Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 838/QĐ-BYT Hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động cho nhân viên y tế ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 05/4/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định 838/QĐ-BYT hướng dẫn An toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19

Trong đó, các biện pháp dự phòng đối với yếu tố nguy cơ gây mệt mỏi cho nhân viên y tế được hướng dẫn thời gian ca làm việc như sau:

  • Mỗi tuần nên bố trí 5 ca 8 tiếng hoặc 4 ca 10 tiếng, nếu làm 12 giờ/ngày thì phải sắp xếp nhiều ngày nghỉ xen kẽ hơn. Sắp xếp thời gian làm việc ngắn hơn vào ban đêm.
  • Nên tổ chức đổi ca luân phiên theo chiều thuận (sáng đến chiều đến đêm) và có cân nhắc đến nguyện vọng của NVYT, điều kiện địa phương và cơ sở y tế.
  • Nghỉ giải lao: thường xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (cứ sau 1 đến 2 giờ làm việc); cho phép thời gian nghỉ ăn trưa/tối dài hơn.

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 838/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH 838/QĐ-BYT

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn An toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Hướng dẫn này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3;
– Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Công đoàn Y tế Việt Nam (để phối hợp);
– Cổng TTĐT Bộ Y tế; Website Cục QLMTYT;
– Lưu: VT, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

HƯỚNG DẪN

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

(Ban hành kèm theo Quyết định số 838/QĐ-BYT ngày 05 tháng 04 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. SỰ CẦN THIẾT

Chăm sóc sức khỏe là một ngành lao động đặc thù với cường độ cao ở hầu hết các hoạt động trong ngành. Toàn bộ người lao động làm việc trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập (sau đây gọi là nhân viên y tế) phải trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và trực tiếp tham gia xử lý các vụ dịch bệnh truyền nhiễm nên rất dễ bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt hiện nay là dịch bệnh COVID-19. Trong quá trình làm việc nhân viên y tế (NVYT) có thể tiếp xúc với những rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, bị chấn thương và thậm chí tử vong trong bối cảnh ứng phó với đại dịch COVID-19. Những rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm (i) lây nhiễm COVID-19 khi làm việc; (ii) viêm da và căng thẳng nhiệt do phải mặc phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong thời gian dài và trong thời tiết nóng nực; (iii) tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn do tăng tần suất sử dụng; (iv) mệt mỏi kéo dài (v) bị bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử; (vi) bị căng thẳng tâm lý; (vii) đau mỏi cơ xương khớp; (viii) điều kiện công trình vệ sinh, phúc lợi không đầy đủ hoặc không đảm bảo an toàn.

Để giảm thiểu những rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên y tế, cần thực hiện kết hợp đồng bộ các biện pháp toàn diện về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm với các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, quản lý lực lượng nhân viên y tế, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý cho nhân viên y tế. Nếu không thực hiện các biện pháp về an toàn, vệ sinh lao động, tỷ lệ bệnh liên quan đến công việc của nhân viên y tế có thể tăng lên, tỷ lệ nghỉ việc cao, giảm năng suất lao động và giảm chất lượng chăm sóc người bệnh.

Ngày 02/02/2021, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế đã ban hành Hướng dẫn tạm thời: “COVID-19: An toàn và vệ sinh lao động cho nhân viên y tế”. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới chưa xây dựng hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho nhân viên y tế trong ứng phó với đại dịch COVID-19. Do vậy, việc xây dựng hướng dẫn ATVSLĐ cho NVYT trong phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình và điều kiện của Việt Nam là rất quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho NVYT.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Hạnh phúc bỏ rơi em

Hướng dẫn cung cấp các thông tin cần thiết về các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, các hoạt động chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Hướng dẫn này dành cho người sử dụng lao động, cán bộ quản lý cơ sở y tế, nhân viên y tế, người làm an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập nhằm giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, bảo vệ sức khỏe người lao động khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

II. MỤC TIÊU

Hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động để giảm thiểu nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trong phòng, chống dịch COVID-19.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi:

Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19.

2. Đối tượng áp dụng:

– Người sử dụng lao động/cán bộ quản lý cơ sở y tế, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

– Toàn bộ người lao động làm việc trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập (sau đây gọi là nhân viên y tế), làm các nghề, công việc có nguy cơ rủi ro ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 và được phân loại theo quy trình, hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

+ Nhóm 1-Điều tra dịch tễ tại cộng đồng (sau đây gọi là truy vết): là những NVYT thực hiện nhiệm vụ truy vết người nhiễm và nghi nhiễm SARS- CoV-2 tại cộng đồng.

+ Nhóm 2-Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng: là những NVYT lấy mẫu bệnh phẩm tỵ hầu ở người nhiễm và nghi nhiễm SARS- CoV-2 và/hoặc làm xét nghiệm nhanh tại chỗ trong các khu vực lấy mẫu của các cơ sở y tế, khu cách ly tập trung, trên xe xét nghiệm di động, tại cộng đồng/nhà dân…

+ Nhóm 3-Làm xét nghiệm: là những NVYT làm việc tại các phòng xét nghiệm, Khoa vi sinh, Khoa xét nghiệm và làm xét nghiệm tất cả bệnh phẩm (có thể là bệnh phẩm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, bệnh phẩm máu, huyết thanh, vv.) của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.

+ Nhóm 4-Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19 và vận chuyển, xử lý, khâm liệm tử thi, giám định pháp y tử thi, người nhiễm SARS-CoV-2 .

+ Nhóm 5-Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.

+ Nhóm 6-Làm việc tại Trạm Y tế xã/phường/thị trấn lưu động (sau đây gọi tắt là Trạm y tế lưu động): là những NVYT chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và cộng đồng; xét nghiệm COVID-19; tiêm chủng vắc xin phòng, chống COVID-19; truyền thông về COVID-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.

IV. CÁC KHÁI NIỆM/ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ.

Trong phạm vi của Hướng dẫn này, các khái niệm/từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

– Yếu tố tác hại nghề nghiệp là các yếu tố xuất hiện trong quá trình tham gia thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của NVYT.

– Nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19 là khả năng gây ra bệnh tật và chấn thương do tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

– Mức độ nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 phân loại theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

+ Nguy cơ lây nhiễm rất cao: Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm có can thiệp hô hấp, thủ thuật xâm lấn, tạo khí dung; khu xử lý, khâm liệm tử thi; giám định pháp y tử thi người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2.

+ Nguy cơ lây nhiễm cao: Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm không có can thiệp hô hấp, thủ thuật xâm lấn, tạo khí dung; mẫu bệnh phẩm hô hấp xét nghiệm COVID-19.

+ Nguy cơ lây nhiễm trung bình: Có thể tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2.

+ Nguy cơ lây nhiễm thấp: Không tiếp xúc trực tiếp người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2.

– Mức độ nguy cơ rủi ro khác về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19.

+ Nguy cơ rất cao: tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp trong hầu hết thời gian làm việc và có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe.

+ Nguy cơ cao: thường xuyên tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

+ Nguy cơ trung bình: tiếp xúc không thường xuyên với yếu tố tác hại nghề nghiệp và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Nguy cơ thấp: ít tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp và ảnh hưởng ít đến sức khỏe.

V. CÁC NGUY CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19.

1. Các nguy cơ rủi ro chính về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19.

– Lây nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình làm việc;

– Viêm da do phải mặc PTBVCN trong thời gian dài và trong thời tiết nóng nực.

– Căng thẳng nhiệt (say nóng, say nắng) do phải mặc PTBVCN trong thời gian dài và trong thời tiết nóng nực.

– Tiếp xúc với các hóa chất khử khuẩn do tăng tần suất sử dụng;

– Mệt mỏi kéo dài do thời gian làm việc kéo dài, khối lượng công việc lớn, thời gian nghỉ ngơi không đủ, không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Tham khảo thêm:   Tin học 6 Bài 5: Dữ liệu trong máy tính Tin học lớp 6 trang 18 sách Cánh diều

– Bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử, quấy rối tại nơi làm việc.

– Rối loạn sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu, căng thẳng cảm xúc, kiệt sức nghề nghiệp, vv) do căng thẳng tâm lý.

– Đau mỏi cơ xương khớp do nâng nhấc, vận chuyển, chăm sóc bệnh nhân và các vật nặng khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

– Điều kiện công trình vệ sinh phúc lợi không đầy đủ hoặc không đảm bảo an toàn.

2. Tóm tắt mức độ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19 theo nhóm NVYT.

TT

Nhóm NVYT

Lây nhiễm SARS- CoV-2

Nguy cơ bị viêm da

Nguy cơ bị căng thẳng nhiệt

Tiếp xúc với hóa chất khửkhuẩn

Nguy cơ bị mệt mỏi

Bạo lực, quấy rối

Nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần

Nguy cơ bị đau mỏi cơxươngkhớp

Điều kiện công trình vệ sinh phúc lợi không đầy đủ hoặc không an toàn

1.

Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tạicộng đồng

++

++++

++++

++

++++

++++

++++

+++

++++

2.

Nhóm 2-Lấy mẫuXN và XN nhanh tại cộng đồng

+++

++++

++++

++

++++

++++

++++

+++

++++

3.

Nhóm 3-Làm xét nghiệm

+++

++++

+

++++

++++

+

++++

+++

++

4.

Nhóm 4-Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chởbệnh nhânCOVID-19

++++

++++

+++

++++

++++

+++

++++

++++

+++

5.

Nhóm 5-Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tưvấn; khu cách lytập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS- CoV-2.

++

++++

+++

++++

++++

++++

++++

+++

+++

6.

Nhóm 6-Trạm y tế lưu động

+++

++++

++++

++

++++

++++

++++

+++

++++

Ghi chú: Nguy cơ rất cao: (++++); Nguy cơ cao: (+++); Nguy cơ trung bình: (++); Nguy cơ thấp: (+)

VI. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

1. Biện pháp chung:

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19, ngoài các biện pháp theo từng yếu tố nguy cơ cụ thể, các cơ sở y tế cần áp dụng và thực hiện các biện pháp dự phòng chung như sau:

1.1. Xây dựng và thực hiện chương trình ATVSLĐ lồng ghép với chương trình kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể để triển khai thực hiện. Xây dựng các nội quy, quy định về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, sức khỏe và phòng chống lây nhiễm cho NVYT. Quy định yêu cầu người lao động tuân thủ các quy trình chuyên môn, kỹ thuật, thực hành công việc an toàn để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 và lưu ý: vệ sinh tay theo qui trình chuẩn; vệ sinh đường hô hấp; vệ sinh môi trường làm việc và xử lý rác thải y tế; nâng nhấc bệnh nhân, vận chuyển vật nặng an toàn/đúng cách. Quy định cho phép nhân viên ở nhà trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 với các triệu chứng đặc hiệu như sốt, ho, khó thở…;

1.2. Tổ chức công việc hợp lý để kiểm soát giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 bao gồm:

– Bố trí làm việc từ xa, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế từ xa;

– Thay thế những yếu tố rất có hại bằng những yếu tố ít hại hơn như lựa chọn PTBVCN, hóa chất khử khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại cho NVYT.

– Thiết kế khu vực riêng để cách ly bệnh nhân COVID-19; sử dụng rèm, tấm chắn để ngăn cách trong phòng bệnh nhân nếu không gian nhỏ; sử dụng phòng lấy mẫu xét nghiệm; tấm chắn bảo vệ và ngăn cách bằng nhựa trong…

– Bố trí đầy đủ và thuận tiện các công trình vệ sinh phúc lợi phù hợp với NVYT theo qui định. Trang bị đầy đủ vòi nước rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở tất cả các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc/thay PTBVCN, khu vệ sinh, nơi xử lý chất thải…Khuyến khích lắp đặt hệ thống vệ sinh công nghệ ‘không chạm’ tại các khu vệ sinh, công trình phúc lợi.

– Nghiên cứu, thiết kế và thay đổi hệ thống thông gió phù hợp: Lắp đặt hệ thống thông gió áp suất âm chuyên dụng trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19, khi thực hiện các thủ thuật y tế tạo khí dung và trong dãy phòng khám nghiệm tử thi chuyên dụng trong nhà xác; Lắp đặt hệ thống lọc khí hiệu suất cao (HEPA) trong các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Tăng cường tối đa thông khí tự nhiên bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào.

– Sử dụng hệ thống rô bốt để vận chuyển thuốc, thức ăn và vệ sinh khử khuẩn…

– Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ giải lao cho NVYT khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc trong môi trường nóng; giảm căng thẳng và mệt mỏi cho NVYT bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển NVYT từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn, vv.

1.3. Nhận diện các yếu tố có hại, đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19. Quan trắc các yếu tố có hại theo đúng quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

1.4. Tổ chức huấn luyện cho NVYT về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2; cách sử dụng hóa chất khử khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; sức khỏe tâm thần, phòng ngừa bạo hành, kỳ thị, mệt mỏi, căng thẳng tâm lý, đau mỏi cơ xương khớp và các bệnh do căng thẳng nhiệt (say nóng, say nắng) gây ra; mặc, cởi, làm sạch, cất giữ, thải bỏ PTBVCN đúng cách và đảm bảo an toàn…

Tham khảo thêm:   Tin học lớp 3 Bài 1: Làm việc theo từng bước Giải Tin học lớp 3 trang 62, 63 sách Cánh diều

1.5. Cung cấp và trang bị đầy đủ PTBVCN cho nhân viên y tế, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và đúng chủng loại để phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 28/8/2021, các quy định hiện hành của Bộ Y tế và phòng ngừa tác hại của các hóa chất khử khuẩn theo hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất của nhà sản xuất. Các loại PTBVCN phải đảm bảo các yêu cầu sau: Được lựa chọn dựa trên yếu tố nguy cơ đối với NVYT. Được trang bị đúng cách và được trang bị lại định kỳ, nếu có. Được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế, nếu cần thiết. Được mặc, cởi, làm sạch, cất giữ, thải bỏ hoặc tiêu hủy đúng cách và đảm bảo an toàn theo quy định, phân loại và xử lý rác thải nguy hại để tránh lây nhiễm cho bản thân, người khác và ô nhiễm môi trường.

1.6. Bố trí NVYT đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế để tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19. Sàng lọc và xét nghiệm SARS-CoV-2 cho NVYT theo quy định của Bộ Y tế. Tiêm phòng vắc xin cho NVYT trước khi tham gia hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và phòng các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp khác như viêm gan B, bệnh lao nghề nghiệp,…Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NVYT theo quy định hiện hành, đặc biệt NVYT có nguy cơ cao phơi nhiễm SARS-CoV-2 và các nguy cơ nghề nghiệp khác.

1.7. Đảm bảo NVYT được chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ, tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2, bị bạo hành, quấy rối hoặc có các rối loạn về sức khỏe tâm thần (căng thẳng, lo âu, trầm cảm, vv.), bị bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Báo cáo, điều tra, lập hồ sơ các trường hợp phơi nhiễm SARS-CoV-2, các vụ bạo hành, quấy rối tại nơi làm việc và đưa ra các biện pháp dự phòng;

1.8. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách bảo hộ lao động cho NVYT khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của pháp luật hiện hành (chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; phụ cấp độc hại nguy hiểm; phụ cấp phòng chống dịch; bồi dưỡng bằng hiện vật đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm; trang bị PTBVCN…).

1.9. Thường xuyên cập nhật, tuyên truyền, phổ biến các hướng dẫn về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

1.10. Tăng cường thực hiện các hoạt động nâng cao sức khỏe cho NVYT tại nơi làm việc (dinh dưỡng, thể dục, thể thao, lối sống lành mạnh, vv).

2. Các biện pháp dự phòng theo nguy cơ.

Ngoài các biện pháp dự phòng chung, các biện pháp dự phòng cụ thể nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động cho 06 nhóm nhân viên y tế tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 được mô tả chi tiết tại Phụ lục 1.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Người sử dụng lao động/Lãnh đạo cơ sở y tế:

a) Lập kế hoạch, bố trí nhân lực và kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện Hướng dẫn;

b) Thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cần thiết để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ cho NVYT trong phòng, chống dịch COVID-19;

c) Thường xuyên tự kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Hướng dẫn theo Phụ lục 2 cũng như có phương án để khắc phục các tồn tại nếu có. d) Báo cáo kết quả triển khai thực hiện khi có yêu cầu.

2. Nhân viên y tế trong các cơ sở y tế (Người lao động)

a) Chấp hành nghiêm các quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về ATVSLĐ chung và ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 do người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong phòng, chống dịch COVID-19; sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.

c) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong phòng, chống dịch COVID-19; Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện có các yếu tố nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong phòng, chống dịch COVID-19, hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

d) Phải tham gia đầy đủ các khóa tập huấn về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 do người sử dụng lao động tổ chức;

e) Tự đánh giá thực hiện các biện pháp ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 theo Phụ lục 3.

…………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Quyết định 838

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 838/QĐ-BYT Hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động cho nhân viên y tế của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *