Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Sông quê (trang 17) Bài 12: Đồng quê yêu dấu – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Sông quê sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về từ có nghĩa giống nhau, câu cảm, đọc sách báo viết về nông thôn, ôn chữ viết hoa P, Q, trao đổi Kì nghỉ thú vị trang 17, 18, 19 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 1: Sông quê – Bài 12: Đồng quê yêu dấu của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc: Sông quê

Đọc hiểu

Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê?

Gợi ý trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê: bờ tre, khúc sông quê, cầu tre, thuyền nan.

Câu 2. Tìm những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương.

Gợi ý trả lời:

Những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương: Gió chiều ru hiền hòa, bầy chim sẻ nô đùa, tiếng cười trong trẻo vang vọng hai bên sông, vài chiếc thuyền nan lặng lờ trôi.

Câu 3. Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông?

Gợi ý trả lời:

Những âm thanh đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông: tiếng bờ tre xào xạc, tiếng chim hót, tiếng bạn cười, câu hò quê hương.

Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó và trân trọng của bạn nhỏ đối với dòng sông quê hương.

Luyện tập

Câu 1: Tìm các từ ngữ có nghĩa giống những từ ngữ sau:

Tham khảo thêm:   TOP ứng dụng luyện nghe tiếng Anh trên điện thoại

a) trong trẻo

b) tuổi hoa

Gợi ý trả lời:

a) Các từ có nghĩa giống từ “trong trẻo”: trong veo, trong lành, trong vắt, trong sáng, …

b) Các từ có nghĩa giống từ “tuổi hoa”: tuổi niên thiếu, tuổi thơ, …

Câu 2: Đóng vai bạn nhỏ trong bài thơ, đặt câu cảm để bày tỏ:

a) Cảm xúc của em về cảnh đẹp của dòng sông.

b) Cảm xúc của em về tiếng hò trên dòng sông.

c) Tình cảm của em với dòng sông quê hương.

Gợi ý trả lời:

a) Dòng sông quê hương thật là đẹp!

b) Tiếng hò trên dòng sông sao mà nghe tha thiết thế!

c) Em rất yêu quý dòng sông quê hương!

Soạn bài phần Tự đọc sách báo: Đọc sách báo viết về nông thôn

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

  • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về nông thôn
  • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nông thôn

Gợi ý trả lời:

Kỉ niệm quê hương

Tháng trước, em vừa mới được bố mẹ cho lên thăm chú Hùng bạn của bố em một ngày. Từ thành phố của em lên chỗ chú mất gần ba tiếng đồng bằng xe Honda. Đó là một vùng trung du rộng lớn,đồi núi trập trùng nối tiếp nhau chạy mãi vào vùng rừng núi đại ngàn. Trang trại của chú là một vùng đồi thoai thoải trồng toàn những loại cỏ dùng cho bò sữa. Nhà chú nuôi rất nhiều bò, có lẽ đến vài chục con cả to lẫn nhỏ. Thấy bố mẹ em lên chơi, chú mừng lắm. Chú bảo anh Hoàng con trai chú đang là học sinh lớp Năm, dẫn em lên đồi cỏ sau nhà, xem những con bê đang gặm cỏ, Nhìn những con bê lông đen khoang trắng vừa ăn cỏ vừa đùa giỡn với nhau, anh Hoàng nói: “Mấy con bê này nó lí lắc lắm. Nhiều khi nó còn giỡn cả với anh nữa chứ! Lúc đầu anh sợ lắm, nhưng giờ thì quen rồi. Để anh đùa nghịch với nó cho em xem nhé!” Thế là anh Hoàng chạy đến cầm tai một chú bê kéo lại. Chú ngoan ngoãn theo anh. Rồi đột nhiên chú nhảy cẫng lên, thoát khỏi tay anh Hoàng chạy biến. Anh đuổi theo, nó chạy lòng vòng một hồi rồi vụt leo xuống chân đồi miệng kêu be be… Nếu được ở lại lâu với anh Hoàng, cùng anh Hoàng đùa giỡn với mấy chú bê này thì thích thú biết bao. Hè này, thế nào em cũng đòi bố mẹ lên đây một lần nữa.

Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 29 Bài tập cuối tuần lớp 2

Quê em

Quê em là một xóm chài ven biển miền Trung. Bố mẹ em làm nghề đánh bắt cá. Đây là nghề mà trước đây ông bà nội em truyền lại. Cuộc sống ở xóm chài nơi em ở vui nhất là vào những buổi sáng. Khi hừng đông vừa mới hé, đứng trên bãi biển nhìn ra khơi xa, hàng trăm chiếc thuyền câu, giong buồm tiến vào bờ như những thuyền trận chiến thắng trở về. Trên bờ hầu hết là phụ nữ, trẻ con đứng chờ người nhà của mình về để phụ giúp gánh cá ra chợ hoặc thu dọn những phương tiện đánh bắt cá đưa về nhà phơi phóng, giặt giũ. Còn buổi tối, đứng trên bãi cát nhìn ra biển mới thấy thú vị. Hàng trăm những ngọn đèn như những ngôi sao nhấp nháy trên bầu trời lúc ẩn, lúc hiện. Đó là những thuyền đánh cá đèn của xóm chài nơi em ở và các xóm chài lân cận. Vùng biển quê em là thế đấy. Em rất yêu cuộc sống quê mình.

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên bài đọc và một số nội dung chính
  • Cảm nghĩ của em

Trả lời:

  • Tên bài đọc: Kỉ niệm quê hương, quê em, Về quê bà
  • Qua bài đọc em có thêm những hiểu biết về nông thôn, những vùng miền đất nước.

Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa P, Q

Câu 1: Viết tên riêng: Phú Quốc

Câu 2: Viết câu:

Quê ta có dải sông Hàn
Có chùa Non Nước, có hang Sơn Trà.

(Ca dao)

Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Kì nghỉ thú vị

Câu 1: Đọc câu chuyện:

Trao đổi Kì nghỉ thú vị

Nghỉ hè, Lâm được về quê với ông bà. Lần đầu tiên, em thấy quả táo, quả lê ở trên cây, thấy cây đỗ với hai cái lá non vừa đội đất nhô lên, quả bí đao dài thượt trên giàn và cánh đồng lúa đang trổ đòng thơm mùi sữa…

Thấy mấy con vật to, da trắng loang đen, có cặp sừng nhọn, Lâm hoảng sợ. Ông bảo: “Cháu đừng sợ! Đây là mấy con bò vẫn cho cháu sữa đấy.”

Ông dẫn Lâm ra chuồng gà, chỉ cho em xem một quả trứng, chú gà ở bên trong đã mổ vỏ, chuẩn bị ra ngoài. Lâm tò mò muốn biết chú gà sẽ chui ra như thế nào nên ngồi canh ổ gà cả một buổi.

Kì nghỉ hè đã mang lại cho Lâm bao điều mới lạ, bổ ích.

Theo sách 365 chuyện kể mỗi ngày.

Câu 2: Trao đổi:

Tham khảo thêm:   Nghị định 29/2018/NĐ-CP Thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản

a) Qua kì nghỉ hè ở quê, Lâm đã biết thêm điều gì về hoa, quả?

b) Ông đã giúp Lâm hiểu về nguồn gốc của sữa và sự ra đời của những chú gà con bằng cách nào?

Gợi ý trả lời:

a) Qua kì nghỉ hè ở quê, Lâm đã thấy quả táo, quả lê trên cây, thấy cây đỗ với hai cái lá non vừa đội đất nhô lên, quả bí đao dài thượt trên giàn và cánh đồng lúa đang trổ đòng thơm mùi sữa…

b) Ông đã giúp Lâm hiểu về nguồn gốc của sữa và sự ra đời của những chú gà con bằng cách giải thích và dẫn Lâm đến xem con bò sữa cùng đàn gà.

Câu 3: Hãy nói về một con vật (hoặc cây, hoa, quả) mà em thích.

Trả lời:

Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả, nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.

Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh. Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao! Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn.

Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Sông quê (trang 17) Bài 12: Đồng quê yêu dấu – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *