Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tự đánh giá: Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 73 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Tự đánh giá: Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Nội dung chi tiết được đăng tải sau đây.

 Soạn bài Tự đánh giá: Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
Soạn bài Tự đánh giá: Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Wikihoc.com giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Tự đánh giá: Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

Câu 1. Mục đích chính của văn bản trên là gì?

A. Giải thích về hệ thống đường hầm ở huyện Củ Chi

B. Giới thiệu về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

C. Thuyết minh về chiến công của quân dân huyện Củ Chi

D. Giới thiệu về lịch sử hình thành Địa đạo Củ Chi

Hướng dẫn giải: B

Câu 2. Văn bản trình bày thông tin theo cách nào là chính?

A. Theo quan hệ nguyên nhân – kết quả

B. Theo thời gian và phân loại đối tượng

C. Theo trật tự không gian và tầm quan trọng

D. Theo không gian và nguyên nhân – kết quả

Hướng dẫn giải: D

Câu 3. Địa đạo Củ Chi dài bao nhiêu ki-lô-mét và di tích này được chia làm mấy khu?

A. Hơn 500 ki-lô-mét và hai khu

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 10 năm 2022 - 2023 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 (Có đáp án + Ma trận)

B. Hơn 150 ki-lô-mét và ba khu

C. Hơn 200 ki-lô-mét và hai khu

D. Hơn 300 ki-lô-mét và bốn khu

Hướng dẫn giải: C

Câu 4. Câu văn nào nêu đặc điểm “thiên la địa võng” của hệ thống địa đạo Củ Chi?

A. Về cơ bản, hệ thống địa đạo trong di tích chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh, ăn thông với nhau, hoặc độc lập, tùy theo địa hình.

B. Có nhiều nhánh trổ rộng ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).

C. Hệ thống đường hầm có khả năng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn hầm sâu chống được bom cỡ nhỏ.

D. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên nguy trang khéo léo để hội họp, biểu diễn văn nghệ…

Hướng dẫn giải: A.

Câu 5. Vì sao Địa đạo Củ Chi được công nhận là một di tích lịch sử?

A. Là một địa danh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng ở Việt Nam

B. Là một nơi còn lưu giữ nhiều cổ vật của người xưa

C. Là công trình xây dựng và địa điểm có giá trị lịch sử

D. Là một nơi trưng bày nhiều sản phẩm văn hóá, khoa học

Hướng dẫn giải: C

Câu 6. Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thuyết minh giới thiệu một di tích lịch sử?

Hướng dẫn giải:

  • Đối tượng của văn bản: địa đạo Củ Chi – một di tích lịch sử
  • Văn bản cung cấp thông tin về đặc điểm kiến trúc, cấu trúc, sự kiện lịch sử liên quan đến địa đạo Củ Chi
Tham khảo thêm:   Công văn 3506/BGDĐT-CNTT Hướng dẫn kiểm tra máy ghi âm và ghi hình mang vào phòng thi

Câu 7. Di tích lịch sử mà văn bản nói tới có gì đặc sắc cần giới thiệu?

Hướng dẫn giải:

– Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Sang thời kì kháng chiến chống Mỹ, địa đạo được mở rộng.

– Từ năm 1966, dân Củ Chi đã xây dựng một hệ thống đường hầm dài hơn 200km kết hợp với khoảng 500km chiến hào khiến kẻ thù khiếp sợ.

– Dựa vào hệ thống địa đạo, quân và dân Củ Chi đã kiên cường báo trụ đánh địch bằng cả ba mũi giáp công và đã lập được những chiến công xuất sắc được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Tuy nhiên, Củ Chi cũng chịu nhiều tổn thất.

– Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi gồm: Địa đạo Bến Dược và Địa đạo Bến Đình.

– Hệ thống đường hầm có khả năng chống được đạn pháo, xe tăng, xe bọc thép, là nơi ngụy trang kín đáo, dự trữ lương thực, thực phẩm, nơi sinh hoạt và làm việc của quân và dân ta.

– Khu di tích lịch sử Địa đạo củ Chi là kì quan về nghệ thuật quân sự độc đáo, nơi giáo dục tinh thần yêu nước, tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trên vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.

– Ngày 23-12-2015 di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Tham khảo thêm:   Công nghệ 6 Bài 11: Đèn điện Giải Công nghệ lớp 6 Bài 11 trang 60 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 8. Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Hướng dẫn giải:

– Phần 1. Từ đầu “địa đạo được gia cố và mở rộng”: lịch sử hình thành

– Phần 2. Tiếp theo đến “rẫy và rừng bị phá”: di tích gắn với các sự kiện lịch sử có nhiều chiến công vang dội

– Phần 3. Tiếp theo đến “biểu diễn văn nghệ”: cấu trúc địa hình

– Phần 4. Còn lại: ý nghĩa, giá trị lịch sử của khu di tích

Câu 9. Em biết thêm được điều gì từ văn bản Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi?

Hướng dẫn giải:

Em biết thêm về hệ thống đường hầm của Địa đạo Củ Chi

Câu 10. Em thích nhất nội dung nào trong bài giới thiệu? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Nội dung: hệ thống đường hầm của Địa đạo Củ Chi, vì nội dung thú vị, mới mẻ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tự đánh giá: Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 73 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *