Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH Quy định về chuyển đổi công tác với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 29/12/2020, Bộ LĐTBXH ban hành Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2020 về danh mục vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Theo đó, Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành LĐTBXH gồm:

– Thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (02 vị trí)

  • Thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng, báo cáo đưa người đi làm việc ở nước ngoài; hồ sơ cấp, đổi, cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Thẩm định hồ sơ cấp, đổi, cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoái.

– Thẩm định hồ sơ thành lập các trường cao đẳng, trung cấp; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: phân bổ chỉ tiêu, kinh phí giáo dục nghề nghiệp (06 vị trí)

  • Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ về đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng, trung cấp, phân hiệu của các trường cao đẳng, trung cấp.
  • Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
  • Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc hủy bỏ, thu hồi thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
  • Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
  • Lập phân bổ kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp.

Thẩm định hồ sơ người có công; phê duyệt, cấp phát kinh phí ưu đãi đối với người có công (03 vị trí)

  • Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ giám định, giám định lại thương tật, hồ sơ xác nhận các đối tượng người có công, hồ sơ cấp lại, đổi bằng Tổ quốc ghi công.
  • Tiếp nhận, thẩm định giải quyết trợ cấp, phụ cấp và các chế độ khác đối với người có công.
  • Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đưa thương binh, bệnh binh và đối tượng người có công khác vào, ra các cơ sở điều dưỡng người có công.
  • ……………

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 1615/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH 1615/QĐ-LĐTBXH

VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHÔNG GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ĐỊNH KỲ CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THUỘC NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ DANH MỤC NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN KHÔNG ĐƯỢC THÀNH LẬP, GIỮ CHỨC DANH, CHỨC VỤ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN, CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY HỢP DANH, HỢP TÁC XÃ SAU KHI THÔI GIỮ CHỨC VỤ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Tham khảo thêm:   Mẫu biên bản họp ban chấp hành công đoàn cơ sở Biên bản họp ban chấp hành công đoàn cơ sở

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Người có chức vụ quyền hạn sau khi thôi giữ chức vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng, báo cáo đưa người đi làm việc ở nước ngoài; hồ sơ cấp, đổi, cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

b) Thẩm định hồ sơ cấp, đổi, cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoái.

2. Thẩm định hồ sơ thành lập các trường cao đẳng, trung cấp; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: phân bổ chỉ tiêu, kinh phí giáo dục nghề nghiệp

a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ về đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng, trung cấp, phân hiệu của các trường cao đẳng, trung cấp.

b) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

d) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc hủy bỏ, thu hồi thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

d) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

e) Lập phân bổ kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp.

3. Thẩm định hồ sơ người có công; phê duyệt, cấp phát kinh phí ưu đãi đối với người có công:

a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ giám định, giám định lại thương tật, hồ sơ xác nhận các đối tượng người có công, hồ sơ cấp lại, đổi bằng Tổ quốc ghi công.

b) Tiếp nhận, thẩm định giải quyết trợ cấp, phụ cấp và các chế độ khác đối với người có công.

c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đưa thương binh, bệnh binh và đối tượng người có công khác vào, ra các cơ sở điều dưỡng người có công.

4. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn

a) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

b) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra chất lượng các sản phẩm hàng hóa đặc thù thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

d) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ kiểm định viên, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

5. Thẩm định và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm:   Cách lấy Fox Lamp trong Blox Fruits

b) Thẩm định cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho các doanh nghiệp.

Điều 3. Danh mục các vị trí người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ

1. Thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Thẩm định hồ sơ thành lập các trường cao đẳng, trung cấp; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phân bổ chỉ tiêu, kinh phí giáo dục nghề nghiệp.

3. Thẩm định hồ sơ người có công; phê duyệt, cấp phát kinh phí ưu đãi đối với người có công.

4. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn.

5. Thẩm định và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 4. Thời hạn thực hiện

1. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là từ đủ 02 năm đến 05 năm.

2. Thời hạn mà người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ là 02 năm (đủ 24 tháng).

Điều 5. Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.

2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn. nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức.

Điều 6. Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác

1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và của địa phương.

2. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ.

Điều 7. Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác

1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.

2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.

3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.

4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.

Điều 8. Chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt

1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit 5: Communication and Culture Soạn Anh 12 trang 66

2. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

a) Hàng năm, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ vào Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ, lãnh đạo quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 2 Quyết định này và danh mục theo Luật Phòng, chống tham nhũng, các quy định của các Bộ, ngành liên quan để xây dựng, ban hành và công khai Kế hoạch thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của năm liền kề và gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12.

b) Tổng hợp danh sách người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ và gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

2. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ

a) Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp theo dõi việc thực hiện Kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của các đơn vị thuộc Bộ, ngành; danh sách người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ.

b) Tổng hợp ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong quá trình thực hiện; đề xuất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

Điều 10. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 1817/QĐ-LĐTBXH ngày 18/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 11. Chánh Văn phòng Bộ. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu tổ chức, đơn vị và công chức, viên chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 10:
– Văn phòng Chính phủ;
– Thanh tra Chính phủ:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Cơ quan TW của Đảng, các đoàn thể;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Lưu: VT, Vụ TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH Quy định về chuyển đổi công tác với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *