Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 08/2016/TT-BTC Quy định quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 18/01/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Theo đó, việc quản lý, thanh toán nguồn vốn ứng trước dự toán ngân sách năm sau được Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định như sau:

– Việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau được thực hiện theo khoản 3, Điều 57 Luật Ngân sách nhà nước và Điều 61 Nghị định 60/2003/NĐ-CP và Điều 45 Nghị định 77/2015/NĐ-CP.

– Các dự án thuộc nguồn vốn NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, được cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước kế hoạch vốn năm sau để thực hiện. Mức vốn ứng trước của từng dự án không vượt quá tổng mức vốn kế hoạch trung hạn 5 năm đã bố trí cho dự án.

Thông tư 08/2016/TT-BTC.

B TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 08/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đầu tư;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm: vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương); các dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì phần nguồn vốn ngân sách nhà nước của dự án được thực hiện theo quy định tại Thông tư này (sau đây gọi chung là dự án).

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 5 Unit 3: Lesson 7 Soạn Anh 5 trang 52 Explore Our World (Cánh diều)

2. Thông tư này không áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kinh tế xã hội của các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; các dự án đầu tư thuộc ngân sách cấp xã và các dự án do cấp xã làm chủ đầu tư (bao gồm cả xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới); các dự án đầu tư thuộc Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; phần vốn ngân sách nhà nước tham gia trong các dự án PPP; các dự án đầu tư của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.

3. Đối với các dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác của Nhà nước ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước khuyến khích vận dụng những nguyên tắc thanh toán theo quy định tại Thông tư này.

4. Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý

1. Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư.

3. Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.

4. Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tham khảo thêm:   Dẫn chứng về tấm gương khuyết tật vượt lên số phận Ví dụ về tấm gương vượt lên số phận

5. Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toán vốn.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. THẨM ĐỊNH NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, THẨM TRA PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ

Điều 3. Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn

Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan tài chính thực hiện như sau:

1. Đối tượng:

a) Các dự án đầu tư khởi công mới trước khi quyết định chủ trương đầu tư;

b) Các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư.

2. Căn cứ thẩm định:

a) Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các văn bản hướng dẫn hiện hành;

b) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước theo từng giai đoạn.

3. Hồ sơ thẩm định:

a) Đối với các dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành trung ương quản lý:

– Văn bản đề nghị thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

– Văn bản đề nghị thẩm định của các Bộ, ngành;

– Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B và nhóm C;

– Báo cáo thẩm định nội bộ của các Bộ, ngành;

– Đối với các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư gửi kèm quyết định đầu tư ban đầu và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

b) Đối với các dự án đầu tư thuộc địa phương quản lý:

– Đối với dự án đầu tư thuộc nhóm A, nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho triển khai do địa phương quản lý đề nghị hỗ trợ từ nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương:

+ Văn bản đề nghị thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

+ Văn bản đề nghị thẩm định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân (theo phân cấp quản lý dự án);

+ Báo cáo thẩm định đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Hội đồng thẩm định các cấp (theo phân cấp quản lý vốn đầu tư);

+ Văn bản thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 119 sách Cánh diều tập 1

+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B và nhóm C;

+ Đối với các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư gửi kèm quyết định đầu tư ban đầu và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

– Đối với các dự án đầu tư nhóm A, nhóm B và nhóm C sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:

+ Văn bản đề nghị thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị có chức năng thẩm định hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B và nhóm C;

+ Báo cáo thẩm định nội bộ;

+ Đối với các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư gửi kèm quyết định đầu tư ban đầu và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

4. Nội dung thẩm định:

Sau khi nhận được các hồ sơ nêu trên, cơ quan tài chính có ý kiến bằng văn bản (theo mẫu 01-A, 01-B đính kèm) gửi cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn về các nội dung như sau:

a) Đối với các dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành trung ương quản lý:

– Sự cần thiết đầu tư của dự án; sự đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được duyệt;

– Tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định;

– Về quy mô, dự kiến tổng mức vốn đầu tư và tiến độ thực hiện;

– Về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

– Các ý kiến khác (nếu có).

b) Đối với các dự án đầu tư thuộc cân đối ngân sách địa phương và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương:

– Sự cần thiết đầu tư, sự đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được duyệt;

– Tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định;

– Sự phù hợp của dự án đầu tư về phạm vi, đối tượng đề nghị sử dụng vốn đầu tư công;

– Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với nguồn vốn đầu tư;

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 08/2016/TT-BTC Quy định quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *