Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 8: Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hóa Cổ Loa Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hóa Cổ Loa, được Wikihoc.com giới thiệu.

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

Nội dung chi tiết bao gồm dàn ý và 2 bài văn mẫu lớp 8. Các bạn học sinh có thể tham khảo chi tiết ngay sau đây.

Dàn ý kể lại chuyến đi tham quan Cổ Loa

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan: di tích thành Cổ Loa
  • Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: vui vẻ, hào hứng và mong chờ,…

2. Thân bài

– Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa:

  • Trên đường đi: thời gian xuất phát, phương tiện di chuyển, thời gian đến nơi,…
  • Lúc đến điểm tham quan: xếp hàng để tham quan, mua vé tham quan,…
  • Trình tự các điểm đến thăm: đền thờ vua An Dương Vương đến đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng.
  • Những hoạt động chính trong chuyến đi: tham gia trò chơi, nghe thuyết trình, xem múa rối nước,…
Tham khảo thêm:   Tiêu chí đánh giá công tác học sinh, sinh viên Thang điểm đánh giá xếp loại rèn luyện học sinh, sinh viên

– Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…)

3. Kết bài

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan, di tích thành Cổ Loa.

Kể lại chuyến đi tham quan Cổ Loa – Mẫu 1

Vào dịp nghỉ hè, tôi được về thăm quê ngoại ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tôi đã có khá nhiều trải nghiệm bổ ích và thú vị.

Chắc hẳn các bạn đã được nghe đến thành Cổ Loa gắn với truyền thuyết về vua An Dương Vương. Tôi đã được chị Hồng – chị họ dẫn đi tham quan nơi đây. Chuyến đi sẽ diễn ra vào ngày thứ bảy. Sáng hôm đó, tôi thức dậy từ rất sớm. Tôi ăn sáng thật nhanh. Vì địa điểm đến thăm là một nơi văn hóa tâm linh nên tôi đã chọn một bộ trang phục gọn gàng, kín đáo. Đúng bảy giờ, chị Hồng lái xe máy đưa tôi đi. Chúng tôi đi mất khoảng mười lăm phút là đến nơi.

Đến nơi, chị Hồng đi gửi xe. Sau đó, chị dắt tôi đi thăm quan từng địa điểm. Từ đền thờ vua An Dương Vương đến đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chị lại kể cho tôi nhiều câu chuyện hấp dẫn.

“Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải qua năm tháng, nẻo đường con đây”

Thành Cổ Loa có giá trị về nhiều mặt. Về quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Về văn hóa, thành Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa – một bằng chứng về sự sáng tạo cũng như trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ.

Tham khảo thêm:   Mẫu tờ khai tổng hợp thuế thu nhập cá nhân

Kết thúc chuyến tham quan, tôi đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Không chỉ vậy, tôi còn thêm yêu mến và tự hào về mảnh đất quê hương xinh đẹp của mình.

Kể lại chuyến đi tham quan Cổ Loa – Mẫu 2

Vừa qua, trường của tôi có tổ chức một chuyến tham quan. Điểm đến của chúng tôi là khu di tích thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Từ sáng sớm, chúng tôi đã tập trung ở trường. Khoảng sáu giờ, xe bắt đầu xuất phát. Chúng tôi di chuyển mất khoảng hơn một tiếng thì đến nơi. Trên đường đi, tôi đã trò chuyện với các bạn. Ai cũng đều háo hức, mong chờ. Khi đến nơi, chúng tôi xuống xe và xếp thành từng hàng. Các lớp sẽ di chuyển lần lượt để vào thăm khu di tích thành Cổ Loa.

Chúng tôi tập trung ở đền thờ An Dương Vương để thắp hương. Sau đó, các lớp lần lượt đến thăm các địa điểm từ đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy) đến am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), rồi đến chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), và cuối cùng là đình Mạch Tràng. Tôi đã được lắng nghe chị hướng dẫn viên giới thiệu về thành Cổ Loa. Đây là một di tích lịch sử lâu đời, gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vào khoảng thế kỷ III TCN, thành Cổ Loa đã được xây dựng dưới thời trị vì của An Dương Vương, do sự chỉ đạo trực tiếp của Cao Lỗ. Nét đặc sắc nổi bật khi nhắc đến thành Cổ Loa là kiến trúc. Theo tương truyền, thành bào gồm chín vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành chỉ có ba vòng. Trong đó, vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền.

Tham khảo thêm:   Giáo án Đạo đức 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm) Giáo án môn Đạo đức lớp 1 (PowerPoint, Word)

Nơi tôi cảm thấy ấn tượng nhất chính là am Mỵ Châu. Khi đến thăm nơi này, tôi đã nhớ lại truyền thuyết kể về công chúa Mỵ Châu và Trọng Thủy. Buổi chiều, chúng tôi còn được chơi một số trò chơi dân gian và xem múa rối nước. Đây là lần đầu tiên tôi được xem nên cảm thấy vô cùng thích thú. Tôi đã quay lại video để về khoe với chị Hà. Sau chuyến đi, tôi đã biết thêm nhiều kiến thức vô cùng bổ ích, có nhiều bức ảnh đẹp cùng với các bạn.

Chuyến đi đã đem lại cho tôi nhiều kiến thức, kỉ niệm đẹp cùng với bạn bè. Tôi mong sẽ có thêm nhiều chuyến tham quan như vậy hơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 8: Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hóa Cổ Loa Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *