Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 295/2013/QĐ-UBND Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 295/2013/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Thông tri 18-TT/TU thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

————-
Số: 295/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 01 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG TRI SỐ 18-TT/TU NGÀY 07 THÁNG 12 NĂM 2012 CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;

Căn cứ Quyết định số 1586/CĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 42-KH/ĐU ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Đảng ủy Công an Trung ương về tổ chức phổ biến quán triệt triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Căn cứ Thông tri số 18-TT/TU ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Xét đề nghị của Ban An toàn giao thông tại Tờ trình số 452/TTr-BATGT ngày 27 tháng 12 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tri số 18-TT/TU ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Thủ trưởng các Sở – ban – ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện có hiệu quả ở địa bàn, phạm vi phụ trách.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Ban An toàn giao thông thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các Sở – ban – ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Hữu Tín

KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG TRI SỐ 18-TT/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 42-KH/ĐUCA ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức phổ biến, quán triệt triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư; Thông tri số 18-TT/TV ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về “tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”; Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thành phố, nhất là người đứng đầu chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông; thường xuyên thực hiện, toàn diện, đồng bộ các chủ trương, giải pháp nhằm không để xảy ra ùn tắc giao thông trên 30 phút trên địa bàn thành phố; kéo giảm 10% trên cả 3 mặt về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa so với năm liền kề trước đó theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy và Nghị quyết kỳ họp lần thứ 7 Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII.

2. Xây dựng các lực lượng tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động được phân công, phân cấp; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (từ ngân sách, xã hội hóa, hợp tác quốc tế…) hỗ trợ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo hướng đẩy mạnh việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông công cộng phù hợp với điều kiện phát triển của thành phố, có trình độ tiên tiến, văn minh, không để xảy ra tình trạng công trình chưa đưa vào sử dụng đã lạc hậu.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.

Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông là yêu cầu nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các cấp, các ngành; phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trịvà sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân. Trên cơ sở đó, các cấp ủy Đảng phải tập trung đẩy mạnh chỉ đạo đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các đơn vị chức năng và thực hiện phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể liên quan.

2. Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, mang lại hiệu quả cao; phải được thực hiện đến từng công chức, viên chức, công nhân, nhân dân lao động, sinh viên, học sinh; đi sâu vào từng khu dân cư, hộ gia đình; kể cả hình thức huy động xã hội hóa trong tổ chức thực hiện.

Các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông thành phố, các Sở – ban – ngành, Ủy ban nhân dân các quận-huyện phải chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cùng cấp trong thực hiện; việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông được xem là một tiêu chí đánh giá chất lượng của tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và cũng là tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên; kịp thời khen thưởng, biểu dương các cá nhân, đơn vị làm tốt, phê bình đối với những đơn vị làm chưa tốt, lên án các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật trật tự an toàn giao thông.

2.1. Ban Tuyên giáo Thành ủy: với vai trò thành viên Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể chính trị – xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung chỉ đạo của Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư; Thông tri số 18-TT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy gắn với thực hiện Chương trình hành động số 12-CTrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy, Kết luận số 46-KL/TU ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh thực hiện Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015 và Chương trình số 27-CTrHĐ/TU của Thành ủy ngày 03 tháng 8 năm 2012 thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố; tuyên truyền về pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Chỉ đạo, định hướng các báo, đài để tiếp tục duy trì, tăng số lượng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sinh động và công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tất cả các loại hình báo chí (báo in, báo hình, báo nói, báo mạng) đúng đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, văn hóa giao thông nhằm huy động sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân cách làm hay, thiết thực, cũng như phê phán các biểu hiện thiếu trách nhiệm, cách làm hình thức, kém hiệu quả.

2.2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể: phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban An toàn giao thông thành phố và các cơ quan thành viên có liên quan thường xuyên triển khai phổ biến, tuyên truyền, sơ, tổng kết công tác trật tự an toàn giao thông, nếp sống văn minh đô thị, ý thức về văn hóa giao thông và trách nhiệm của công dân khi tham gia giao thông.

Trên cơ sở thực hiện các mô hình hay, các hoạt động phong trào thiết thực có sức lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng dân cư trong thời gian qua, cần phải được phát huy và thường xuyên tổ chức thực hiện, nhân rộng phong trào “3 không: không lái xe khi đã uống rượu, bia; không chạy xe vào đường cấm, lấn tuyến vượt ẩu; không chạy xe quá tốc độ quy định” và “3 có: có đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; có bằng lái xe; có ý thức tham gia các hoạt động tự quản về an toàn giao thông”.

Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội thảo, tọa đàm, văn nghệ, tiểu phẩm, kịch ngắn, diễn đàn tư vấn, phiên tòa giả định… có liên quan trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa; về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hệ thống chính trị.

Đồng thời, tiếp tục lồng ghép cuộc vận động thực hiện “10 điều quy ước văn minh đường phố” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong việc thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào sinh hoạt định kỳ của từng đoàn thể chính trị – xã hội và trong sinh hoạt tổ dân phố.

2.3. Ban An toàn giao thông thành phố: chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và chủ trì phối hợp với các Sở, ngành thành viên, cơ quan chức năng liên quan, cơ quan thông tấn, báo đài triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, về nếp sống của người dân đô thị, trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với xã hội, tập trung xây dựng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông và xây dựng ý thức giao tiếp, ứng xử văn minh nơi công cộng…

Coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng tần suất tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức cuộc vận động xây dựng “Nếp văn hóa giao thông” và “Văn minh đô thị”. Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động cán bộ công chức, viên chức, sinh viên, học sinh và nhân dân thành phố hạn chế sử dụng xe gắn máy cá nhân, tích cực hưởng ứng chủ trương của thành phố trong việc đi lại bằng các loại phương tiện giao thông công cộng, xe đạp và đi bộ.

2.4. Sở Giáo dục và Đào tạo: phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục về pháp luật giao thông trong trường học. Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể, chính trị – xã hội trong việc giáo dục, nhắc nhở học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông;

Tuyên truyền, phát động các hoạt động, phong trào về giữ gìn trật tự an toàn giao thông, vệ sinh công cộng trước các cổng trường; vận động học sinh, sinh viên đi học bằng xe buýt, xe đạp hoặc đi bộ;

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ, nếp sống văn minh đô thị, ý thức vệ sinh công cộng…trong hệ thống nhà trường;

Đề xuất biểu dương các đơn vị thực hiện tốt, kịp thời phê bình và có hình thức xử lý đối với các đơn vị yếu kém; đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông thành tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của học sinh, sinh viên vào cuối năm học.

2.5. Ủy ban nhân dân các quận – huyện: thường xuyên chỉ đạo Ban An toàn giao thông quận-huyện đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị; giáo dục ý thức trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng;

Tổ chức sắp xếp, vận động nhân dân gìn giữ trật tự đường phố, kiên quyết xử lý tình trạng buôn bán lấn chiếm trái phép lòng lề đường; xây dựng mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên về an toàn giao thông ở cấp cơ sở nhằm đầy mạnh tuyên truyền kết hợp triển khai các buổi ra quân theo các chủ đề cụ thể như: “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày đường phố không rác”… để hưởng ứng “Năm An toàn giao thông”, “Tháng An toàn giao thông” và “Tuần An toàn giao thông” được tổ chức hàng năm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về định hướng Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Tổ chức phát động trong đoàn viên, hội viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, nhất là đối với tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức sinh hoạt, xây dựng và hướng dẫn thanh niên ý thức trách nhiệm công dân, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, ý thức cư xử đúng mực khi tham gia giao thông; phát huy vai trò nòng cốt của đoàn viên, hội viên trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật giao thông, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, ứng xử nơi công cộng.

2.6. Sở Giao thông vận tải: tiếp tục phối hợp các đơn vị chức năng triển khai tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ; Hội thi lái xe an toàn. Tăng cường chất lượng đào tạo, sát hạch cấp phép lái xe trên địa bàn thành phố, áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền bằng hình ảnh, xử lý tình huống trên đường, thể hiện ý thức và hành vi tốt khi tham gia giao thông,…

Đẩy mạnh tuyên truyền và phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tập huấn kiến thức pháp luật giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho lái phụ xe và nhân viên phục vụ trên xe.

Phối hợp với Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố vận động công nhân tích cực hưởng ứng đi làm bằng phương tiện xe buýt, không điều khiển lưu thông ngược chiều, không mua bán lấn chiếm lòng đường, lề đường trước cổng doanh nghiệp, nhà máy.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 295/2013/QĐ-UBND Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Mẫu C10-TS: Biên bản hủy sổ BHXH, BHYT Mẫu C10-TS ban hành kèm Quyết định 595/QĐ-BHXH

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *