Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 34 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Để giúp học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 34), thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 34)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 34)

Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây. Mời các bạn học sinh lớp 6 tham khảo tài liệu đến các bạn học sinh.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 34)

Câu 1. Đọc các câu sau:

– Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong.

– Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.

a. Giải thích nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên.

b. Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không?

c. Từ “trong” ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một từ đa nghĩa?

Gợi ý:

a.

  • Ví dụ 1: Không có gợn, mắt có thể nhìn thấu suốt qua
  • Ví dụ 2: Phía những vị trí thuộc phạm vi được xác định nào đó; đối lập với ngoài

b. Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên không liên quan đến nhau.

c. Từ “trong” ở hai ví dụ trên là từ đồng âm.

Câu 2. Đọc các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa”, “cánh tay” và thực hiện các yêu cầu:

a. Giải thích nghĩa của từ “cánh” trong các từ ngữ trên.

b. Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghĩa hay các từ đồng âm. Dựa trên cơ sở nào để xác định như vậy?

Tham khảo thêm:   GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng Giáo dục công dân lớp 7 trang 32 sách Chân trời sáng tạo

Gợi ý:

a.

  • cánh buồm: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật.
  • cánh chim: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng, có hình tấm, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào.
  • cánh cửa: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật.
  • cánh tay: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.

b. Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghĩa. Các từ “cánh trên” đều được chuyển nghĩa dựa trên cơ sở một nét nghĩa chung.

Câu 3. Tìm hai từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của chúng.

– Mắt:

  • Nghĩa gốc: đôi mắt
  • Nghĩa chuyển: mắt na, mắt dứa…

– Chân:

  • Nghĩa gốc: đôi chân
  • Nghĩa chuyển: chân trời, chân núi…

– Cổ:

  • Nghĩa gốc: cái cổ
  • Nghĩa chuyển: cổ áo, cổ chai…

Câu 4. Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:

Trùng tục nhút con bò thui,
Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.

a. Câu đố này đố về con gì?

b. Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đông âm, chỉ ra điểm thủ vị trong câu đố trên.

Gợi ý:

a. Câu đố này đố về con bò.

b. Từ “chín” ở đây là từ đồng âm khác nghĩa, có nghĩa là nấu chín.

Câu 5. Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.

  • Con sâu đang bò sâu dần vào chiếc ống.
  • Chú Năm cho tôi năm quả trứng gà.
Tham khảo thêm:   Mẫu bài dạy minh họa môn Địa lý THPT Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Địa lí THPT

Câu 6. Đọc đoạn thơ sau:

Con bông lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

a. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng.

b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

Gợi ý:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ “không thấy”, “có” và liệt kê “nhà, cửa, cây”.

b. Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên và quê hương, đất nước.

Câu 7. Đọc lại bài thơ Những cánh buồm và thực hiện những yêu cầu sau:

a. Chỉ ra các từ láy.

b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó.

Gợi ý:

a. Các từ láy là: rực rỡ, phơi phới, trầm ngâm, thầm thì.

b. Tác dụng: Việc sử dụng từ láy góp phần diễn tả thêm sinh động hình ảnh thiên nhiên, cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

* Viết ngắn:

Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

Tham khảo thêm:   TOP ứng dụng quản lý file tốt nhất trên Android TV

Gợi ý:

– Mẫu 1: Đứng trước biển, tôi nói với cha về ước mơ của mình. Tôi mong muốn có một chiếc buồm trắng để có thể khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Cánh buồm lộng gió sẽ đưa tôi đi đến thế giới xa xôi đó. Trước mắt tôi sẽ là những hòn đảo rộng lớn. Tôi có thể nhìn thấy nhà cửa, cây cối mà cha từng nhắc đến. Còn cả những con người sống vất vả mà lạc quan. Nơi đây chính là một phần của tổ quốc thân yêu. Tôi cảm thấy tự hào và hạnh phúc biết bao nếu được thay cha thực hiện ước mơ này. Khi trưởng thành, tôi nhất định sẽ bắt đầu hành trình khám phá này.

– Mẫu 2: Em đứng trước biển, chỉ tay về phía xa. Cha nói rằng theo con thuyền đi mãi sẽ có cây, có cửa, có nhà . Nơi đó cha cũng chưa từng đặt chân đến. Lời cha nói khiến em khao khát có thể khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Khi đó, em sẽ thấy được nhà cửa, cây cối mà cha từng nhắc đến. Đó cũng chính là một phần của đất nước thân yêu. Em tự nhủ sẽ thay cha thực hiện ước mơ được khám phá thế giới ngoài kia.

Từ đa nghĩa: tay

Xem thêm: Đoạn văn chia sẻ về những bến bờ mà cánh buồm trắng sẽ đến

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 34 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *