Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 5: Ôn tập về tả cây cối Giải bài tập trang 96 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – Tuần 27 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tập làm văn lớp 5: Ôn tập về tả cây cối giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây như lá, hoa, quả, rễ hoặc thân.

Tả cây cối

Nhờ đó, các em sẽ nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 trang 96, 97. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Tập làm văn tuần 27 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Hướng dẫn giải Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 96, 97

Câu 1

Đọc bài văn “Cây chuối mẹ” và trả lời câu hỏi:

Cây chuối mẹ

Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.

Tham khảo thêm:   Thể lệ cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2022 Chủ đề Biển đảo Việt Nam qua con tem Bưu chính

Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.

Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.

Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó.

Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.

PHẠM ĐÌNH ÂN

a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa?

b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?

c) Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối.

Trả lời:

a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con ⟶ cây chuối to ⟶ cây chuối mẹ.

Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa.

Tham khảo thêm:   Phiếu bàn giao nhiệm vụ giám sát hàng hóa nhập khẩu Biểu mẫu xuất - nhập khẩu

Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.

Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.

c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:

– Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra… như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

– Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá… / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa… / Lẽ nào nó đành để mặc… để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa…

Câu 2

Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).

Trả lời:

Tả lá cây mít

Lá mít to chừng ba đến bốn ngón tay, khá dày dặn nên nhìn cây cứ như một cái nấm rơm khổng lồ. Không như lá bàng, lá mít xanh quanh năm. Và hầu như mùa nào cũng có những chiếc lá già chuyển đỏ cam mà rụng xuống đất. Bà còn dạy em làm những con nghé ọ bằng lá mít thật vui nữa. Chiều chiều thì các bạn hàng xóm chạc tuổi em cũng sang chơi cùng khiến cho em càng thích thú hơn.

Tham khảo thêm:   Mẫu bảng kê thanh toán công tác phí Biểu mẫu kế toán

Tả thân cây phượng

Thân cây là bộ phận lớn nhất của cây phượng. Thân cây phượng hình trụ, cao khoảng 4m, vô cùng chắc chắn. Đường kính thân cây chỗ lớn nhất có khi phải hơn 40cm, vì một bạn học sinh cũng không thể ôm hết. Lớp vỏ bao bọc phần thân màu nâu sẫm, sần sùi và thô ráp. Phần gần dưới gốc nứt thành nhiều rãnh lớn. Chỉ cần nhìn vào đó là đủ biết cây phượng này đã rất nhiều tuổi rồi. Thân cây phượng là trụ cột của cả cây, nó còn làm chức năng vận chuyển nước, chất dinh dưỡng từ rễ lên để nuôi các cành và lá nữa. Thật tuyệt phải không nào!

Tả hoa cúc

Hoa cúc đẹp nhất là vào lúc nở hết. Hoa cúc có màu vàng tươi. Cánh hoa xòe tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhị. Hoa nọ sát hoa kia tạo thành một mảng vàng rực nổi bật trên nền lá xanh. Dưới ánh nắng nhạt của mùa thu, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt.

>> Tham khảo: Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá, hoa, quả, rễ, thân)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 5: Ôn tập về tả cây cối Giải bài tập trang 96 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – Tuần 27 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *