Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Củng cố, mở rộng trang 22, vô cùng hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay bên dưới.
Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 22)
Câu 1. Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:
Phương diện so sánh |
Truyện ngụ ngôn |
Tục ngữ |
Loại sáng tác |
Văn học dân gian |
Văn học dân gian |
Nội dung |
Bài học đạo lí, kinh nghiệm sống |
Nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức, ứng xử trong đời sống |
Dung lượng văn bản |
Hình thức tự sự cỡ nhỏ |
Những câu nói ngắn gọn, súc tích. |
Câu 2. Sưu tầm và ghi lại những câu tục ngữ em đã nghe hoặc đọc vào vở hay một cuốn sổ nhỏ (nên chia các câu tục ngữ đó theo nhóm chủ đề).
– Thiên nhiên:
- Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
- Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
– Lao động, sản xuất:
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn.
– Con người:
- Cái răng cái tóc là góc con người
- Người ta là hoa đất
Câu 3. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này.
Mẫu 1
Truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ là những thể loại văn học dân gian giàu giá trị. Ở mỗi thể loại, các tác giả dân gian lại gửi gắm những bài học khác nhau. Nếu truyện ngụ ngôn gửi gắm những bài học, kinh nghiệm sống. Ví dụ như Ếch ngồi đáy giếng phê phán người kiêu ngạo, có tầm nhìn hạn hẹp. Đến các câu tục ngữ lại đưa ra những nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức, ứng xử. Câu “Lá lành đùm lá rách” khuyên răn con người sống phải có lòng yêu thương, chia sẻ. Còn ý nghĩa của thành ngữ được đúc kết từ nghĩa của từng thành tố. Câu “Xấu người đẹp nết” có nghĩa dù ngoại hình xấu xí, nhưng tính cách và tâm hồn đẹp vẫn hơn. Như vậy, những bài học này sẽ giúp mỗi học sinh nhận thức, hoàn thiện bản thân cũng như có thêm kiến thức thực tiễn trong cuộc sống.
Mẫu 2
Truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ là những thể loại văn học dân gian đã đúc kết được kinh nghiệm quý báu từ đời sống. Mỗi thể loại trên đều có những đặc trưng riêng, làm nên giá trị của thể loại đó. Truyện ngụ ngôn gửi gắm những bài học, kinh nghiệm sống. Ví dụ truyện “Ếch ngồi đáy giếng” phê phán người kiêu ngạo, có tầm nhìn hạn hẹp. Hay truyện “Thầy bói xem voi” phê phán người có cái nhìn phiến diện, bảo thủ. Các câu tục ngữ lại đưa ra những nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức, ứng xử. Câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn khuyên nhủ con người sống phải có lòng biết ơn, trọng tình nghĩa. Câu “Tấc đất, tấc vàng” đề cao giá trị của đất đai với con người. Đến thành ngữ lại gửi gắm những đánh giá, nhận định về cuộc sống. Câu “Khỏe như voi” muốn nói về người có sức khỏe. Hoặc câu “Xấu người đẹp nết” muốn đề cao vẻ đẹp tâm hồn, tính cách hơn với vẻ đẹp ngoại hình. Mỗi bài học đến từ truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay thành ngữ sẽ giúp chúng ta học được nhiều điều bổ ích, hoàn thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được
Câu 4. Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ.
Gợi ý: Thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng.
Mẫu 1
Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi. Nó đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết.
Mẫu 2
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi tán gẫu với nhau. Họ phàn nàn rằng không biết hình thù con voi ra sao. Khi nghe nói có người quản tượng đi qua, cả năm chung tiền biếu để được xem voi. Thầy sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy sờ tai bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy sờ chân lại bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Cả năm thầy đều cho rằng mình đúng, không ai nhường ai, thành ra đánh nhau đến toác đầu chảy máu.
Xem thêm: Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 22 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 22 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.