Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 5 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Chuyện người con gái Nam Xương. Nội dung chi tiết được đăng tải sau đây.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Wikihoc.com giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

1. Chuẩn bị

– Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh – năm mất). Người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỉ XVI là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin về quê nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.

– Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền) là tác phẩm được viết bằng chữ Hán.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh được giới thiệu như thế nào?

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2022 - 2023 9 Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa 9 (Có đáp án)

Hướng dẫn giải:

– Vũ Nương tính thùy mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp.

– Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức, con nhà hào phú nhưng không có học

Câu 2. Người vợ muốn nhắn gửi điều gì với chồng qua lời tiễn đưa này?

Hướng dẫn giải:

Người vợ chỉ mong chồng có thể bình yên trở về, không mưu cầu danh lợi.

Câu 3. Tình huống bất ngờ nào xuất hiện?

Hướng dẫn giải:

Trương Sinh đi lính trở về, biết tin mẹ mất liền bế con ra mộ thăm mẹ. Đứa con không chịu nghe lời, ngây thơ hỏi: “Hóa ra ông cũng là cha tôi ư?…”. Trương Sinh nghe vậy thì nghi ngờ là vợ không chung thủy.

Câu 4. Vũ Thị Thiết đã có những lời nói nào khi bị chồng nghi ngờ?

Hướng dẫn giải:

Khẳng định tấm lòng chung thủy: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu… Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót…”

Câu 5. Vũ Nương là ai? Chi tiết nào không có thật?

Vũ Nương là Vũ Thị Thiết

Chi tiết không có thật: “Các nàng tiên trong cung nước thương tôi vô tội, rẽ một đường nước cho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá, còn đâu mà gặp ông.”

Câu 6. Truyện kết thúc như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Trương Sinh làm theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang, rồi thấy Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi Lớp 3 năm 2013 - Trường tiểu học Gia Hòa, Hải Dương Đề thi học sinh giỏi lớp 3

Hướng dẫn giải:

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

Câu 2. Tìm và phân tích các chi tiết mà tác giả đã sáng tạo để khắc hoạ nhân vật Vũ Nương, qua đó, nêu nhận xét, đánh giá của em về số phận, phẩm chất của nhân vật này.

Hướng dẫn giải:

– Chi tiết sáng tạo: khi chồng ra chiến trường, nàng ở nhà hết mực lo lắng cho gia đình: sinh con, chăm sóc mẹ chồng, khi mẹ chồng mất thì lo ma chay chu đáo.

Tham khảo thêm:   Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ Đối với công nghệ thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư

– Vũ Nương là một người vợ đảm đang, hiền thục và hết lòng vì chồng, gia đình nhà chồng.

Câu 3. Chỉ ra biểu hiện và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Hướng dẫn giải:

– Những yếu tố kì ảo:

  • Phan Lang nằm mộng cứu Linh Phi
  • Phan Lang được Linh Phi cứu xuống thủy cung
  • Vũ Nương còn sống và gặp lại Phan Lang dưới thủy cung
  • Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về lúc hiện lúc ẩn.

– Ý nghĩa:

  • Tạo ra một cái kết có hậu hơn cho câu chuyện.
  • Thể hiện niềm cảm thương của nhà văn dành cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
  • Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân: người tốt sẽ được minh oan và đền đáp xứng đáng.

Câu 4. Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chi tiết đời thường ở một đoạn văn cụ thể trong văn bản.

Câu 5. Chủ đề của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là gì

Câu 6. Hãy nêu suy nghĩ của em về một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 5 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *