Soạn bài Tôi yêu Sài Gòn giúp các em học sinh lớp 2 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng của Bài 4 chủ đề Việt Nam mến yêu SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 109, 110, 111, 112, 113.
Qua đó, giúp các em biết cách phân biệt eo/oe, s/x, ac/at, mở rộng vốn từ Đất nước, viết về tình cảm với người thân. Đồng thời, giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí nội dung trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Soạn bài phần Khởi động – Bài 4: Tôi yêu Sài Gòn
Ghép các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố:
Gợi ý trả lời:
Các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố là: Hà Nội, Sài Gòn.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 4: Tôi yêu Sài Gòn
Câu 1
1. Tìm những từ ngữ chỉ thời tiết và đặc điểm của phố phường Sài Gòn.
2. Những con đường Sài Gòn có gì đẹp?
3. Vì sao tác giả yêu người Sài Gòn?
4. Theo em, tình cảm của tác giả với Sài Gòn như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Những từ ngữ chỉ thời tiết và đặc điểm của phố phường Sài Gòn: nắng, lộng gió,cơn mưa rào.
2. Những con đường Sài Gòn dập dìu xe cộ, khuya thì thưa thớt tiếng ồn, rợp bóng hàng me, hàng cây sao, cây dầu cao vút.
3. Tác giả yêu người Sài Gòn vì con người thân thiện, trên môi luôn nở nụ cười.
4. Theo em, tình cảm của tác giả với Sài Gòn là yêu Sài Gòn, tự hào về Sài Gòn.
Câu 2
a. Nghe – viết: Tôi yêu Sài Gòn (từ Tôi yêu những con đường đến chuyện trò).
b. Chọn vần eo hoặc vần oe thích hợp vào mỗi 🌸 và thêm dấu thanh (nếu cần):
Dưới ánh nắng vàng h🌸
Cánh phượng hồng kh🌸 sắc
Lá r🌸 cùng tiếng ve
Mở tròn x🌸 con mắt.
Theo Lam Thụy
c. Đặt câu để phân biệt các cặp từ sau:
sâu – xâu
sôi – xôi
bác – bát
rác – rát
Gợi ý trả lời:
a. Nghe – viết: Tôi yêu Sài Gòn (từ Tôi yêu những con đường đến chuyện trò).
Tôi yêu những con đường rợp bóng hàng me. Tôi yêu những hàng cây sao, cây dầu cao vút. Đây đó giữa những tán cây xanh, những chú sóc nâu nhanh nhẹn chuyền cành. Thỉnh thoảng trong vòm lá, vài chị sáo, chị sẻ, chị vành khuyên ríu rít chuyện trò.
b.
Dưới ánh nắng vàng hoe
Cánh phượng hồng khoe sắc
Lá reo cùng tiếng ve
Mở tròn xoe con mắt.
c. Đặt câu để phân biệt các cặp từ:
Sâu – xâu:
- Mẹ đang bắt sâu cho rau ngoài vườn.
- Em xâu kim giúp bà vá áo.
Sôi – xôi
- Ấm nước trên bếp đang sôi.
- Bà nội em nấu xôi rất ngon.
Bác – bát
- Anh trai của bố là bác của em.
- Mẹ mới mua bộ bát mới.
Rác – rát
- Sau mỗi bữa ăn, em có nhiệm vụ đi đổ rác.
- Em bị ngã rát hết cả đầu gối.
Câu 3
Tìm từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước.
Gợi ý trả lời:
Từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước là: tự hòa, yêu nước, trung thành, bảo vệ.
Câu 4
Đặt 2 – 3 câu:
a. Giới thiệu một cảnh đẹp mà em biết (theo mẫu).
b. Bày tỏ tình cảm đối với một cảnh đẹp mà em có dịp đến thăm.
Gợi ý trả lời:
Đặt câu:
a. Chùa Một Cột là ngôi chùa độc đáo của Thủ đô Hà Nội.
Bãi biển Nhật Lệ là bãi biển xinh đẹp và sạch sẽ của tình Quảng Bình.
b. Đảo Song Tử Tây là hòn đảo đẹp nhất em từng được đi.
Em rất yêu Hồ Tây và em sẽ giữ gìn môi trường xung quanh.
Câu 5
Kể chuyện
a. Đọc lại bài Chuyện quả bầu.
b. Sắp xếp lại các bức tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện.
c. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Chuyện quả bầu
Theo Truyện cổ Khơ Mú
d. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Gợi ý trả lời:
a. Đọc lại:
Chuyện quả bầu
Ngày xưa có vợ chồng nhà nọ đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi xin tha, họ thương tình tha cho nó.
Để trả ơn, dúi báo sắp có lũ lụt rất lớn và chỉ cho họ cách tránh. Họ nói với bà con nhưng chẳng ai tin. Nghe lời dúi, họ khoét rỗng khúc gỗ to, chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó. Vừa chuẩn bị xong thì mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi, vợ chồng nhà nọ thoát nạn.
Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu.
Một hôm, đi làm nương về, họ nghe tiếng cười đùa từ gác bếp để quả bầu. Thấy lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao. Người vợ bèn lấy que, dùi quả bầu. Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ bước ra. Người Khơ Mú ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
Theo Truyện cổ Khơ Mú
b. Các bức tranh theo đúng trình tự là: 4 – 1 – 2 – 3
c. Kể theo tranh:
- Tranh 1: Họ nói cho bà con biết sắp có lũ lụt nhưng không ai tin.
- Tranh 2: Người vợ sinh ra quả bầu.
- Tranh 3: Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ bước ra có người Thái, người Mường, Người Dao, người Mông,…
- Tranh 4: hai vợ chồng tha cho con dúi.
d. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Ngày xưa có hai vợ chồng nọ sống yêu thương nhau đã lâu nhưng vẫn chưa có con. Một lần, họ đi rừng bắt được một con dúi. Dúi xin tha mạng. Hai vợ chồng thương tình nên đã tha cho dúi.
Để trả ơn, dúi đã báo cho họ biết sắp có nạn lụt lớn và chỉ họ cách tránh. Hai vợ chồng về nói với bà con nhưng chẳng một ai tin. Nghe lời dúi, họ khoét rỗng một khúc gỗ to rồi còn chuẩn bị đồ ăn đem vào trong đó. Vừa chuẩn bị xong thì trời nổi mưa bão, sấm chớp ầm ầm, nước ngập mênh mông. Muôn loài chìm trong biển nước. Nhờ nghe lời dúi, sống trong khúc gỗ nên hai vợ chồng thoát nạn.
Bão lũ qua đi, ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Chẳng biết làm thế nào, họ đành đem quả bầu đặt trên gác bếp. Có lần, đi làm về, họ nghe tiếng cười đùa ở gác bếp. Thấy lạ, người vợ áp tai vào nghe thì có tiếng lao xao từ bên trong.
Người vợ bèn lấy que dùi quả bầu. Lạ thay, từ trong quả bầu những con người bé nhỏ bước ra. Người Khơ Mú ra trước tiên. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo. Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
Câu 6
Luyện tập nói, viết về tình cảm với người thân.
a. Nói về tình cảm của em với một người thân trong gia đình theo gợi ý:
- Người đó là ai?
- Em và người đó thường cùng làm những việc gì?
- Tình cảm của em đối với người đó thế nào?
b. Viết 4 – 5 câu về nội dung em vừa nói.
Gợi ý trả lời:
a. Tình cảm của em với người thân trong gia đình:
- Người đó là mẹ.
- Em thường cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn.
- Em và mẹ vô cùng gắn bó và thân thiết.
b. Trong gia đình, người luôn quan tâm, chăm sóc cho em từng bữa ăn, giấc ngủ luôn là mẹ. Mẹ và em thường hay cùng nhau chuẩn bị cơm tối cho cả nhà. Sau đó, mẹ hướng dẫn em học bài. Em và mẹ vô cùng gắn bó, thân thiết và cởi mở như những người bạn.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 4: Tôi yêu Sài Gòn
1. Đọc một bài văn về đất nước Việt Nam:
a. Chia sẻ về bài văn đã đọc.
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Gợi ý trả lời:
a. Bài văn Đường đi Sa Pa – Hoàng Ngọc Phách
b. Phiếu đọc sách
– Tên bài văn: Đường đi Sa Pa
– Tác giả: Hoàng Ngọc Phách
– Điều em thích:
+ Hình ảnh đẹp: đám mây sà xuống cửa kính xe tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo
+ Câu văn hay: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
– Điều em muốn nói:
+ Cảm xúc: Sa Pa thật đẹp. Em yêu những cảnh đẹp trên đất nước ta.
+ Việc làm: Em cần gìn giữ những nét đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta
2. Nói với người thân những điều em thích sau khi đọc bài Tôi yêu Sài Gòn.
Gợi ý trả lời:
Những điều em thích sau khi đọc bài Tôi yêu Sài Gòn là hình ảnh đường phố Sài Gòn, con người Sài Gòn. Em muốn đến Sài Gòn một lần để cảm nhận được những điều mà tác giả miêu tả, bộc lộ trong đoạn văn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tôi yêu Sài Gòn trang 109 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 31 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.