Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Gắn bó với con người (trang 11) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 2 – Tuần 20 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Gắn bó với con người trang 11 sách Cánh diều lớp 2 tập 2 giúp các em học sinh tham khảo cách làm để nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần đọc, viết, nói và nghe, vận dụng, trao đổi từ trang 11→19 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Cánh diều Tuần 20.

Qua bài học Gắn bó với con người sẽ giúp các em học được những bài văn, bài thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó thân thiết của con người với những con vật đó. Đồng thời đây cũng là tài liệu cực kì hữu ích giúp thầy cô giáo tham khảo, để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Gắn bó với con người sách Cánh Diều tập 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Soạn bài Gắn bó với con người phần Chia sẻ

Câu 1. Có những vật nuôi nào trong bức tranh?

Gợi ý đáp án:

Trong tranh có những vật nuôi: Bò, gà, vịt, chó, mèo.

Câu 2. Các bạn nhỏ đang làm gì?

Gợi ý đáp án:

Các bạn nhỏ đang chơi đùa cùng con chó và con mèo.

Soạn bài đọc 1: Con trâu đen lông mượt

Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất
Trâu ơi, ăn cỏ mật
Hay là ăn cỏ gà?
Đừng ăn lúa đồng ta
(Lúa của mẹ của cha
Phải cấy cày vất vả).

Trâu ơi, uống nước nhá?
Đây rồi mương nước trong
Có ánh Mặt Trời hồng
Có ánh Mặt Trăng tỏ
Bờ mương xanh mướt cỏ
Của trâu đấy, tha hồ
Trâu cứ chén cho no
Ngày mai cày cho khỏe.

Trần Đăng Khoa

Chú thích và giải nghĩa:

– Cỏ mật: cỏ mọc cao thành bụi, lá khi khô có mùi thơm như mật.

– Có gà: cỏ thường có chỗ phình ra ở đầu chồi non, trẻ con hay lấy làm trò chơi “chọi gà”.

Uống nước nhá: uống nước nhé.

– Tỏ: sáng rõ, soi rõ

Đọc hiểu

Câu 1. Bài thơ là của ai?

Gợi ý đáp án:

Bài thơ là lời của bạn nhỏ (tác giả).

Câu 2. Tìm từ ngữ tả hình dáng con trâu trong 4 dòng đầu?

Gợi ý đáp án:

Từ ngữ tả hình dáng con trâu trong 4 dòng thơ đầu là:

  • Lông mượt
  • Cái sừng vênh vênh
  • Cao lớn lênh khênh
  • Chân đi như đạp đất

Câu 3. Cách trò truyện của bạn nhỏ thể hiện tình cảm với con trâu như thế nào?

Gợi ý đáp án:

Cách trò truyện của bạn nhỏ thể hiện sự yêu quý, rất thân thiết, gần gũi với con trâu.

Luyện tập

Câu 1. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Gợi ý đáp án:

  • Từ chỉ sự vật: trâu, sừng, nước, Mặt Trời, Mặt Trăng.
  • Từ chỉ đặc điểm: đen, mượt, vênh vênh, trong, hồng, tỏ, xanh.
Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Âm nhạc - THCS Trần Hưng Đạo, Đồng Nai Đề kiểm tra môn Nhạc

Câu 2. Tìm những câu là lời khuyên của bạn nhỏ với con trâu:

a. Trâu ơi, ăn cỏ mật

Hay là ăn cỏ gà?

b. Đừng ăn lúa đồng ta

c. Trâu ơi uống nước nhà.

d. Trâu cứ chén cho no

Ngày mai cày cho khỏe.

Gợi ý đáp án:

Những câu là lời khuyên của bạn nhỏ với trâu:

b. Đừng ăn lúa đồng ta

c. Trâu ơi uống nước nhà.

d. Trâu cứ chén cho no

Bài viết 1

Câu 1

Trâu ơi

Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quan công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Ca dao

Câu 2

Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

a) Chữ s hay x?

Con gì bé nhỏ
Mà hát khỏe ghê
■ uốt cả mùa hè
Râm ran hợp ■ ướng?

(Là con gì)

b) Vần iêc hay iêt?

– Nước chảy rất mạnh là chảy x .

– Khi mất một vật quý, em rất t .

Gợi ý đáp án:

a. Con gì bé nhỏ

Mà hát khỏe ghê

Suốt cả mùa hè

Râm ran hợp xướng?

b.

Nước chảy rất mạnh là chảy xiết.

Khi mất một vật quý em rất tiếc.

Câu 3 

Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

a) Chữ s hay x?

 ■  ông lên

dòng ông

en lẫn

hoa en

b) Vần iêc hay iêt?

vchữ

làm v

bữa t

thời t

Gợi ý đáp án:

a. xông lên, dòng sông, xen lẫn, hoa sen

b. viết chữ, làm việc, bữa tiệc, thời tiết.

Câu 4

Tập viết:

a) Viết chữ hoa:

b) Viết ứng dụng: Quê hương đổi mới từng ngày.

Soạn bài đọc 2: Con chó nhà hàng xóm trang 14

CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

1. Bé rất thích chó nhưng nhà Bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với Cún Bông, con chó của bác hàng xóm. Bé và Cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.

2. Một hôm, mải chạy, Bé vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc. Cún nhìn Bé rồi chạy đi tìm người giúp. Vết thương khá nặng nên bé phải bó bột, nằm bất động trên giường.

3. Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho Bé. Nhưng khi các bạn về, Bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:

– Con muốn mẹ giúp gì nào?

– Con nhớ Cún, mẹ ạ!

4. Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn Cún sang chơi với Bé. Bé và Cún càng thân thiết. Cún mang cho bé khi thì tờ báo, khi thì con búp bê,… Thỉnh thoảng, Cún muốn chạy nhảy, nô đùa. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng chưa đến lúc chạy đi chơi được.

5. Ngày tháo bột đã đến. Bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của Bé đã lành hẳn. Nhìn Bé vuốt ve Cún, bác sĩ hiểu chính Cún đã giúp Bé mau lành.

Theo Thúy Hà

Chú thích và giải nghĩa:

– Tung tăng: vừa đi vừa nhảy, có vẻ rất vui thích.

– Bó bột: dùng khuôn bột thạch cao giữ chặt chỗ xương gãy.

Đọc hiểu

Câu 1. Bạn của bé ở nhà là ai?

Tham khảo thêm:   Thông tư 96/2018/TT-BTC Tăng mức tiền, quà tặng mừng thọ người cao tuổi

Gợi ý đáp án:

Bạn của Bé ở nhà là Cún Bông.

Câu 2. Cún Bông đã giúp Bé như thế nào:

a. Khi Bé ngã.

b. Khi Bé phải nằm bất động.

Gợi ý đáp án:

a. Khi Bé ngã: Cún Bông đã chạy đi tìm người giúp.

b. Khi Bé nằm bất động: Cún mang cho Bé tờ báo, con búp bê,…Thỉnh thoảng Cún chạy nhảy, nô đùa cho Bé vui.

Câu 3. Vì sao bác sĩ nghĩ rằng Bé mau lành là nhờ Cún Bông?

Gợi ý đáp án:

Bác sĩ nhìn Bé vuốt ve Cún, bác sĩ hiểu chính Cún đã giúp bé mau lành.

Kể chuyện

Câu 1. Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Con chó nhà hàng xóm?

Gợi ý đáp án:

Quan sát tranh:

  • Bức tranh 1: Bé rất thích chó nhưng nhà bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với Cún Bông, con chó nhà bác hàng xóm. Bé và Cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.
  • Bức tranh 2: Một hôm, bé mải chạy vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc, Cún nhìn Bé và chạy đi tìm người giúp. Vết thương khá nặng nên Bé phải bó bột, nằm bất động trên giường.
  • Bức tranh 3: Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyển và mang quà cho Bé. Nhưng khi các bạn về, Bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:

– Con muốn mẹ giúp gì nào?

– Con nhớ Cún, mẹ ạ!

  • Bức tranh 4: Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn Cún sang chơi với Bé. Bé và Cún càng thân thiết. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, khi thì con búp bê,… Thỉnh thoảng Cún muốn chạy nhảy, nô đùa. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng, chưa đến lúc chạy đi chơi được.
  • Bức tranh 5: Ngày tháo bột đã đến, bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của Bé đã lành hẳn. Nhìn Bé vuốt ve Cún, bác sĩ hiểu chính Cún đã giúp Bé mau lành.

Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Gợi ý đáp án:

1: Bé rất thích chó nhưng nhà bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với Cún Bông, con chó nhà bác hàng xóm. Bé và Cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.

2: Một hôm, bé mải chạy vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc, Cún nhìn Bé và chạy đi tìm người giúp. Vết thương khá nặng nên Bé phải bó bột, nằm bất động trên giường.

3. Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyển và mang quà cho Bé. Nhưng khi các bạn về, Bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:

– Con muốn mẹ giúp gì nào?

– Con nhớ Cún, mẹ ạ!

4. Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn Cún sang chơi với Bé. Bé và Cún càng thân thiết. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, khi thì con búp bê,… Thỉnh thoảng Cún muốn chạy nhảy, nô đùa. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng, chưa đến lúc chạy đi chơi được.

5. Ngày tháo bột đã đến, bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của Bé đã lành hẳn. Nhìn Bé vuốt ve Cún, bác sĩ hiểu chính Cún đã giúp Bé mau lành.

Bài viết 2

Câu 1. Đọc thời gian biểu dưới đây của bạn Thu Huệ:

Tham khảo thêm:   Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện bốn phép tính cơ bản Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 5

Họ và tên: Nguyễn Thu Huệ

Lớp 2A, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Sáng

6 giờ – 6 giờ 30

6 giờ 30 – 7 giờ

7 giờ

Ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân

Kiểm tra sách vở, ăn sáng

Đi học

(Thứ Bảy: học vẽ, Chủ nhật: thăm ông bà)

Chiều

17 giờ

17 giờ – 17 giờ 30

17 giờ 30 – 18 giờ

18 giờ – 18 giờ 30

Về nhà

Quét dọn nhà cửa

Cùng mẹ nấu cơm

Tắm gội

Tối

18 giờ 30 – 19 giờ

19 giờ – 20 giờ

20 giờ – 20 giờ 30

20 giờ 30 – 21 giờ

21 giờ

Ăn tối

Chơi, xem truyền hình

Chuẩn bị bài ngày mai

Vệ sinh cá nhân

Đi ngủ

a) Hãy kể những việc Thu Huệ làm hằng ngày.

b) Thu Huệ lập thời gian biểu để làm gì?

c) Thời gian biểu ngày cuối tuần của Thu Huệ có gì khác ngày thường?

Gợi ý đáp án:

a) Những việc Thu Huệ làm hằng ngày:

– Ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, kiểm tra sách vở, ăn uống

– Kiểm tra sách vở, ăn sáng

– Đi học

– Về nhà

– Quét dọn nhà cửa

– Cùng mẹ nấu cơm

– Tắm gội

– Ăn tối

– Chơi, xem truyền hình

– Chuẩn bị bài ngày mai

– Vệ sinh cá nhân

– Đi ngủ

b) Thu Huệ lập thời gian biểu để làm việc đúng thời gian, đầy đủ, sinh hoạt một cách khoa học.

c) Riêng ngày cuối tuần, thời khóa biểu buổi sáng của Huệ sẽ đổi thành:

– Thứ bảy: học vẽ

– Chủ nhật: thăm ông bà

Câu 2 

Dựa theo mẫu thời gian biểu của bạn Thu Huệ, lập thời gian biểu buổi tối của em.

Gợi ý đáp án 

Lập thời gian biểu buổi tối của em như sau:

  • 18h30 – 19h ăn tối
  • 19h – 19h30: chơi, xme truyền hình
  • 19h30 – 20h30 chuẩn bị bài ngày mai
  • 20h30 – 21h: vệ sinh cá nhân
  • 21h: đi ngủ

Góc sáng tạo

Câu 1

Viết 4 – 5 câu (hoặc 4 – 5 dòng thơ) về một vật nuôi mà em yêu thích.

Gợi ý đáp án

Mẫu 1

Bài thơ chú ếch

Có chú là chú ếch con
Hai mắt mở tròn nhảy nhót đi chơi
Gặp ai ếch cũng thế thôi
Hai cái mắt lồi cứ ngước trơ trơ.

Mẫu 2 

Nhà em có nuôi một con gà chọi. Em đặt tên nó là Ác. Nó vô cùng dũng mãnh, khỏe mạnh. Hai cái chân cứng rắn nên khi bước đi rất mạnh mẽ. Chiếc mỏ sắc nhọn và cái đầu cứng cáp đã trở thành thứ vũ khí bảo vệ chúng trước kẻ thù. Bộ da của Ác lúc nào cũng đỏ gắt lên. Thỉnh thoảng, anh trai của em lại đưa nó đi thi đấu. Nó đã chiến thắng khá nhiều lần. Em rất thích chú gà chọi của mình.

Mẫu 3

Chú mèo nhà em
Thân hình nhỏ bé
Nhanh nhẹn, thông minh
Bắt chuột, trông nhà
Việc gì cũng giỏi.

Mẫu 4

Con gà trống tía
Bộ lông óng mượt
Ngày ngày thức dậy
Cất tiếng thật vang
Đánh thức mọi người.

Câu 2

Trưng bày và bình chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp.

Gợi ý đáp án

Câu 3

Các bạn có sản phẩm được chọn giới thiệu trước lớp sản phẩm của mình.

Mẫu:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Gắn bó với con người (trang 11) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 2 – Tuần 20 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *