Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 9 – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 9 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 9, thuộc sách Cánh diều, tập 2.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 9)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 9)

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 9)

Câu 1. Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a.

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

b. Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

(Tục ngữ)

c.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

(Ca dao)

Gợi ý:

a.

  • Biện pháp nói quá: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối
  • Biểu thị: Mùa hè ngày dài đêm ngắn, mùa đông ngày ngắn đêm dài
  • Tác dụng: Gây ấn tượng mạnh cho người đọc về thời gian.

b.

  • Biện pháp nói quá: tát biển Đông cũng cạn.
  • Biểu thị: Những việc to lớn, phi thường
  • Tác dụng: Đề cao sự hòa thuận của vợ chồng trong cuộc sống.
Tham khảo thêm:   Thông tư 40/2014/TT-BYT Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT

c.

  • Biện pháp nói quá: Mồ hôi thánh thót như mưa
  • Biểu thị: Sự vất vả trong công việc lao động, sản xuất.
  • Tác dụng: Khẳng định sự vất vả trong lao động, sản xuất.

Câu 2. Tìm cách nói quá tương với cách nói thông thường:

Cách nói quá

Cách nói thông thường

1. nghìn cân treo sợi tóc

a. rất hiền lành

2. trăm công nghìn việc

b. quá yếu, không quen lao động chân tay

3. hiền như đất

c. rất bận

4. trói gà không chặt

d. ở tình thế vô cùng nguy hiểm

Gợi ý:

1 – d

2 – c

3 – a

d – b

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm – nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a.

Có người thợ dựng thành đồng
Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

(Thu Bồn)

b.

Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà “về” năm đói, làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào…

(Tố Hữu)

c. Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi.

(Tô Hoài)

Gợi ý:

a.

  • Biện pháp nói giảm, nói tránh: đã yên nghỉ
  • Biểu thị: Cái chết
  • Tác dụng: Giảm đi sự mất mát, đau thương

b.

  • Biện pháp nói giảm, nói tránh: về
  • Biểu thị: Cái chết
  • Tác dụng: Tránh cảm giác nặng nề, đau buồn

c.

  • Biện pháp nói giảm, nói tránh: khuất núi
  • Biểu thị: Cái chết
  • Tác dụng: Cách diễn đạt tế nhị hơn.
Tham khảo thêm:   Quyết định 286/QĐ-BTC Công bố thủ tục hành chính kế toán kiểm toán

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm – nói tránh.

Gợi ý:

– Mẫu 1:

Mỗi người được sinh ra trong cuộc đời này đã là một điều vô cùng may mắn. Chúng ta chỉ có một cuộc đời duy nhất để sống. Còn thời gian lại giống như một mũi tên, đã phóng đi thì không thể quay trở lại. Trong suốt khoảng thời gian được sống, con người phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại đó chính là đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Có lẽ, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhiều người mới bắt đầu cảm thấy cuộc sống này thật đáng trân trọng. Căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người. Nó cũng làm cho nền kinh tế của các nước phát triển trên thế giới phải điêu đứng. Nhiều đứa trẻ không được đến trường học tập nhiều tháng. Mọi hoạt động vui chơi, giải trí phải dừng lại. Con người luôn sống trong cảm giác sợ hãi rằng một ngày kia tính mạng của bản thân và gia đình sẽ bị đe dọa. Ngày hôm nay, khi bạn vẫn còn được sống và sống trong sự yên bình và hạnh phúc. Bạn cần phải biết ơn và trân trọng cuộc sống mà mình đang có được. Vì chẳng biết đến một lúc nào đó, một điều gì đó sẽ xảy ra. Chính vì vậy trân trọng cuộc sống để sống hết mình và sống thật có ý nghĩa ở hiện tại.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Sóng gió

Nói giảm, nói tránh: Căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người.

– Mẫu 2:

Đối với em, mùa hè thật tuyệt vời khi có những cơn mưa. Sau cái nắng đổ lửa, chiều về, thời tiết dịu hẳn. Bỗng từ đâu, từng đám mây đen kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. Gió thổi khiến cây cối nghiêng ngả. Một lúc sau, mưa kéo đến. Những hạt mưa rơi xuống khắp các mái nhà, vườn cây, con đường… Tiếng mưa rơi kêu rào rào nghe thật vui tai. Mưa càng lúc càng nặng hạt, những hạt nước mưa trong veo rơi xuống như trút nước. Những hạt nước ấy đang đem nguồn sống tươi mát cho vạn vật. Chẳng bao lâu sau, cơn mưa đã ngớt dần rồi tạnh hẳn. Sau cơn mưa, mọi vật trở nên sáng bừng sức sống.

Nói quá: Sau cái nắng đổ lửa…

Xem thêm: Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm – nói tránh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 9 – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 9 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *