Mẫu số 02a: Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm (ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
TÒA ÁN NHÂN DÂN …. (1) Số: …/…LQĐ-BPBĐ (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……….., ngày … tháng ……. năm ……. |
QUYẾT ĐỊNH
BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
TÒA …………………………………...
Với Hội đồng xét xử sơ (phúc) thẩm gồm có: (3)
Thẩm phán – Chủ tọa phiên Tòa: Ông (Bà) ……………………………………………………
(Các) Thẩm phán: Ông (Bà)
Các Hội thẩm nhân dân:
1. Ông (Bà) …………………………………………………………………………………………………
2. Ông (Bà) ………………………………………………………………………………………………..
3. Ông (Bà) ……………………………………………………………………………………………….
Căn cứ vào Điều 120 của Bộ luật Tố tụng dân sự …………………………………….;
Sau khi xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời …………(4) của ……………………………… (5);
Địa chỉ: ……………………………………….. (6) Là………………………(7) trong vụ án ……………………………………..
(8) đối với……………………………………..(9); Địa chỉ: ……………………………………. (l0) Là……………………………………….(11) trong vụ án nói trên;
Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Xét thấy để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Buộc …………………………………………………………………………………………………. (12) phải gửi tài sản bảo đảm (tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá) có giá trị là: …..(13) vào tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng …………………………………….(14) địa chỉ ……………………………………………………………………… (15)
2. Thời hạn thực hiện việc gửi tài sản bảo đảm là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (16) ngày, kể từ ngày …….. tháng ……. năm ……..
3. Ngân hàng ..………………(17) có trách nhiệm nhận vào tài khoản phong tỏa của mình và quản lý theo quy định của pháp luật cho đến khi có quyết định khác của Tòa án xử lý tài sản bảo đảm này.
Nơi nhận: – Người yêu cầu áp dụng biện Thẩm phán – Ngân hàng………………… – Lưu hồ sơ vụ án. |
TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Chủ tọa phiên tòa pháp khẩn cấp tạm thời: |
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 02a:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, Ô thứ hai ghi năm ra quyết đinh (ví dụ: Số 02/2005/QĐ- BPBĐ).
(3) Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì chỉ ghi họ và tên Thẩm phán – Chủ tọa phiên Tòa, bỏ dòng “Thẩm phán; đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ và tên hai Hội thẩm nhân dân, nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ và tên Thẩm phán Chủ tọa phiên Tòa, họ và tên Thẩm phán, họ và tên ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân. Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử phúc thẩm thì ghi họ và tên thẩm phán – Chủ tọa phiên Tòa, họ và tên hai Thẩm phán, bỏ dòng “Các Hội thẩm nhân dân“.
(4) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu (ví dụ: “kê biên tài sản đang tranh chấp” hoặc “phong tỏa tài khoản tại ngân hàng”.
(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(7) và (8) Ghi địa vị pháp lý của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.
(9) và (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(11) Ghi địa vị pháp lý của người bị yêu cẩu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chú ý: Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì không ghi các Mục (7), (8) và (11).
(12) Ghi đầy đủ tên của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(13) Ghi giá trị được tạm tính theo hướng dẫn tại Mục 8 Nghị quyết số 02/2005/NQ- HĐTP ngày 27-4-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(14) và (15) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của Ngân hàng, nơi người phải thực hiện biện pháp bảo đảm gửi tài sản bảo đảm.
(16) Căn cứ vào hướng dẫn tại Mục 9 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27-4-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để ấn định số ngày.
(17) Ghi đầy đủ tên của Ngân hàng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm Dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.