đến tổn thương thực thể do bệnh COVID-19 tùy trường hợp cụ thể.

– Không chỉ định giám định các triệu chứng, dấu hiệu quy định tại Điểm a Khoản 8 của Phụ lục này.

– Cận lâm sàng:

+ Chỉ định cận lâm sàng bắt buộc: chụp X-quang phổi và/hoặc CT-scanner lồng ngực; đo chức năng hô hấp.

+ Chỉ định cận lâm sàng khác: theo chỉ định của giám định viên chuyên khoa.

– Hội chẩn bệnh nghề nghiệp khi có tổn thương, di chứng của bệnh COVID-19 nghề nghiệp ở hai cơ quan, bộ phận trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.

b) Tiêu chí loại trừ

Tổn thương ở các cơ quan, bộ phận do các nguyên nhân khác không phải nhiễm vi rút SARS-CoV-2; tổn thương ở các cơ quan, bộ phận được ghi nhận mắc trước khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 căn cứ theo hồ sơ quản lý sức khỏe hoặc giấy tờ chẩn đoán, điều trị trước khi mắc bệnh COVID-19 (nếu có).

c) Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh COVID-19: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do di chứng của bệnh COVID-19 ở các cơ quan, bộ phận tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp.

…….

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung Thông tư 02

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 02/2023/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Quyết định 4790/QĐ-BYT Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Da liễu

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *