Giải Sinh 11 bài 6: Hô hấp ở thực vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 38→43.
Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học Hô hấp ở thực vật. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Sinh 11 bài 6Hô hấp ở thực vật Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Dừng lại và suy ngẫm trang 40
Câu hỏi 1
Nêu khái niệm hô hấp ở thực vật và phân tích vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
Gợi ý đáp án
– Khái niệm hô hấp ở thực vật: Hô hấp ở thực vật là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất đơn giản, đồng thời, tạo ra ATP và nhiệt năng.
– Phân tích vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật:
+ Năng lượng (dưới dạng ATP) sinh ra từ hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây như tổng hợp và vận chuyển các chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng,…
+ Nhiệt năng được giải phóng ra trong hô hấp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể thực vật diễn ra một cách bình thường.
+ Các sản phẩm trung gian được tạo ra từ quá trình hô hấp ở thực vật (đường 3 carbon, pyruvate,…) là nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ trong cơ thể như protein, acid béo,…
Câu hỏi 2
Con đường hô hấp hiếu khí và lên men gồm những giai đoạn nào? Nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn là gì?
Gợi ý đáp án
• Con đường hô hấp hiếu khí:
– Gồm 3 giai đoạn: đường phân, oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs, chuỗi truyền electron.
– Nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn:
Giai đoạn |
Đường phân |
Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs |
Chuỗi truyền electron |
Nguyên liệu |
Glucose, ADP, NAD+, Pi |
Pyruvate, ADP, Pi, NAD+, FAD |
NADH, FADH2, ADP, Pi, O2 |
Sản phẩm |
Pyruvate, ATP, NADH |
ATP, NADH, FADH2, CO2 |
ATP, H2O, NAD+, FAD+ |
• Con đường lên men:
– Gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men.
– Nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn:
Giai đoạn |
Đường phân |
Lên men |
Nguyên liệu |
Glucose, ADP, NAD+, Pi |
Pyruvate, ADP, Pi, NAD+, FAD |
Sản phẩm |
Pyruvate, ATP, NADH |
Ethanol hoặc lactate. |
Dừng lại và suy ngẫm trang 41
Câu hỏi 1
Tại sao để hạt nảy mầm cần cung cấp đủ nước?
Gợi ý đáp án
Để hạt nảy mầm cần cung cấp đủ nước vì: Các hạt khô đang ở trạng thái ngủ, nghỉ có hàm lượng nước rất thấp dẫn đến quá trình hô hấp tế bào bị ức chế. Khi hạt được cung cấp đủ nước sẽ kích thích cường độ hô hấp tế bào tăng nhanh, giúp tạo ra vật chất và năng lượng cho sự nảy mầm của hạt.
Câu hỏi 2
Nước, nhiệt độ, hàm lượng O2, CO2 có ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp ở thực vật? Giải thích.
Gợi ý đáp án
Yếu tố |
Ảnh hưởng |
Giải thích |
Nước |
Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước. |
Nước là dung môi, là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời, nước cũng hoạt hóa các enzyme hô hấp và cần thiết cho quá trình thủy phân tạo nguyên liệu trực tiếp cho quá trình hô hấp. Do đó, nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp. |
Nhiệt độ |
Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp cũng tăng. |
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp, từ đó, ảnh hưởng đến cường độ hô hấp: Nhiệt độ thấp kìm hãm hoạt tính của các enzyme hô hấp dẫn đến cường độ hô hấp giảm. Nhiệt độ quá cao làm biến tính enzyme dẫn đến hô hấp bị ngưng trệ. |
Hàm lượng O2 |
Nếu hàm lượng O2 đủ, quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi. Nếu hàm lượng O2 thấp dưới 10%, hô hấp sẽ bị ảnh hưởng; còn dưới 5% thì cây chuyển sang con đường lên men. |
Khí O2 là nguyên liệu của hô hấp nên hàm lượng O2 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp. Khi thiếu O2, các tế bào thực vật sẽ chuyển hóa glucose theo con đường lên men để tạo ra 1 lượng nhỏ năng lượng cho tế bào thực vật sử dụng. Tuy nhiên, con đường này lại tạo ra lactic acid và ethanol, sự tích lũy lactic acid và ethanol ở nồng độ cao sẽ gây chết các tế bào và cơ thể; đồng thời, nếu tình trạng kéo dài, cây cũng không đủ năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống. |
Hàm lượng CO2 |
Hàm lượng CO2 trong không khí cao sẽ ức chế hô hấp hiếu khí, cây chuyển sang con đường lên men. |
Hàm lượng CO2 cao sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi khí dẫn đến ức chế và làm giảm cường độ hô hấp. |
Dừng lại và suy ngẫm trang 42
Câu hỏi 1
Sơ đồ hóa các ứng dụng thực tiễn của quá trình hô hấp ở thực vật. Vì sao điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp có thể kéo dài thời gian bảo quản nông sản và góp phần nâng cao năng suất cây trồng?
Gợi ý đáp án
Sơ đồ hóa các ứng dụng thực tiễn của quá trình hô hấp ở thực vật:
• Điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp có thể kéo dài thời gian bảo quản nông sản vì: Hô hấp phân giải chất hữu cơ của tế bào, làm giảm chất lượng, số lượng của nông sản. Tuy nhiên, nếu ngừng hô hấp thì các tế bào chết dẫn đến nông sản bị hỏng. Do đó, để bảo quản nông sản, cần khống chế cường độ hô hấp tế bào ở mức tối thiểu. Như vậy, có thể điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp (nước, nhiệt độ, CO2, O2) để khống chế cường độ hô hấp ở mức tối thiếu, giúp kéo dài thời gian bảo quản nông sản.
• Điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp có thể góp phần nâng cao năng suất cây trồng vì: Hô hấp tạo ra năng lượng để duy trì nhiệt độ cho cơ thể và sử dụng cho các hoạt động sống của cây, đồng thời, tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác trong cơ thể. Do đó, có thể điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tạo điều kiện cho quá trình hô hấp hiếu khí của cây diễn ra thuận lợi, qua đó, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển, nâng cao năng suất cây trồng.
Câu hỏi 2
Quan sát Hình 6.2, hãy phân tích mối quan hệ giữa 2 quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật.
Gợi ý đáp án
Quang hợp và hô hấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
– Quang hợp tạo ra chất hữu cơ và O2 cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp.
– Ngược lại, sản phẩm của hô hấp lại là nguyên liệu (CO2) cho quang hợp. Ngoài ra, hô hấp còn tạo ra các sản phẩm trung gian làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào rễ, tạo điều kiện cho rễ hút nước, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
Luyện tập và vận dụng trang 43
Câu hỏi 1
Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp của nông sản về mức tối thiểu?
Câu hỏi 2
Giải thích cơ sở khoa học của việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng.
Câu hỏi 3
Hãy nêu các biện pháp bảo quản nông sản mà em biết. Giải thích cơ sở khoa học của việc rau trong siêu thị được bảo quản trong túi nylon đục lỗ và để trong tủ mát.
Câu hỏi 4
Hãy giải thích vai trò của hô hấp đối với sự hút nước và khoáng của cây. Hiểu biết này có ý nghĩa gì trong trồng trọt?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.