Bài thơ Nói với con đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Nói với con.
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để giúp ích cho quá trình chuẩn bị bài. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Nói với con – Mẫu 1
Câu 1. Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?
Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới tất cả mọi người, để hiểu được tình cảm gia đình ấm cúng, cũng như truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
Câu 2. Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?
Người cha muốn nói với con về tình cảm cội nguồn, cũng như những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Câu 3. Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?
– Mối quan hệ giữa “con” với gia đình: Con được sống trong tình yêu thương, bao bọc của cha mẹ: “Chân phải bước tới cha… Hai bước chạm tiếng cười”.
– Mối quan hệ giữa “con” với quê hương, xứ sở:
- Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình với cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát”.
- Thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh… lên thác xuống ghềnh”.
– Ý nghĩa: Mối quan hệ ấy giúp con học được những điều tốt đẹp, biết sống một cách có ý nghĩa hơn.
Câu 4. Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?
– Vẻ đẹp của “người đồng mình”:
Tài hoa, lãng mạn và có đời sống tâm hồn phong phú:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”.
– Sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, gắn bó bền chặt với quê hương dù còn đói nghèo, cực nhọc. Từ đó, người cha mong con phải có nghĩa tình với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
– Giản dị, mộc mạc nhưng ai cũng giàu chí khí, niềm tin (chẳng mấy ai nhỏ bé) và sự lao động cần cù trên quê hương, có tập quán tốt đẹp. Từ đó, người cha mong con sẽ biết tự hào, giữ gìn truyền thống của quê hương và vươn lên trong cuộc sống:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
– Người cha muốn con học tập những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình, sống sao cho xứng đáng với quê hương.
Xem thêm: Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình”
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ.
- Từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, có sức gợi tả, có tính khái quát mà giàu chất thơ, độc đáo và đậm chất dân tộc.
- Giọng điệu tha thiết, nhẹ nhàng như lời thủ thỉ, tâm sự của người cha với đứa con…
Xem thêm: Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con
Soạn bài Nói với con – Mẫu 2
Câu 1. Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?
Nhà thơ còn hướng tới mọi người, để họ có thể thấu hiểu và đồng cảm về nội dung được gửi gắm.
Câu 2. Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?
Người cha muốn nói với con rằng cần phải luôn ghi nhớ về tình cảm gia đình; tự hào về quê hương và ý thức được phẩm chất tốt đẹp và sống sao cho có cốt cách của con người quê hương.
Câu 3. Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?
– Mối quan hệ giữa “con” với gia đình hết sức tự nhiên. Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng và bảo vệ. Trên bước đường đi của con, cha mẹ luôn dõi theo, chia sẻ.
– Mối quan hệ giữa “con” với quê hương, xứ sở gắn bó, thân thiết. Quê hương không chỉ là nơi con sinh ra, mà còn hun đúc và nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn của con.
– Mối quan hệ ấy có ý nghĩa quan trọng đối với sự trưởng thành của con: giúp con học được những điều tốt đẹp, biết sống một cách có ý nghĩa hơn.
Câu 4. Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?
– Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện:
- Sự tài hoa, lãng mạn và đời sống tâm hồn phong phú: Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”.
- Biết lo toan, giàu mơ ước và nghị lực: “Người đồng mình thương lắm con ơi!/Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”.
- Dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”.
- Ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc; chân chất, giản dị như có cốt cách cao quý: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
– Người cha muốn con phải thấu hiểu, yêu thương và tự hào về “người đồng mình” để từ đó biết sống có cốt cách cao đẹp, xứng đáng là một phần của quê hương, xứ sở.
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ.
Những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương:
- Thể thơ tự do, linh hoạt trong diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu.
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tạo ra sự ấm áp và tin cậy.
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, khiến lời dặn dò, tâm tình dễ thấm, dễ thuyết phục.
- Hình ảnh thơ cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm bản sắc thơ ca miền núi.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nói với con – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 65 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.