Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập cuối học kì I (trang 142) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 1 – Tuần 18 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Ôn tập cuối học kì I trang 142 sách Cánh diều lớp 2 tập 1 giúp các em học sinh tham khảo cách làm để nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần bài luyện tập từ trang 142→147 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Cánh diều Tuần 19.

Qua bài học Ôn tập cuối học kì I sẽ giúp các em học được kỹ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng bài thơ, đoạn thơ và biết cách viết các bài tập làm văn. Đồng thời đây cũng là tài liệu cực kì hữu ích giúp thầy cô giáo tham khảo, để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Ôn tập cuối học kì I sách Cánh Diều tập 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Ôn tập cuối học kì 1 – Tiết 1, 2

Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

Hướng dẫn ôn tập:

1. Học sinh luyện đọc với các bài đọc có trong sách giáo khoa:

– Đọc đúng từ, phát âm đúng các âm khó (tr, ch, s, x…)

– Ngắt nghỉ đúng chỗ

– Đọc diễn cảm (đặc biêt là các câu nói của nhân vật, các bài thơ)

2. Học sinh luyện đọc thêm với các đoạn văn, đoạn thơ bên ngoài sách giáo khoa như sách báo, truyện…

3. Học sinh chọn trong các bài thơ minh biết (trong hoặc ngoài sách giáo khoa để học thuộc)

Ôn tập cuối học kì 1 – Tiết 3, 4

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

B. Đọc và làm bài tập

TRÊN CHIẾC BÈ

1. Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.

2. Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.

Theo Tô Hoài

Chú thích và giải nghĩa:

– Ngao du thiên hạ: đi dạo chơi khắp nơi

– Bèo sen (bèo Nhật Bản, bèo lục bình): loại bèo có cuống lá phồng lên thành phao nổi.

– Bái phục: phục hết sức

Tham khảo thêm:   Bài tập tìm lỗi sai tiếng Anh thi vào lớp 10 Ôn thi vào lớp 10 môn tiếng Anh

– Lăng xăng: làm ra vẻ bận rộn, vội vã

– Váng: (âm thanh) rất to, đến mức chói tai

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Đôi bạn trong câu chuyện trên đi đâu?

Gợi ý đáp án:

Đôi ban trong câu chuyện rủ nhau đi ngao du thiên hạ.

Câu 2. Chiếc bè của đôi bạn được làm bằng gì?

Gợi ý đáp án:

Chiếc bè của đôi bạn được ghép bằng ba bốn lá bèo sen

Câu 3. Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ như thế nào?

Gợi ý đáp án:

Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ ở chỗ: nước trong vắt trông thấy cả hòn cuội, hai bền bở sông cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới.

Câu 4. Những từ ngữ nào cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến?

Gợi ý đáp án:

Từ ngữ cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến là: bái phục nhìn theo, âu yếm ngó theo, lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh văng cả mặt nước.

Câu 5. Em cần đặt thêm 2 dấu chấm còn thiếu vào những chỗ nào trong đoạn văn sau? Chữ đầu câu cần viết như thế nào?

Dế Mèn là nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí một lần, Dế Mèn cứu thoát Dế Trũi sau đó, hai chú dế kết bạn. Dế Mèn cùng Dế Trũi đi ngao du thiên hạ để mở mang hiểu biết.

Gợi ý đáp án:

Đặt thêm 2 dấu chấm:

Dế Mèn là nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Một lần, Dế Mèn cứu thoát Dế Trũi. Sau đó, hai chú dế kết bạn. Dế Mèn cùng Dế Trũi đi ngao du thiên hạ để mở mang hiểu biết.

Ôn tập cuối học kì 1 – Tiết 5, 6

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thuộc lòng

B. Luyện tập

1. Nghe và kể lại mẩu chuyện sau:

Người trồng na

Truyện dân gian Việt Nam

Gợi ý:

a) Ông cụ trồng cây gì?

b) Bác hàng xóm ngạc nhiên, nói gì?

c) Vì sao bác hàng xóm khuyên ông cụ trồng chuối?

d) Ông cụ trả lời như thế nào?

Gợi ý đáp án: 

Kể chuyện

Một ông cụ lúi húi ngoài vườn, trồng cây na nhỏ. Bà cụ hàng xóm thấy vậy, cười bảo:

– Ông ơi, ông nhiều tuổi sao còn trồng na? Ông trồng chuối có phải nhanh hơn không? Chuối mau ra quả. Còn na, chắc gì ông đã chờ được đến ngày có quả.

Ông cụ đáp:

– Có sao đâu! Tôi không ăn thì có con cháu tôi ăn. Chúng sẽ chẳng quên người trồng.

Câu 2. Qua câu hỏi trả lời của ông cụ, em nghĩ gì về tình cảm của ông cụ với con cháu?

Gợi ý đáp án:

Qua câu hỏi trả lời của ông cụ, em thấy ông cụ là người rất yêu thương con cháu, luôn nghĩ cho con cháu của mình.

Ôn tập cuối học kì 1 – Tiết 7, 8

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Đọc và làm bài tập

Chú thích và giải nghĩa:

– Qua quýt: (ăn, làm, học…) một cách qua loa, sơ sài, cho xong chuyện

– Vẩn vơ: (nghĩ ngợi, đi lại, nói năng) một cách không chú ý, không rõ mình muốn gì, tại sao

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm?

Gợi ý đáp án:

Bên mâm cơm, bé nhận ra điều lạ là bên mâm cơm thật ngon mẹ chỉ ăn qua quýt.

Câu 2. Theo bé, vì sao mẹ lo?

Gợi ý đáp án:

Theo bé, mẹ lo vì vắng bố, sáng nay bố vừa đi công tác xa.

Câu 3. Vì sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn?

Gợi ý đáp án:

Bé nghĩ bữa nay bé là người lớn vì bé đã an ủi mẹ, bảo mẹ mai mốt bố về, mẹ ăn thêm cơm, kẻo ốm.

Câu 4. Ghép mỗi câu ở bên A với mẫu câu thích hợp ở bên B

Gợi ý đáp án:

Câu 5. Đọc truyện vui sau. Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than?

Bé Hoa mới đi học lớp 1 được một tuần … Bé nói với bố:

– Có nhiều điều cô giáo con không biết đâu, bố ạ.

– Sao con lại nghĩ thế….

– Vì thỉnh thoảng, cô lại bảo: “Các em hãy trả lời cho cô câu hỏi này nhé…”.

Gợi ý đáp án:

Điền dấu câu

Bé Hoa mới đi học lớp 1 được một tuần (.) Bé nói với bố:

– Có nhiều điều cô giáo con không biết đâu, bố ạ.

– Sao con lại nghĩ thế (?)

-Vì thỉnh thoảng, cô lại bảo: “Các em hãy trả lời cho cô câu hỏi này nhé (!)”.

Ôn tập cuối học kì 1 – Tiết 9, 10

A. Đọc thầm và làm bài tập

BÍM TÓC ĐUÔI SAM

1. Một hôm, mẹ tết cho Hà hai bím tóc nhỏ, mỗi bím buộc một cái nơ. Khi Hà đến trường, mấy bạn gái reo lên: “Bím tóc đẹp quá!”. Nhưng Tuấn bỗng sấn tới, nắm bím tóc và nói:

– Tớ mệt quá. Cho tớ vịn vào nó một lúc.

Mỗi lần Tuấn kéo bím tóc, Hà lại loạng choạng và cuối cùng ngã phịch xuống đất. Hà oà khóc, chạy đi mách thầy.

2. Thầy giáo nhìn hai bím tóc của Hà, vui vẻ nói:

– Đừng khóc! Tóc em đẹp lắm!

Hà ngước khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên hỏi:

– Thật không ạ?

– Thật chứ!

Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn.

3. Tan học, Tuấn đến trước mặt Hà, ngượng nghịu:

– Tớ xin lỗi. Thầy giáo đã phê bình tớ. Thầy bảo phải đối xử tốt với các bạn gái.

Phỏng theo Ku-rô-y-a-na-gi (Phí Văn Gừng dịch)

Chú thích và giải nghĩa:

– Bím tóc đuôi sam: tóc tết thnafh dải như đuôi con sam, một loài động vật ở biển

– Tết: đan, kết hợp nhiều sợi thành dải

Tham khảo thêm:   Soạn bài Về chính chúng ta - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 100 sách Kết nối tri thức tập 2

– Loạng choạng: đi đứng không vững

-Ngượng ngịu: (vẻ mặt, cử chỉ) không tự nhiên

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Chọn đáp án đúng trước câu trả lời đúng

(a). Những ai khen bím tóc của Hà?

a. Tuấn

b. Tuấn và các bạn gái

c. Các bạn gái và thầy cô

(b). Vì sao Hà khóc?

a. Vì Tuấn chế bím tóc của Hà

b. Vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã

c. Vì Tuấn xin lỗi Hà

(c). Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?

a. Thầy khen bím tóc của Hà đẹp

b. Thầy phê bình Tuấn trêu chọc Hà

c. Thầy bảo Tuấn phải đối xử tốt với các bạn gái.

Gợi ý đáp án:

Chọn đáp án đúng:

(a). Những ai khen bím tóc của Hà?

Đáp án: c. Các bạn gái và thầy giáo

(b) Vì sao Hà khóc?

Đáp án: b. Vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã

(c) Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?

Đáp án: a. Thầy khen bím tóc của Hà đẹp

Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: Tóc hà rất đẹp.

Gợi ý đáp án:

Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: Tóc Hà như thế nào?

Câu 3. Nối mỗi câu sau với kiểu câu tương ứng:

Gợi ý đáp án:

B. Viết

Câu 1: giáo viên hướng dẫn học sinh

Câu 2. Viết 4 – 5 câu về một bạn ở trường em

Gợi ý:

  • Ở trường, em chơi thân với bạn nào?
  • Hình dáng, tính nết bạn đó thế nào?
  • Em thích điều gì ở bạn?
  • Tình cảm giữa bạn ấy với em như thế nào?

Gợi ý đáp án:

Mẫu 1

Ngọc Lan là người bạn thân nhất của em. Chúng em quen nhau khi vừa vào lớp 1. Ngọc Lan có vẻ ngoài mũm mĩm vô cùng đáng yêu. Mái tóc của bạn đen nhánh, dài đến ngang vai. Đôi mắt bạn to tròn đen lúng liếng. Không chỉ xinh xắn mà Ngọc Lan còn là người học tốt nhất lớp em.

Mẫu 2

Lan là người bạn em yêu quý nhất. Chúng em cùng học ở lớp 2A, trường Tiểu học (tên trường). Lan rất xinh xắn và dễ thương. Bạn còn viết chữ rất đẹp nữa. Cả hai có rất nhiều sở thích giống nhau như nghe nhạc, xem hoạt hình, đọc truyện tranh… Ở trường học, em và Lan thường trò chuyện, giúp đỡ nhau. Từ lâu, chúng em đã trở thành những người bạn thân thiết.

Mẫu 3

Mỹ Anh là bạn cùng trường của em. Bạn học lớp 2A. Còn em học lớp 2B. Nhưng em và bạn rất thân thiết. Mỹ Anh là một cô bạn dễ thương. Bạn học giỏi, chăm chỉ và ngoan ngoãn. Ở trường, thầy cô và các bạn đều yêu quý Mỹ Anh. Em cũng rất yêu mến và tự hào về người bạn của mình.

Mẫu 4

Hoàng là người bạn em mới quen. Bạn học ở lớp 2A3. Cả hai đều thuộc đội bóng của khối lớp 2. Hoàng cao ráo, đẹp trai. Bạn học cũng rất giỏi. Ở trong đội, em thân thiết nhất với Hoàng. Chúng em rất hay trò chuyện với nhau. Em rất quý mến bạn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập cuối học kì I (trang 142) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 1 – Tuần 18 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *